Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Acid Uric và những điều cần biết

Bài Thuốc / công dụng Acid Uric và những điều cần biết


Thông tin về Bài Acid Uric và những điều cần biết được cập nhật lúc 2022-06-16 08:12:27 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


GoutViêm khớp dạng thấpLoãng xươngThoái hóa cột sốngMất ngủThoái hóa khớpRối loạn tiền đìnhĐau đầuViêm quanh khớp vaiTai biến mạch máu nãoCước chânThiếu máu nãoviêm cột sống dính khớpđau dây thần kinh liên sườnBệnh ParkinsonRun tay chânGai cột sốngThoát vị đĩa đệm


Acid Uric và những điều cần biết


16/06/2022


Gout là căn bệnh đang ngày càng phổ biến và trẻ hoá trong xã hội hiện đại bởi lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout là tăng acid uric. Vậy acid uric là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé:

Những Nội Dung Cần Lưu ÝAcid uric là gì?Những nguyên nhân nào gây tăng Acid uric?Do tác nhân di truyềnDo tăng chuyển hóa PurineDo giảm thải trừ acid uricThói quen ăn uống, sinh hoạtLàm gì để phát hiện tình trạng tăng acid uric?Xét nghiệm máuXét nghiệm nước tiểuXét nghiệm dịch khớpCần làm gì để giảm acid uric?Loại trừ các nguyên nhânSử dụng thuốc giảm Acid uricCách phòng tránh tình trạng tăng Acid uricChế độ ăn uốngChế độ luyện tậpKhám sức khỏe định kì với những đối tượng nguy cơ

Acid uric là gì?

Acid uric

Acid uric là hợp chất hóa học có công thức C5H4N4O3 được tạo ra nhờ quá trình thoái giáng hóa các nhân purin. Đây là một acid yếu nên thường bị chuyển hóa thành dạng muối urat hòa tan trong huyết tương sau đó được đào thải qua đường nước tiểu. Acid uric được chia làm hai loại: acid uric nội sinh và acid uric ngoại sinh. Nồng độ acid uric trong máu của nam giới khoảng 4,1 – 6,1 mg/dl, của nữ giới khoảng 3 – 5 mg/dl. Chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể là dưới 6 mg/dl. 

Những nguyên nhân nào gây tăng Acid uric?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng acid uric nhưng có thể xếp thành ba nhóm chính bao gồm tác nhân di truyền, tăng chuyển hóa nhân purine và giảm thải trừ acid uric qua thận. 

Do tác nhân di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây tăng acid uric ít gặp hơn. Các chuyên gia di truyền đã xác định vai trò quan trọng của gen HPRT1. Gen này mã hóa ra một loại protein có tên hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 (HGPRT) có tác dụng đưa những nhân purin từ các ADN bị thoái hóa trở lại con đường tổng hợp purin. Khi gen HPRT1 bị đột biến gây thiếu hụt HGRPT khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài. Bên cạnh đó người thiếu men G6PD cũng có nguy cơ tăng acid uric cao hơn so với người bình thường.

Do tăng chuyển hóa Purine

Tình trạng tăng chuyển hóa purine có liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric bởi acid đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình dị hóa purin. Tăng chuyển hóa purine được cho là do enzym phosphoribosylpyrophosphate synthetase tăng hoạt động. Khi đó purin được chuyển hóa mạnh mẽ hơn và tạo ra nhiều acid uric hơn. Ngoài ra, tăng chuyển hóa purine còn có thể gặp ở người bệnh đang tiến hành hóa trị liệu. 

Do giảm thải trừ acid uric

Bình thường acid uric hòa tan trong máu sẽ được đào thải phần lớn qua thận. Trong một số trường hợp người bệnh bị suy thận; tổn thương ống thận; suy tim ứ huyết; nhiễm toan lactic; dùng thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp, probenecid liều thấp, phenylbutazon liều thấp có thể khiến chức năng thận hoạt động kém hơn. Từ đó giảm thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, người nghiện rượu bia khiến mức độ lọc của cầu thận giảm, giữ purin của thức ăn lại trong cơ thể gây giảm thải acid uric và tăng quá trình tinh thể hóa muối urat ở tế bào. 

Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Việc tiêu thụ thức ăn chứa nhiều purin như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, trong thời gian dài sẽ khiến lượng acid uric tăng cao. Bên cạnh đó, người thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng quá mức hoặc tập luyện quá sức, vận động nặng cũng có nguy cơ tăng acid uric.

Đường và protein động vật có chứa Purin có khả năng tạo thành acid uric gây sỏi niệu quản (Ảnh internet)

Xem thêm: Tăng Acid uric trong máu có phải bị gout

Làm gì để phát hiện tình trạng tăng acid uric?

Nếu nghi ngờ người bệnh đang bị tăng acid uric, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu định lượng acid uric được chỉ định vào buổi sáng, người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi lấy máu. Chỉ số acid uric máu bình thường ở nam giới khoảng 4,1 – 6,1 mg/dl, của nữ giới khoảng 3 – 5 mg/dl. Chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể là dưới 6 mmg/dl. Chỉ số này có thể thay đổi theo phòng xét nghiệm, hóa chất cũng như máy móc xét nghiệm. 

Xét nghiệm nước tiểu

Khi tiến hành định lượng acid uric niệu, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách lấy nước tiểu đúng quy cách. Mẫu nước tiểu đạt chuẩn sẽ được đưa đi phân tích và trả kết quả sau khoảng 30 – 45 phút. Thông thường, nồng độ acid uric bình thường trong nước tiểu là 1200 – 5900 μmol/24 giờ.   

Xét nghiệm dịch khớp

Nếu tình trạng tăng acid uric kéo dài gây tích tụ các tinh thể muối urat. Dịch khớp bình thường không chứa các tinh thể muối urat. Nếu xét nghiệm dịch khớp phát hiện có tinh thể urat có nghĩa là bạn đã bị tăng acid uric trong thời gian dài và có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khớp, đặc biệt là gout.

Người bị gout có nồng độ acid uric máu tăng cao

Cần làm gì để giảm acid uric?

Acid uric trong máu cao là một trong những yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý như gout, sỏi thận, tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ,… Chính vì vậy. làm thế nào để đưa nồng độ acid uric trong cơ thể về ngưỡng an toàn được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là bệnh nhân gout.  

Loại trừ các nguyên nhân

Trong những trường hợp tăng acid uric do thói quen sinh hoạt hay sử dụng thuốc có thể giảm nồng độ acid uric bằng một số phương pháp như:

Hạn chế các thực phẩm giàu purin: thịt đỏ, sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, nội tạng động vật,…

Báo với bác sĩ nếu bạn bị tăng acid trong quá trình dùng một số loại thuốc như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch,… để có sự điều chỉnh phù hợp.

Điều trị tích cực các bệnh lý có nguy cơ tăng acid uric như suy thận, vẩy nến, bệnh ác tính,…

Duy trì trọng lượng cơ thể vừa phải.

Tập luyện thể thao đều đặn, vừa sức.

Sử dụng thuốc giảm Acid uric

Mặc dù các phương pháp tự nhiên có thể làm giảm nồng độ acid uric một phần nhưng trong một số trường hợp như do di truyền, bệnh lý, hóa trị,… thì việc sử dụng thuốc giảm acid uric là điều cần thiết. Một số loại thuốc giảm acid uric thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định bao gồm:

Allopurinol

Febuxostat

Sulfinpyrazone

Probenecid

Lesinurad 

Pegloticase

Rasburicas

Tùy thể trạng, chức năng thận của người bệnh mà các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp. Người tăng acid uric máu không tự ý sử dụng thuốc giảm acid uric khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Cách phòng tránh tình trạng tăng Acid uric

Để hạn chế tình trạng tăng acid uric, các bác sĩ khuyến nghị bạn cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập cung như khám sức khỏe định kỳ nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Chế độ ăn uống

Duy trì chế độ ăn lành mạnh, giảm gánh nặng cho thận:

Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất khoáng cũng như duy trì ổn định nồng độ acid uric. Các loại rau được khuyến nghị bao gồm rau cải, bí đỏ, bí xanh, cần tây, dưa leo,…

Ăn nhiều hoa quả nhưng hạn chế hoa quả chua

Giảm mỡ động vật, hạn chế các loại nội tạng thực vật, hải sản

Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ngày.

Không uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh gout

Chế độ luyện tập

Người bị gout nên vận động thường xuyên

Tập luyện giúp cơ thể dẻo dai cũng như hạn chế tình trạng tăng acid uric. Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên dành 30 – 45 phút mỗi ngày cho việc luyện tập. Tốt nhất nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe bản thân, không nên tập quá sức. Đi bộ, bơi lội, đạp xe, erobic, yoga, dưỡng sinh,… là những bài tập được khuyên tập. 

Khám sức khỏe định kì với những đối tượng nguy cơ

Những người có nguy cơ cao tăng acid uric như người có bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, thường xuyên sử dụng rượu bia, có chế độ ăn nhiều đạm, mức đường huyết cao, ít vận động,… cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm tình trạng tăng acid uric.

Xem thêm: Cách phòng chống bệnh gout

(Visited 39 times, 4 visits today)


Tags:


Bài viết cùng chủ đề


Đông y chữa bệnh gout bằng lá tía tô


Sử dụng thuốc chữa bệnh gout hiệu quả


Phương pháp cấy chỉ điều trị bệnh gout có hiệu quả không?


Tăng Acid uric trong máu có phải bị Gout?


Chế độ ăn cho người bệnh gout


Tìm hiểu về bệnh Gout cùng Tiến sĩ Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh


Giải pháp gout không đau đớn, không tái phát, không tàn phế


Bệnh gout là gì? Điều trị dứt điểm


Các sai lầm thường gặp trong chẩn đoán và điều trị bệnh gout


Cách chữa bệnh gout bằng thuốc nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Người bị bệnh gout kiêng ăn gì?


Triệu chứng của bệnh Gout


Điều trị bệnh Gout


Biến chứng của bệnh gout


Nguyên nhân bệnh gout – hiểu đúng để phòng ngừa


Cách phòng chống bệnh gout


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Acid Uric và những điều cần biết


– Sau đây là thông tin về Acid Uric và những điều cần biết , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top