Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Ai dễ mắc phải suy tim hậu Covid và phòng ngừa như thế nào?

Bài Thuốc / công dụng Ai dễ mắc phải suy tim hậu Covid và phòng ngừa như thế nào?


Thông tin về Bài Ai dễ mắc phải suy tim hậu Covid và phòng ngừa như thế nào? được cập nhật lúc 2022-06-14 11:16:39 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Tăng huyết ápNhồi máu cơ timTai biến mạch máu nãoSuy timTắc động mạch chi dướiHuyết áp thấpViêm cơ timRối loạn nhịp timThiếu máu cơ timBệnh mạch vànhBệnh van tim


Ai dễ mắc phải suy tim hậu Covid và phòng ngừa như thế nào?


14/06/2022


Những Nội Dung Cần Lưu ÝTỷ lệ người bệnh hậu Covid gặp di chứng suy timTại sao người bệnh Covid dễ bị suy tim?Cơ chế gián tiếpCơ chế trực tiếpTriệu chứng cảnh báo suy tim hậu CovidKhó thởMệt mỏiHoPhù hoặc sưng mắt cá chânChẩn đoán suy tim hậu Covid như thế nào?Triệu chứng lâm sàngSuy tim tráiSuy tim phảiSuy tim toàn bộCận lâm sàngCách phòng ngừa suy tim hậu covid bạn cần biết

Tỷ lệ người bệnh hậu Covid gặp di chứng suy tim

Hiện nay, sau hơn hai năm đại dịch covid diễn ra thì các vấn đề sức khỏe hậu covid đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm hơn cả. Các vấn đề tim mạch hậu covid như suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim là những mối quan tâm hàng đầu. Suy tim là tình trạng chức năng tim bị suy giảm không cung cấp đủ máu cho các hoạt động của cơ thể. Suy tim được coi là kết quả cuối cùng của hầu hết các vấn đề tim mạch. Người bị suy tim trong thời gian dài không được điều trị đứng trước nguy cơ tử vong rất cao do tình trạng loạn nhịp tim và các đợt suy tim mất bù. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại hệ thống chăm sóc sức khỏe VA St.Louis và đại học Washington trên hơn 11 triệu người cho thấy nguy cơ mắc suy tim tăng 72% ở bệnh nhân covid-19 trong vòng một năm sau khi mắc bệnh. Một nghiên cứu khác tại New York trên 3000 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, tỷ lệ mắc suy tim là 10,1%. Kết quả từ nghiên cứu của Masataka Nishiga và cộng sự xác định tỷ lệ gặp biến chứng suy tim ở người bệnh hậu covid là 24%. Di chứng suy tim hậu covid có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng thường gặp hơn ở những người có sẵn các bệnh lý tim mạch khác. 

Suy tim hậu covid

Tại sao người bệnh Covid dễ bị suy tim?

Nguyên nhân gây suy tim ở bệnh nhân covid hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Nhìn chung, cơ chế gây suy tim ở người bệnh covid được mô tả theo hai cơ chế sau:

Cơ chế gián tiếp

Đầu tiên, covid-19 gây ra những phản ứng viêm đặc hiệu. Trong tuần đầu tiên, covid-19 có thể gây ra cơn bão cytokine có vai trò quan trọng gây tổn thương cơ tim. Việc giải phóng các yếu tố tiền viêm như TNF và IL-1β làm rối loạn hoạt động của kênh canxi và quá trình sản xuất oxit nitric gây suy nhược tế bào cơ tim. Cơn bão cytokine cũng được cho là nguyên nhân gây suy tim cấp tính bằng cách kích hoạt viêm và gây stress oxy hóa.

Thứ hai, các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị covid cũng có thể gây tổn thương cơ tim. Ví dụ như hydroxychloroquine ban đầu được đề xuất là loại thuốc hiệu quả để điều trị covid-19. Trong khi đó hydroxychloroquine rất độc với tim mạch vì có thể gây rối loạn nhịp tim và suy tim. Tương tự, azithromycin ban đầu được khuyến cáo cho bệnh nhân covid-19 có thể làm tăng biến cố tim mạch, đặc biệt là khi kết hợp với hydroxychloroquine . Một số loại thuốc kháng virus khác cũng gây rối loạn chức năng ti thể và độc cho tim.

Cơ chế trực tiếp

Enzyme chuyển angiotensin 2(ACE2) là chìa khóa nhiễm trùng của SARS-CoV-2 trên hệ thống tim mạch. ACE2 là protein xuyên màng có ở các tế bào cơ tim và nhiều cơ quan khác. Virus SARS-CoV-2 được phát hiện có khả năng lây nhiễm trực tiếp vào các tế bào cơ tim thông qua ACE2 làm giảm sức co bóp của tim, tăng sản xuất cytokine và gây chết tế bào. Từ đó khiến tim bị suy yếu dần dẫn đến suy tim.

Xem thêm: Suy tim: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phương pháp điều trị đúng và hiệu quả

Triệu chứng cảnh báo suy tim hậu Covid

Triệu chứng suy tim hậu covid tương đương với các triệu chứng suy tim thông thường. Các triệu chứng cảnh báo suy tim gồm:

Khó thở

Đây là triệu chứng thường gặp nhất nhưng thường bị nhầm lẫn với các vấn đề hô hấp. Người bệnh suy tim khó thở ngay cả khi hít vào thở ra. Tùy mức độ suy tim, người bệnh sẽ có tình trạng khó thở khác nhau.

Khó thở là dấu hiệu nhận biết sớm suy tim do tăng huyết áp

Mức độ 0: Khó thở khi tập thể dục quá sức 

Mức độ 1: Khó thở khi đi nhanh hoặc lên dốc

Mức độ 2: Đi bộ chậm hơn những người khác đi cùng cấp độ và cùng độ tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở

Mức độ 3: Phải dừng lại khi đi bộ khoảng 100m hoặc sau vài phút

Mức độ 4: Khó thở ngay cả khi thực hiện hoạt động nhẹ nhất như đi ra khỏi nhà, thay quần áo.

Mệt mỏi

Suy tim khiến lượng máu giàu oxy đến các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm nên người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Người suy tim thường cảm thấy mệt mỏi trong cả ngày và khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang,…

Ho

Ho dai dẳng cũng là dấu hiệu cảnh báo suy tim. Việc tim hoạt động không hiệu quả có thể khiến các chất dịch bị ứ đọng lại ở phổi gây ho, thở khò khè dai dẳng. Ho do suy tim thường là ho khan, đôi khi có thể ho có đờm hoặc ho ra máu màu hồng. Cơn ho thường xuất hiện khi đột ngột nằm xuống thấp hoặc khi gắng sức.

Phù hoặc sưng mắt cá chân

Chức năng tim suy giảm khiến lưu lượng máu về tim bị giảm gây ứ đọng. Hậu quả là các mao mạch máu bị căng lên làm thoát dịch gây phù. Phù do tim chủ yếu ở mắt cá chân, bàn chân, đùi và bụng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đi giày chật hoặc tăng cân nhanh chóng. 

Ngoài ra, khi bị suy tim bạn cũng có thể có một số triệu chứng khác như nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đầy hơi, ăn không ngon, chóng mặt, ngất xỉu, mất ngủ,… 

Xem thêm: Điều trị các triệu chứng bệnh lý tim mạch hậu Covid

Chẩn đoán suy tim hậu Covid như thế nào?

Suy tim hậu covid được chẩn đoán trên người bệnh đã được xác định khỏi covid có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau:

Triệu chứng lâm sàng

Suy tim trái

Triệu chứng cơ năng

Khó thở khi gắng sức

Cơn hen tim và phù phổi cấp trong suy tim trái cấp.

Triệu chứng khác: Mệt mỏi, ho, đau ngực, tiểu ít,…

Triệu chứng thực thể

Khám tim: Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập lệch sang trái. Nghe tim thấy tần số tim nhanh, tiếng ngựa phi trái, tiếng thổi tâm thu,…

Khám phổi: Rale ẩm rải rác hai bên đáy phổi. 

Huyết áp tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu bình thường, hiệu số chênh lệch huyết áp thường nhỏ.

Suy tim phải

Triệu chứng cơ năng

Khó thở

Cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải

Mệt mỏi, tiểu ít

Triệu chứng thực thể

Gan to

Tĩnh mạch cổ nổi

Da, niêm mạc tím

Phù mềm: Ban đầu phù khu trú ở hai chi dưới, nặng hơn có thể phù toàn thân, tràn dịch màng phổi.

Khám tim: Nghe tim thường thấy tần số tim nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải, tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm tim hoặc vùng mũi ức, tiếng thổi tâm thu thường rõ hơn khi hít sâu.

Dấu hiệu Harzer

Huyết áp tối đa bình thường, huyết áp tối thiểu thường tăng. 

Suy tim toàn bộ

Thường là tình trạng suy tim phải mức độ nặng

Khó thở thường xuyên

Phù toàn thân

Gan to nhiều

Tĩnh mạch cổ nổi to

Có thể có tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim hoặc cổ trướng.

Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, huyết áp kẹt.

Cận lâm sàng

Định lượng peptide lợi niệu trong máu: Là xét nghiệm thăm dò đầu tay trong tiếp cận bệnh nhân suy tim. Khi suy tim, các peptide lợi niệu thường tăng lên. Khi BNP > 35pg/ml hoặc Pro-BNP > 125pg/ml nghĩ tới suy tim giai đoạn ổn định. khi BNP > 100pg/ml hoặc Pro-BNP > 300pg/ml nghĩ tới đợt cấp suy tim mạn hoặc suy tim cấp.

Điện tâm đồ: Đây là xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán các bệnh lý tim mạch. Điện tâm đồ người bệnh suy tim có thể thấy nhịp nhanh xoang hoặc rối loạn nhịp tim. Một số đặc điểm khác gợi ý nguyên nhân như sóng Q hoại tử cơ tim, phì đại thất trái, loạn nhịp, block nhánh trái,…

Siêu âm tim: Để đánh giá hình thái, cấu trúc, độ giãn, mức độ dày thành của tim; xác định phất suất tống máu thất trái; xác định huyết khối trong các buồng tim,…

Chụp X-Quang tim phổi: Bóng tim to, cũng dưới giãn trái trong suy tim trái, hình ảnh phổi ứ máu,…

Chụp động mạch vành: Có thể có tổn thương động mạch vành.

Chụp MRI: Có thể thấy các bất thường cấu trúc cơ tim.

Chụp xạ hình cơ tim: Xác định mức độ sống còn của cơ tim, tình trạng thâm nhiễm cơ tim.

Cách phòng ngừa suy tim hậu covid bạn cần biết

Lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, hạn chế các yếu tố nguy cơ là chìa khóa phòng ngừa suy tim hiệu quả nhất. 

Kiểm soát các bệnh lý mạn tính sẵn mắc như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng lipid máu bằng cách tái khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Tránh xa thuốc lá: Không hút thuốc và tránh những môi trường có nhiều khói thuốc lá. 

Ngủ đủ giấc, đúng giờ: Duy trì ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày, nên đi ngủ trước 23 giờ bởi đây là giờ để các cơ quan nghỉ ngơi và gan bắt đầu hoạt động thải độc.

Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng khiến nhịp tim và huyết áp không ổn định. Căng thẳng trong thời gian dài khiến tim phải làm việc nhiều hơn làm gia tăng nguy cơ suy tim.

Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu béo phì: Duy trì chỉ số khối cơ thể BMI trong ngưỡng 18-23kg/m2.

Không uống rượu bia, cà phê hay các chất kích thích: Những chất này có thể gây hưng phấn thần kinh làm tăng gánh nặng cho tim. Đặc biệt bệnh nhân hậu covid thường bị tổn thương đa cơ quan, việc sử dụng thêm rượu bia, chất kích thích ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể.

Hậu Covid nên kiêng rượu bia

Giảm muối: Ăn mặn làm tăng gánh nặng cho tim. Nên hạn chế muối từ tất cả các nguồn như nước mắm, hạt nêm, bột canh, thực phẩm nhiều muối (đồ hộp, cà muối, dưa muối,…).

Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu omega 3, 6 tốt cho tim mạch như cá hồi, cá thu, cá trích,… 

Hạn chế thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên xào, đồ nướng, các loại thịt đỏ,…

Xem thêm: Làm gì để không bị suy tim

(Visited 14 times, 1 visits today)


Tags:


Bài viết cùng chủ đề


Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Biết cách bạn có thể sống khỏe


Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Thầy thuốc giải đáp


3 cách điều trị suy tim hiệu quả: Cập nhật phác đồ mới nhất


Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân suy tim tại nhà


Các dấu hiệu suy tim dễ nhận biết nhất


Làm gì để không bị suy tim


Phù do suy tim: Biết sớm cách giảm không đáng lo


Thuốc điều trị suy tim: Những thông tin bạn cần biết!


Suy tim: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phương pháp điều trị đúng và hiệu quả


6 điều cần biết về bóng tim to – căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Suy tim có chữa được không? Cách nào giảm nhẹ bệnh


Chủ quan với suy tim phải – hậu quả khó lường


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Ai dễ mắc phải suy tim hậu Covid và phòng ngừa như thế nào?


– Sau đây là thông tin về Ai dễ mắc phải suy tim hậu Covid và phòng ngừa như thế nào? , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top