Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Thiếu máu cơ tim hậu Covid – nguy cơ và cách khắc phục

Bài Thuốc / công dụng Thiếu máu cơ tim hậu Covid – nguy cơ và cách khắc phục


Thông tin về Bài Thiếu máu cơ tim hậu Covid – nguy cơ và cách khắc phục được cập nhật lúc 2022-06-13 11:02:30 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Tăng huyết ápNhồi máu cơ timTai biến mạch máu nãoSuy timTắc động mạch chi dướiHuyết áp thấpViêm cơ timRối loạn nhịp timThiếu máu cơ timBệnh mạch vànhBệnh van tim


Thiếu máu cơ tim hậu Covid – nguy cơ và cách khắc phục


13/06/2022


Những Nội Dung Cần Lưu ÝThiếu máu cơ tim là gì?Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ timAi có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim?Mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu cơ timCác chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng với bệnh thiếu máu cơ timLâm sàngCận lâm sàngThông tin chính thức về tác động liên quan giữa thiếu máu cơ tim và vắc xin covid 19Nguy cơ bị thiếu máu cơ tim hậu covidCác chỉ định khám bệnh giúp xác định thiếu máu cơ tim hậu covidPhương pháp điều trị thiếu máu cơ tim do hậu covidDùng thuốcPhẫu thuậtNhững lưu ý cơ bản về chế độ sinh hoạt dành riêng cho bệnh thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cơ tim là gì?

Tim được nuôi dưỡng bởi hệ động mạch vành. Tuần hoàn động mạch vành là tuần hoàn dinh dưỡng cho tim. Mỗi trái tim gồm có động mạch vành trái và động mạch vành phải. Thiếu máu cơ tim (là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng giảm lưu lượng máu tới nuôi tim. Từ đó, không được cung cấp đủ oxy và năng lượng để thực hiện chức năng co bóp tống máu đi nuôi cơ thể khiến hoạt động của các cơ quan bị thay đổi. Khi đó yêu cầu tim phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của cơ thể. Sự suy giảm lưu lượng tuần hoàn nuôi tim là hậu quả của việc tắc nghẽn các nhánh động mạch vành gây ra bởi một số bệnh lý như:

Xơ vữa động mạch vành: Đây là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch vành phổ biến nhất. Sự tích tụ cholesterol trên thành mạch tạo ra các mảng xơ vữa khiến dòng máu lưu thông bị cản trở. Từ đó, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim.

Co thắt động mạch vành: Đây là tình trạng thu hẹp một hoặc nhiều nhánh động mạch vành thoáng qua. Khi đó, lưu lượng máu nuôi cơ tim bị giảm đột ngột trong thời gian ngắn.

Huyết khối: Các mảng xơ vữa trên thành mạch có thể vỡ ra và hình thành các cục máu đông. Các huyết khối được tạo ra có thể di chuyển khắp nơi trong cơ thể theo hệ tuần hoàn gây tắc nhánh động mạch vành. 

Xơ vữa động mạch vành hoặc suy giảm tuần hoàn vi mạch vành là nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim có thể tiến triển âm thầm hoặc nhanh chóng đột ngột do huyết khối gây ra. 

Triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim

Rất nhiều trường hợp thiếu máu cơ tim nhưng không nhận thấy cơ thể mình có bất thường vì vậy nên bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn các triệu chứng đã rầm rộ. Các triệu chứng thiếu máu cơ tim rất đa dạng, tùy vào giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh mà có biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim thường gặp bao gồm:

Cơn đau thắt ngực: Đây là triệu chứng quan trọng hàng đầu cảnh báo các vấn đề tim mạch. Người bệnh thường cảm thấy đau thắt, khó chịu, nặng, đè ép, bóp nghẹt ở vùng ngực. Cơn đau bắt đầu ở phía sau xương ức, có thể lan lên vai, cánh tay, hàm. Cơn đau thắt ngực gồm hai dạng chính là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Trong đó, cơn đau thắt ngực ổn định thường là những cơn đau ngắn, xảy ra khi gắng sức và đỡ hơn khi nghỉ ngơi. Đau thắt ngực không ổn định là những cơn đau xuất hiện đột ngột, dữ dội ngay cả khi nghỉ ngơi. Đau thắt ngực nếu kéo dài trên 15 phút thì có thể nghĩ tới nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim thường đi kèm đau tức ngực

Tim đập nhanh: Nhịp tim người bệnh thiếu máu cơ tim có thể lên tới trên 100 nhịp/phút để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi nhịp tim tăng lên thường đi kèm với các triệu chứng như hồi hộp, bồn chồn, đánh trống ngực.

Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, không muốn làm gì. Ở giai đoạn nặng, tình trạng này xuất hiện ngay cả khi vận động nhẹ, sinh hoạt thông thường.

Khó thở: Tình trạng thiếu oxy do không cung cấp đủ lượng máu đến các cơ quan khiến người bệnh cảm thấy khó thở, hụt hơi, phải cố rướn hít không khí vào. Khi lo lắng, vận động thì mức độ khó thở càng tăng lên.

Phù chân: Cơ tim không hoạt động tốt khiến lượng máu ở các vị trí xa như đầu chi không thể trở về tim hoàn toàn gây phù.

Ai có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim?

Thiếu máu cơ tim có thể gặp ở bất kỳ ai, độ tuổi nào. Theo các chuyên gia có một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim. Các nhóm này bao gồm:

Nam trên 45 tuổi, nữ trên 55 tuổi: Các mạch máu sau nhiều năm hoạt động đã bị lão hóa, xơ cứng khiến việc lưu thông máu trở nên khó khăn hơn. Sự khác biệt về độ tuổi có nguy cơ cao mắc thiếu máu cơ tim là do nữ giới dưới 55 tuổi thường còn kinh nguyệt, buồng trứng còn tiết ra các hormon có tác dụng bảo vệ thành mạch nên có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn. Ngoài ra, nam giới thường có lối sống thiếu lành mạnh hơn so với nữ giới nên có nguy cơ mắc cao hơn so với nữ giới cùng tuổi.

Người hút thuốc lá: Các nhà khoa học đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thuốc lá và các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh thiếu máu cơ tim. Điều này được giải thích bởi sự tăng lên của carbon dioxide tăng lên khi hút thuốc khiến thành mạch bị xơ cứng, xuất hiện các mảng xơ vữa làm giảm khả năng hoạt động của động mạch.

Người bệnh tăng huyết áp: Người tăng huyết áp thường đi kèm theo các bệnh lý như xơ cứng, xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn dòng máu đến nuôi tim.

Người bệnh đái tháo đường: Đái tháo đường khiến hàm lượng đường huyết tăng cao trong thời gian dài. Điều này làm tổn thương thành mạch và rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Ở những mạch máu nhỏ, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu khiến quá trình trao đổi dinh dưỡng, oxy bị ngưng trệ gây thiếu máu cơ tim.

Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng này khiến lượng oxy đưa vào cơ thể bị giảm đột ngột. Từ đó, làm tổn thương não bộ, tim mạch cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.

Người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch: Người sinh ra trong gia đình có bố hoặc con trai mắc bệnh lý tim mạch trước tuổi 55, mẹ hoặc con gái mắc bệnh tim mạch trước tuổi 65 có nguy mắc thiếu máu cơ tim cao hơn người khác.

Người nghiện rượu:  Rượu không chỉ làm tổn thương gan mà còn tổn thương cơ tim. 

Mức độ nguy hiểm của bệnh thiếu máu cơ tim

Nhiều người thường chủ quan khi thấy triệu chứng thiếu máu cơ tim nhẹ. Tuy nhiên, trên thực tế thiếu máu cơ tim mức độ nào cũng đều nguy hiểm. Đây là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Các nghiên cứu cho thấy có tới trên 40% các ca tử vong có liên quan đến tim mạch xuất phát từ vấn đề thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim không được kiểm soát và điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Nhồi máu cơ tim: Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thiếu máu cơ tim. Khi các mảng xơ vữa bong khỏi thành mạch kết hợp với các tế bào hồng cầu, tiểu cầu trong máu tạo nên cục máu đông. Khi huyết khối di chuyển làm tắc nghẽn mạch vành sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim gây tổn thương, hoại tử cơ tim nhanh chóng do thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Rối loạn nhịp tim: Khi cơ tim bị thiếu oxy khiến quá trình dẫn truyền các xung động điều khiển nhịp tim bị rối loạn. Điều này khiến nhịp tim người bệnh bị rối loạn. Rung nhĩ, ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung thất,… là một số dạng rối loạn nhịp tim thường gặp ở người bệnh thiếu máu cơ tim. Trong đó, rung thất và rung nhĩ cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ngưng tim đột ngột.

 

Đột quỵ: Cơ tim hoạt động kém khiến máu bị ứ đọng trong buồng tim làm gia tăng sự xuất hiện của các cục máu đâu. Các cục máu đông này di chuyển trong lòng mạch đi đến các mạch máu nhỏ. Khi huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu não sẽ gây ra đột quỵ thể nhồi máu não.

Suy tim sung huyết: Đây là hậu quả của việc cơ tim không đủ năng lượng hoạt động trong thời gian dài. Thiếu máu cơ tim cũng khiến tim phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường, làm thay đổi cấu trúc, kích thước các buồng tim. Từ đó, dẫn đến suy tim.

Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng với bệnh thiếu máu cơ tim

Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như:

Lâm sàng

Bệnh nhân đã từng được chẩn đoán nhồi máu cơ tim tức là có thiếu máu cơ tim.

Cơn đau thắt ngực hoặc các triệu chứng tương đương với cơn đau thắt ngực là dấu hiệu chính trên lâm sàng định hướng tới thiếu máu cơ tim cũng như các bệnh lý tim mạch khác. Theo CCS, cơn đau thắt ngực được chia thành bốn loại gồm:

Loại I: Cơn đau thắt ngực xảy ra khi gắng sức nhiều, nhanh hoặc kéo dài nhưng không xuất hiện khi thực hiện các hoạt động thông thường.

Loại II: Cơn đau thắt ngực gây hạn chế một phần khi thực hiện các hoạt động thông thường như leo cầu thang, đi bộ, khi căng thẳng,…

Loại III: Cơn đau thắt ngực gây hạn chế rõ rệt khi thực hiện các hoạt động thông thường. Cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.

Loại Iv: Cơn đau thắt ngực xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh không còn khả năng thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào. 

Vị trí đau: Thường đau sau xương ức, có thể lan  lên vai, tay, hàm hoặc xuống vùng thượng vị.

Tính chất đau: Cảm giác bị bóp nghẹt, siết chặt, đè nén, nặng ngực,…

Cận lâm sàng

Xét nghiệm sinh hóa máu: Người bệnh thiếu máu cơ tim thường thể hiện sự bất thường trong các chỉ số như đường huyết, mỡ máu, men gan, Hs-CRP, creatinin, độ lọc cầu thận ước lượng,… khi xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm dấu ấn sinh học: Khi xét nghiệm máu thấy Troponin, CKMB tăng khi cơ tim bị tổn thương.

Điện tâm đồ: Đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống hoặc block nhánh trái, sóng Q hoại tử điển hình. 

Siêu âm tim: Xác định hình thái, kích thước, cấu trúc phân suất tống máu, chức năng của tim. Trong thiếu máu cơ tim thường có các dấu hiệu rối loạn vận động vùng (giảm vận động, không vận động, loạn động) phối hợp với vách thất không dày lên ở kỳ tâm thu.

Nghiệm pháp gắng sức: Cho kết quả dương tính. Theo dõi điện tâm đồ khi hoạt động gắng sức bằng cách đi xe đạp hoặc chạy trên thảm lăn. Bất thường điện tâm đồ của người thiếu máu cơ tim quan trọng nhất là ST chênh lên hoặc chênh xuống. Siêu âm tim gắng sức ghi nhận rối loạn vận động vùng mới, rối loạn vận động vùng cũ xấu đi, thay đổi chức năng thất trái toàn bộ trong và ngay sau khi gắng sức.

Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt mạch vành (MSCT): Xác định cấu trúc cũng như các điểm vôi hóa (nếu có) của động mạch vành. Quan sát thấy hẹp trên 50 phần trăm ở ít nhất một nhánh mạch vành.

Chụp cộng hưởng từ tim (CMR): Đánh giá mức độ tổn thương của cơ tim, định lượng chức năng tâm thất, phân biệt rối loạn cơ tim do thiếu máu cơ tim với các nguyên nhân khác.

Thông tin chính thức về tác động liên quan giữa thiếu máu cơ tim và vắc xin covid 19

Di chứng thiếu máu cơ tim hậu Covid

Các vấn đề tim mạch là biến chứng đặc biệt quan trọng sau tiêm vaccine covid. Các tác dụng phụ của vắc-xin có gặp ở một số người được tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Sự xuất hiện các các loại vaccine mới sau một thời gian ngắn có thể gây ra những biến chứng mà chúng ta chưa thể hiểu rõ. Các chuyên gia hiện nay đang giải thích những ảnh hưởng của vaccine covid lên tim mạch dựa theo cơ chế tương tác với thụ thể men chuyển angiotensin 2 (ACE). Sự tương tác này có thể dẫn đến tập kết tiểu cầu, hình thành huyết khối và gây viêm. Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác về tỷ lệ thiếu máu cơ tim sau tiêm vaccine covid. Tuy nhiên, một số khảo sát cho thấy sự gia tăng các vấn đề tim mạch như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim mà bản chất của những vấn đề này là rối loạn sự hoạt động cơ tim do không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho tim. Mặc dù vaccine covid có thể gây ra những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhưng với tỷ lệ rất nhỏ và các triệu chứng thường nhẹ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo vì sức khỏe cộng đồng và chính bản thân bạn nên tiêm vaccine covid đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Xem thêm: Tổng quan về các di chứng tim mạch hậu Covid 19

Nguy cơ bị thiếu máu cơ tim hậu covid

Theo các chuyên gia, có tới trên 20% bệnh nhân gặp các vấn đề tim mạch hậu covid, trong đó có 20 – 60% bệnh nhân có triệu chứng tồn tại lâu dài. Trong và sau khi mắc covid-19, nhiều bệnh nhân có hiện tượng tắc mạch, nặng hơn là tắc mạch vành do huyết khối. Mạch vành bị tắc khiến cơ tim bị thiếu hụt oxy và năng lượng gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim hậu covid hiện chưa được đánh giá rõ ràng. Tuy nhiên, biến chứng nguy hiểm do thiếu máu cơ tim hậu covid là nhồi máu cơ tim được rất nhiều chuyên gia cảnh báo. Theo bài báo đăng trên tạp chí y học The Lancet, sau hai tuần đầu điều trị khỏi covid 19 nguy cơ đau tim, đột quỵ do thiếu máu cơ tim tăng lên đáng kể.

Các chỉ định khám bệnh giúp xác định thiếu máu cơ tim hậu covid

Người có các triệu chứng nghi ngờ thiếu máu cơ tim hậu covid sẽ được khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng như:

Xét nghiệm sinh hóa máu: Đây là xét nghiệm nhằm đo lường nồng độ, hoạt độ của một số chất có liên quan đến thiếu máu cơ tim như đường huyết, cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglyceride, AST, ALT, creatinine, eGFR, Hs-CRP.

Xét nghiệm dấu ấn sinh học: Định lượng Troponin, CKMB giúp chẩn đoán phân biệt thiếu máu cơ tim và các bệnh lý khác.

Điện tâm đồ: Là hình ảnh ghi lại hoạt động của tim hỗ trợ chẩn đoán thiếu máu cơ tim.

Điện tâm đồ

Nghiệm pháp gắng sức: Là phương pháp chẩn đoán thiếu máu cơ tim không xâm lấn có giá trị hỗ trợ chẩn đoán và tiên lượng bệnh.

Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt mạch vành (MSCT mạch vành): Chụp MSCT có độ nhạy cao với điểm vôi hóa mạch vành khoảng 90% và độ đặc hiệu với các bệnh lý tim mạch khoảng 50%. Chụp MSCT mạch vành được chỉ định khi bệnh nhân có nguy cơ mắc thiếu máu cơ tim do bệnh mạch vành mức trung bình, có triệu chứng và kết quả nghiệm pháp gắng sức không rõ ràng. 

Xem thêm: Tư vấn khám hậu Covid và các vấn đề liên quan

Phương pháp điều trị thiếu máu cơ tim do hậu covid

Điều trị thiếu máu cơ tim hậu covid chủ yếu tập chung vào phục hồi thể trạng người bệnh và tăng tưới máu tim. Các nguyên tắc điều trị thiếu máu cơ tim gồm:

Giãn mạch, tăng lưu thông máu đến tim.

Làm mỏng, thu nhỏ các mảng xơ vữa động mạch.

Cân bằng lượng cholesterol, giảm LDL, tăng HDL để hạn chế hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Thiếu máu cơ tim được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp

Dùng thuốc

Nitrat: Tác dụng chính của nitrat là giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi giúp tăng lượng máu đến nuôi tim. Các nitrat giải phóng nhanh còn có khả năng giảm nhanh cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.

Chẹn beta giao cảm: Thuốc có tác dụng đối kháng với các thụ thể giao cảm giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm sức co bóp cũng như mức tiêu thụ oxy, năng lượng Từ đó, hạn chế tình trạng hoại tử do thiếu máu cơ tim gây ra.

Chẹn calci: Có tác dụng giãn mạch giúp giảm nhanh cơn đau thắt ngực, giảm áp lực cho tim.

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: Có tác dụng giảm cơn đau thắt ngực, hạ áp và giảm các biến cố do thiếu máu cơ tim gây ra. 

Thuốc chống đông: Trong trường hợp người bệnh có nguy cơ đông máu cao cần sử dụng thuốc chống đông để hạn chế sự hình thành huyết khối trong lòng mạch. 

Thuốc hạ mỡ máu :Phần lớn các trường hợp thiếu máu cơ tim có liên quan đến tình trạng tắc nghẽn mạch vành do các mảng xơ vữa gây ra. 

Phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa thì việc phẫu thuật để cải thiện lưu lượng máu nuôi tim là cần thiết. Để điều trị thiếu máu cơ tim người ta thường sử dụng các phẫu thuật sau:

Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành: Bác sĩ sẽ dùng một đoạn động mạch từ chi để tạo cầu nối từ mạch vành tới động mạch chủ. Từ đó đưa máu đến nuôi tim mà không phải đi qua khu vực mạch vành bị tắc nghẽn.

Phẫu thuật nong và đặt stent mạch vành: Có tác dụng mở rộng lòng mạch, cải thiện các vị trí hẹp. Sau khi nong mạch thì đặt stent để chống đỡ, hạn chế tái hẹp động mạch vành.

Xem thêm: Thiếu máu cơ tim có chữa được không? Cách điều trị giảm nguy hiểm

Những lưu ý cơ bản về chế độ sinh hoạt dành riêng cho bệnh thiếu máu cơ tim

Lối sống và chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của thiếu máu cơ tim. Xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực là điều mà người bệnh thiếu máu cơ tim cần thực hiện ngay và duy trì lâu dài.

Không hút thuốc.

Không uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.

Kiểm soát các bệnh lý mắc phải như đái tháo đường, tăng huyết áp,…

Duy trì cân nặng vừa phải, giảm cân nếu BMI trên 25kg/m2.

Nghỉ ngơi hợp lý để tim có thời gian thư giãn, phục hồi.

Ngủ đủ giấc, đúng giờ để cơ thể được nghỉ ngơi.

Tập thể dục vừa phải, khoảng 30 phút mỗi ngày bằng các bài tập như đi bộ, thiền,… Nếu các triệu chứng bệnh năng lên, tốt nhất bạn cần nghỉ ngơi hoàn toàn, ít vận động.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: 

Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học rất quan trọng đối với việc điều trị thiếu máu cơ tim

Giảm muối dưới 2,3g/ngày. Hạn chế các thực phẩm nhiều muối như xúc xích, thịt hun khói, dưa muối, cà muối,…

Tăng cường các loại trái cây, rau xanh.

Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật, mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào. Nếu có nên dùng các loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu, dầu đậu nành,… để chế biến thức ăn.

Nên ưu tiên các món luộc, hấp.

Uống đủ nước, khoảng 2 lít.ngày.

Xem thêm: Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

(Visited 1 times, 5 visits today)


Lượt xem:

1


Tags:


Bài viết cùng chủ đề


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Thiếu máu cơ tim hậu Covid – nguy cơ và cách khắc phục


– Sau đây là thông tin về Thiếu máu cơ tim hậu Covid – nguy cơ và cách khắc phục , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top