Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Bệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặng

Bài Thuốc / công dụng Bệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặng


Thông tin về Bài Bệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặng được cập nhật lúc 2022-06-13 17:41:48 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Chốc lở mépTay chân miệngBệnh SởiBệnh Thủy đậuGiang MaiBệnh LậucoronaCảm cúmcảm lạnhVaccine


Bệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặng


13/06/2022


Những Nội Dung Cần Lưu ÝBệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặngNguyên nhân gây bệnh tay chân miệngTriệu chứng ở trẻ bị tay chân miệng6 sai lầm của phụ huynh khiến bệnh tay chân miệng lâu khỏiNhầm lẫn giữa bệnh tay chân miệng với thủy đậu, nhiệt miệngQuấn kín và không tắm rửa cho trẻSử dụng kháng sinh quá sớmĐiều trị cho bé quá muộn Chỉ điều trị triệu chứng bên ngoàiBộ đôi Subạc – Giải pháp toàn diện cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tay chân miệngCông dụng của cốm và gel Subạc trong bệnh tay chân miệngSubạc được chuyên gia đánh giá cao Phụ huynh có con bị tay chân miệng tin dùng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặng

Khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh thường không tắm rửa cho con hoặc cho con dùng kháng sinh quá sớm… Đây là những sai lầm mà cha mẹ hay mắc phải, vô tình làm bệnh của con thêm nặng. Để hiểu hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ và tránh được những sai lầm khi chăm sóc trẻ, cha mẹ đừng bỏ qua những hướng dẫn đến từ BSCKII Nguyễn Thị Kim Anh – Khoa Nhi và Sơ sinh, Bệnh viện Việt Pháp ngay trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Theo BSCKII Nguyễn Thị Kim Anh, bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguyên nhân từ một loại virus thường ký sinh ở đường ruột (Enterovirus): “Rất nhiều chủng virus có thể tồn tại và ký sinh ở đường ruột nhưng có 2 chủng gây bệnh tay chân miệng mà chúng ta thường gặp nhất đó là Coxsackie A16 và Enterovirus 71”.

Enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bác sĩ Kim Anh cũng cho biết thêm, Coxsackie A16 là chủng hay gặp chủ yếu còn Enterovirus 71 thì ít gặp hơn nhưng tỷ lệ bệnh chuyển nặng và có biến chứng nguy hiểm lại nhiều hơn hẳn.

Triệu chứng ở trẻ bị tay chân miệng

Theo BSCKII Nguyễn Thị Kim Anh, triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ khá mơ hồ: Một đến hai ngày đầu trẻ có thể chỉ bị sốt nhẹ hoặc tỏ ra bứt rứt, quấy khóc vô cớ.

Bác sĩ tiếp tục nói về các triệu chứng về sau: “Sau vài ngày, khi triệu chứng đã rõ thì chúng ta có thể thấy bản thân cái tên bệnh nó đã nói lên các triệu chứng tổn thương đấy là ở vị trí tay, chân và miệng. Thế còn những tổn thương sẽ đặc hiệu như thế nào? Trong miệng của trẻ sẽ có một số vết loét; lòng bàn chân, tay và xung quanh miệng lại xuất hiện những nốt phỏng nước. Ngoài ra, một số vị trí như đầu gối, xung quanh hậu môn cũng nổi mụn nước nhưng hiếm hơn”.

Các vị trí tổn thương đặc hiệu của bệnh tay chân miệng

Bên cạnh các tổn thương đặc hiệu tại tay, chân và miệng, trẻ còn có các biểu hiện gồm:

Sốt nhẹ, nếu trẻ sốt cao (thường trên 39 độ C) và không thể hạ thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

Loét tại miệng khiến trẻ có thể bị đau miệng nên có biểu hiện quấy khóc, tăng tiết nước bọt, bỏ ăn, nôn…

Trẻ bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, lờ đờ.

Bác sĩ Kim Anh nhấn mạnh,  có nhiều trường hợp trẻ mắc tay chân miệng đã trở nặng và gặp biến chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới việc chăm sóc cũng như điều trị bệnh cho con.

6 sai lầm của phụ huynh khiến bệnh tay chân miệng lâu khỏi

Bệnh tay chân miệng sẽ sớm khỏi và không để lại biến chứng gì nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cha mẹ lại mắc khá nhiều sai lầm khi chăm sóc con bị tay chân miệng. Điều này vô tình khiến bệnh của con trở nặng hơn. Cụ thể:

Nhầm lẫn giữa bệnh tay chân miệng với thủy đậu, nhiệt miệng

Những điểm giống nhau trên lâm sàng đôi khi làm nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa bệnh tay chân miệng với thủy đậu hay nhiệt miệng. Sự nhầm lẫn có thể dẫn tới việc điều trị muộn hoặc sai.

Phụ huynh có thể phân biệt nhanh bệnh tay chân miệng với thủy đậu thông qua nốt mụn nước trên cơ thể:

Tay chân miệng: Mụn nước vòm dày, không gây đau ngứa, xuất hiện ở vị trí đặc hiệu như tay, chân, miệng, gối…

Thủy đậu: Nốt ban đỏ và sần sau chuyển thành mụn nước vòm mỏng, lõm giữa và khô thành những nốt có vảy. Các nốt này gây đau ngứa và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào.

Còn để phân biệt tay chân miệng với nhiệt miệng thì phụ huynh có thể thấy, nhiệt miệng chỉ gây tổn thương tại miệng, không sốt. Trong khi đó, tay chân miệng vừa gây loét miệng và các vị trí khác trên da, đồng thời gây sốt.

Ngoài ra, dựa vào thời điểm bùng dịch, tuổi mắc bệnh,… mà phụ huynh cũng có thể dễ dàng phân biệt các bệnh này.

Quấn kín và không tắm rửa cho trẻ

Một số phụ huynh quan niệm rằng, trẻ bị tay chân miệng thì nên ủ trẻ và hạn chế tắm rửa để các nốt ban phát ra càng nhiều và mau lành hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai bởi việc quấn trẻ quá kỹ sẽ khiến da của các con bị nhiễm trùng, dễ để lại sẹo. Cách làm đúng là tắm, lau rửa sạch sẽ các thương tổn bằng nước ấm, mặc đồ thoáng mát sẽ giúp các nốt ban mau lành và tránh bị sẹo.

Sử dụng kháng sinh quá sớm

Nhiều cha mẹ bị “nghiện” kháng sinh, cứ thấy con bị viêm nhiễm, lở loét là cho uống. Điều này không đúng vì dùng sai thuốc vừa gây kháng thuốc, loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa lại không “đánh” đúng bệnh. Tay chân miệng là bệnh do virus, việc uống kháng sinh hoàn toàn không thể trị bệnh. Việc cần làm là cha mẹ cần tăng cường miễn dịch cho trẻ để tự cơ thể bé chống lại virus. Còn việc khi nào nên dùng kháng sinh, bác sĩ khuyến cáo chỉ cho trẻ uống thuốc khi có bội nhiễm.

Kháng sinh không tiêu diệt virus tay chân miệng

Điều trị cho bé quá muộn

Trẻ bị bệnh tay chân miệng điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng kèm nổi ban đỏ/ mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên, khi phát bệnh, có những trẻ chỉ có biểu hiện nổi mẩn ngoài da hoặc loét miệng đơn thuần, đặc biệt nếu chỉ nổi ban ở mông sẽ rất dễ nhầm lẫn với hăm tã. Nhiều cha mẹ cứ chờ cho con đủ các dấu hiệu ở tay, chân, miệng mới khẳng định đó là bệnh và bắt đầu điều trị là không đúng vì như vậy là quá muộn.

Chỉ điều trị triệu chứng bên ngoài

Khi con bị bệnh, phụ huynh thường chỉ chú ý các tổn thương ngoài da rồi bôi thuốc lên chứ chưa chú ý tăng đề kháng để bảo vệ con từ bên trong. Hệ miễn dịch của trẻ vốn còn non nớt và chưa hoàn thiện nên có thể mắc bệnh với tần suất nhiều hơn người lớn. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho con hằng ngày, nhất là thời điểm dịch đang bùng phát, ngay cả khi con chưa mắc bệnh. Điều này giúp cơ thể của con tăng khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh. Việc phòng bệnh luôn dễ và tốt hơn chữa bệnh nhiều. Cha mẹ cần nhớ, một giải pháp toàn diện cho bệnh tay chân miệng của con chính là kết hợp trong uống ngoài bôi.

Bộ đôi Subạc – Giải pháp toàn diện cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị tay chân miệng

Bộ đôi “trong uống – ngoài bôi” gồm cốm thảo dược Subạc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và gel bôi ngoài da Subạc giúp kháng khuẩn, làm khô vết loét, không để lại sẹo đang là sự lựa chọn hàng đầu của cha mẹ có con bị tay chân miệng.

Công dụng của cốm và gel Subạc trong bệnh tay chân miệng

Cốm hòa tan Subạc có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, từ đó cải thiện triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, dạng cốm còn giúp các tổn thương trên da nhanh lành, rút ngắn quá trình điều trị bệnh tay chân miệng.

Gel bôi ngoài da Subạc giúp giảm đau, sát khuẩn da, chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng ngứa ngáy, đồng thời kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo,… Đặc biệt là gel Subạc rất lành tính, có thể bôi trực tiếp vào các vết loét trong khoang miệng và an toàn với làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bộ đôi cốm và gel Subạc rất tốt cho bệnh tay chân miệng.

Subạc được chuyên gia đánh giá cao

Rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về công dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus trong đó có tay chân miệng của bộ đôi Subạc. Dưới đây là một trong những đánh giá điển hình:

BSCKII Nguyễn Thành – Nguyên trưởng khoa khám bệnh, bệnh Viện da liễu Trung ương:

“Gel Subạc có thể tiêu diệt, làm ức chế sự nhân lên của virus, vi khuẩn. Do đó, khi bị mắc các bệnh ngoài da do virus, dù ở vị trí nào (niêm mạc miệng hay niêm mạc sinh dục) chúng ta đều có thể sử dụng gel Subạc. Đặc biệt có thể sử dụng gel Subạc trong bất cứ giai đoạn nào khi nhiễm bệnh ngoài da do virus”.

BSCKII Nguyễn Thành đánh giá cao về công dụng cải thiện bệnh ngoài da do virus của gel Subạc

BSCKII. Trần Thị Thanh Nho – Chuyên gia da liễu Bệnh viện đa khoa Trí Đức

“Cốm Subạc rất tốt, sản phẩm là lựa chọn đầu tay của nhiều bác sĩ khi chỉ định cho trẻ bị tay chân miệng. Tại sao vậy? Bởi sản phẩm chứa các thành phần giúp tăng đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy tế bào biểu mô chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài”.


BSCKII. Trần Thị Thanh Nho – Chuyên gia da liễu Bệnh viện Trí Đức đánh giá về cốm Subạc

Phụ huynh có con bị tay chân miệng tin dùng

Bộ đôi Subạc đã được rất nhiều phụ huynh có con bị tay chân miệng lựa chọn. Đa số, người bệnh đều cảm thấy hài lòng về hiệu quả cũng như tính an toàn của 2 sản phẩm.

Điển hình như trường hợp con trai của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội)

Khi con trai thứ hai (18 tháng) bị mắc bệnh tay chân miệng, cả gia đình chị Bình An đã vô cùng lo lắng. Nhưng nhờ biết tới và cho con sử dụng gel Subạc nên con trai chị Bình An vượt qua bệnh tay chân miệng thành công mà không gặp biến chứng. Chị chia sẻ:


Nhờ sử dụng gel Subạc, con trai chị Bình An đã cải thiện bệnh tay chân miệng thành công

Tay chân miệng là bệnh lành tính nhưng có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu không điều trị đúng cách. Do vậy, cha mẹ hãy sử dụng bộ đôi thảo dược gồm cốm và gel bôi ngoài da Subạc sớm để bệnh của con cải thiện nhanh chóng nhé! Với dạng cốm, cha mẹ có thể cho con uống ngay cả khi trẻ không nhiễm bệnh để phòng ngừa. Để biết rõ hơn về bội đôi Subạc, bạn có thể liên hệ đến số hotline: 024. 38461530 – 028. 62647169.

Dược sĩ Khánh Vũ


(Visited 2 times, 2 visits today)


Lượt xem:

1


Tags:


Bài viết cùng chủ đề


Triệu chứng của bệnh tay chân miệng


Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?


Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?


Tổng quan bệnh tay chân miệng


Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì cho nhanh lành?


Phác đồ điều trị tay chân miệng của Bộ y tế và cách chăm sóc trẻ tại nhà


Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh tay chân miệng


Dinh dưỡng cho trẻ đang bị chân tay miệng


Tay- chân- miệng và những biến chứng nguy hiểm


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Bệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặng


– Sau đây là thông tin về Bệnh tay chân miệng ở trẻ và 6 sai lầm của cha mẹ khiến bệnh thêm nặng , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top