Bài Thuốc / công dụng Thìa canh và các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Thông tin về Bài Thìa canh và các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường được cập nhật lúc 2022-08-09 18:25:15 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Thìa canh là loại cây thân thảo dạng dây leo cao 6-10m. Dây thìa canh được ghi nhận có tác dụng gián tiếp lên sự tiết Insulin của tuỵ tạng vì vậy thường dùng để điều trị đái tháo đường. Cùng tìm hiểu về thìa canh và các sản phẩm chiết xuất từ thìa canh để hiểu rõ hơn tác dụng điều trị tiểu đường của loài cây này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm sinh học của cây thìa canh
Nguồn gốc
Dây thìa canh có xuất xứ từ rừng nhiệt đới thuộc miền Nam và Trung Ấn Độ. Được tìm thấy ở Việt Nam 2006 ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Đặc điểm sinh học
Dây thìa canh hay còn gọi là Muôi, Loã ti rừng. Thuộc chị Loã ti họ Trúc đào.
Dây thìa canh có thể có chiều dài đến 10m. Cây có nhựa mủ màu trắng. Thân cây chia thành từng lóng dài từ 8 – 12cm, đường kính thân cây mảnh và nhỏ, chỉ khoảng 3mm và có lỗ bì thưa. Lá dây thìa canh có phiến hình trứng ngược hoặc bầu dục với chiều rộng 2,5 – 5 cm và dài 6 – 7 cm. Đầu lá nhọn có mũi và gân phụ 4 – 6 cặp. Gân có thể thấy rõ ở mặt dưới và nhăn lúc khô. Cuống lá dây thìa canh dài 5 – 8 mm. Cây có hoa nhỏ, xếp thành xim dạng tán ở nách lá và có màu vàng. Đài có lông mịn và rìa lông, tràng không lông ở mặt ngoài, còn tràng phụ 5 răng. Hạt thìa canh dài khoảng 5.5 cm, dẹp và có lông mào dài khoảng 3cm. Khi quả chín rụng thì vỏ tách đôi, có hình dáng giống như chiếc thìa.
Hình ảnh Thìa canh
Thành phần có trong thìa canh
Thành phần hóa học có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh là hoạt chất GS4 với tên khoa học là Gymnema Sylvestre bao gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic và một số hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid với tác dụng kích thích sản sinh và tái tạo tế bào Beta trong đảo Langerhans của tuyến tụy giúp tăng tiết insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột non do có cấu trúc phân tử gần giống glucose gây cạnh tranh với glucose, ức chế gan tái tạo glucose từ glucogen vào máu.
Ngoài ra, cây còn chứa các thành phần khác như acid tartaric, acid formic, acid butyric, lupeol, anthraquinone, hentri-acontane, pentatriacontane, α và β- chlorophylls, phytin, resins, d-quercitol, peptid Gumarin ( ngăn sự hấp thu một phần nhỏ glucose ở lưỡi và tác động vùng dưới đồi gây mất cảm giác vị giác với vị đắng, ngọt).
Dịch chiết cây cũng cho thấy có thành phần alcaloid có tác dụng giảm đau và làm dịu
Thìa canh có thực sự tốt ?
Tác dụng của thìa canh với bệnh đái tháo đường
Từ hơn 2000 năm về trước, tại Ấn Độ người ta đã biết dùng dây thìa canh để chữa bệnh tiểu đường mà sử sách Ấn ghi lại là bệnh “nước tiểu ngọt như mật”. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học thế giới như nghiên cứu của khoa Dược, Viện Khoa học Y khoa Hind – Mau – Ataria – Sitapur – Uttar Pradesh – Ấn Độ và giáo sư của Khoa Dược – Đại học Y King George – Lucknow – Uttar Pradesh – Ấn Độ cũng như ở Việt Nam như tạp chí Dược học- Bộ Y Tế số 391 đã chứng minh hoạt chất chính trong dây thìa canh là gymnemic acid và peptide Gumarin có tác dụng đối với đái tháo đường như sau:
Tác dụng được kể đến đầu tiên chính là khi bệnh nhân sử dụng dây thìa canh đa số sẽ mất cảm giác vị đắng và ngọt nhờ peptide Gumarin có trong dây thìa canh tác động vào vùng dưới đồi. Qua đó giúp giảm hứng thú của bệnh nhân đối với những thực phẩm có vị ngọt chứa nhiều đường góp phần ổn định lượng đường huyết.
Kích thích sản sinh và tái tạo tế bào Beta trong đảo Langerhans của tuyến tụy giúp tăng tiết insulin cũng như tăng cường hoạt lực của insulin góp phần ổn định đường huyết trong cơ thể.
Ức chế sự hấp thu glucose của các tế bào biểu mô đoạn cuối hỗng tràng qua đó làm giảm lượng đường trong máu.
Làm tăng hoạt tính của men hấp thu và tăng việc sử dụng đường ở các mô cơ quan.
Tăng chuyển glucose thành glucogen dự trữ ở gan và cơ cũng như giảm quá trình thoái hoá glucogen dự trữ ở gan thành glucose ra ngoài máu.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dùng dây thìa canh 1 cách hợp lý trong vòng 3-6 tháng sẽ cho hiệu quả ổn định HbA1C rõ rệt.
Tác dụng của thìa canh
Các tác dụng khác của thìa canh
Ngoài tác dụng ổn định đường huyết trong bệnh đái tháo đường thì thìa canh còn được ứng dụng trong việc chữa và ngăn ngừa một số bệnh về chuyển hoá và miễn dịch như sau:
Điều hòa miễn dịch: Rễ dây thìa canh nhờ tác dụng điều hoà miễn dịch mà có thể sử dụng để chữa viêm mạch máu, trĩ, đắp lên vết thương trị một số loài rắn độc cắn hoặc làm lành các vết thương do hay đạn. Mặt khác, lá cây còn được dùng làm thuốc tiêu hóa nhờ vào tính mát và tán thành bột chống độc.
Tinh chất Gymnemic có trong thìa canh ngoài ổn định đường huyết ra còn có tác dụng làm tăng chuyển hoá lipid, tăng đào thải cholesterol, triglyceride, LDL- C qua đường phân qua đó làm giảm mỡ máu, việc giảm mỡ máu có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa được tình trạng xơ vữa mạch máu qua đó giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, bệnh động mạch cảnh và động mạch ngoại biên đặc biệt là bệnh tăng huyết áp. Ngoài ra dùng thìa canh để sắc uống trong thời gian dài khoảng trên 1 tháng sẽ thấy rõ rệt tác dụng chống béo phì, giúp giảm cân hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng thìa canh
Định lượng sử dụng dây thìa canh trong 1 ngày là khoảng: 30g/ngày. Khi sử dụng ta không nên dùng quá 50gram/ngày vì có thể gây hạ áp và hạ đường huyết quá mức khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thậm chí là vã mồ hôi lạnh, li bì, hôn mê.
Không tự ý hái dây thìa canh trên rừng nếu không phải là người có kiến thức và thường xuyên tiếp xúc vì dây thìa canh thuộc họ dây leo và rất giống với các loại dây leo khác nên rất dễ nhầm lẫn. Theo các nhà khoa học thì có đến 3000 loài cây có hình dáng tương tự với dây thìa canh. Để nhận biết chính xác dây thìa canh thì có thể nhai sống lá tươi sau đó nếm một ít đồ ngọt. Nếu không cảm nhận được vị ngọt thì đó là thìa canh chuẩn.
Không sử dụng với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong dây thìa canh.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng vì chưa có bất cứ nghiên cứu nào về tính an toàn của thìa canh trên những đối tượng này.
Dây thìa canh có tính mát nên với bệnh nhân đang bị tiêu chảy thì không được sử dụng vì sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.
Không dùng nước nấu từ dây thìa canh qua đêm ở nhiệt độ phòng.
Không sử dụng những loại dây khô đã quá hạn và nên chọn dây thìa canh từ những cơ sở kinh doanh dây thìa canh uy tín cao;
Luôn tham khảo qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa mình đang điều trị trước khi sử dụng dây thìa canh vì trong quá trình dùng sẽ có những thành phần kích ứng với thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Sử dụng thìa canh như thế nào cho hiệu quả?
Chế biến trực tiếp
Hãm nước uống
Chuẩn bị: 1 bình giữ nhiệt hoặc ấm tích pha trà, 1 bình thủy chứa 1.5 lít nước sôi, 30g dây thìa canh khô hoặc 100g lá dây thìa canh tươi.
Cách pha: Lấy 30g dây thìa canh hoặc 100g lá dây thìa canh tươi đem rửa sạch, vẩy cho hết nước. Sau đó cho dây thìa canh đã rửa vào bình giữ nhiệt hoặc ấm tích, có thể vò cho lá thìa canh nát ra. Chế khoảng 500ml nước sôi vào bình hãm và đổ đi để làm sạch dây thìa canh thêm cũng như loại bỏ nước lạnh còn sót lại. Sau đó cho 1 lít nước sôi vào bình hãm rồi đậy kín lại ủ khoảng 30 phút là có thể dùng được. Thường ta dùng nước dây thìa canh sau ăn 30 phút là hiệu quả nhất và chỉ dùng trong ngày chứ không để qua ngày nếu để nhiệt độ phòng.
Ưu điểm: cách chế biến đơn giản, dễ làm, đỡ tốn thời gian.
Nhược điểm: không thể lấy hết được tinh chất bên trong của dây thìa canh. Vẫn có nguy cơ nhiễm giun sán nếu dây thìa canh bị nhiễm giun sán.
Đun uống
Chuẩn bị: 01 nồi để đun, 1.5 lít nước sạch, 30g dây thìa canh phơi khô hoặc 100g lá dây thìa canh tươi.
.Cách làm: dây thìa canh đem rửa sạch dưới vòi nước, vẩy cho sạch nước, sau đó ta cho dây thìa canh vào nồi rồi chế 1.5 lít nước sạch vào. Đun đến khi sôi, vặn nhỏ lửa lại và duy trì thêm khoảng 15 phút là có thể tắt bếp. Vớt xác dây thìa canh ra là có thể dùng được. Nước sắc dây thìa canh chia ra uống trong ngày, dùng sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút. Có thể để nguội rồi bỏ tử lạnh uống mát.
Ưu điểm: lấy được hết tinh chất bên trong dây thìa canh. Tránh được nguy cơ nhiễm giun sán.
Nhược điểm: phải mất nhiều thời và công sức chế biến.
Cách sử dụng thìa canh hiệu quả
Các thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thìa canh
Từ khi dây thìa canh được mọi người biết đến với tác dụng hạ đường huyết, hạ mỡ máu, hỗ trợ giảm cân thì trên thị trường có rất nhiều thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thìa canh. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng tốt, ta phải lựa chọn những sản phẩm uy tín được Bộ y tế cấp phép như: Viên cao dây thìa canh KinhKao, cao dây thìa canh chuẩn hóa Mamigo, viên tiểu đường nano dây thìa canh MPsuno, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Diabetna, thuốc viên dây thìa canh Hồ Gia ,…
The post Thìa canh và các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường appeared first on Thầy Thuốc Việt Nam.
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Thìa canh và các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường
– Sau đây là thông tin về Thìa canh và các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật