Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng 5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm

Bài Thuốc / công dụng 5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm


Thông tin về Bài 5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm được cập nhật lúc 2022-01-10 08:30:46 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Viêm tai giữaTiêu chảy ở trẻHo ở trẻ


5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm


10/01/2022


Sáu tháng, các bé bắt đầu được mẹ cho ăn dặm. Đây là một việc không dễ dàng vì các bé phải làm quen với thức ăn đặc, phải nếm những mùi vị lạ, phải học cách “ăn” thay vì “bú”… Đây cũng là giai đoạn mà mẹ thường rất lúng túng khi chế biến thức ăn cho bé. Chúng tôi ghi nhận năm sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm như sau:

Những Nội Dung Cần Lưu Ý1. Dùng nước hầm xương để nấu bột (cháo) cho bé2. Không cho bé ăn dầu ăn 3. Không hiểu rõ giá trị dinh dưỡng thực phẩm4. Không quan tâm đến thông tin dinh dưỡng của sản phẩm.5. Cho bé ăn “cháo dinh dưỡng” không chất lượng.

1. Dùng nước hầm xương để nấu bột (cháo) cho bé

Một số phụ huynh nghĩ rằng nước hầm xương sẽ giúp bé mau “cứng”. Điều này hoàn toàn sai. Trong nước xương, nước thịt có rất ít chất đạm (0.6g/100ml), rất ít canxi (33.5 mg/100 ml). Chất đạm và canxi rất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Sai lầm cho trẻ ăn dặm

Nó lại là những chất khó hòa tan trong nước nên bé cần phải được ăn cả xác thịt. Nên chỉ dùng nước hầm xương thôi thì không cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

2. Không cho bé ăn dầu ăn 

Loại thực phẩm này thường bị nghi  là “thủ phạm” làm cho bé ho, táo bón, biếng ăn… Nhưng thực ra dầu ăn thuộc nhóm thực phẩm giàu chất béo. Trẻ em rất dễ tiêu hóa dầu mỡ. Trong sữa mẹ, tỷ lệ chất béo chiếm 50% năng lượng mà bé vẫn tiêu hóa tốt và rất nhanh đói. Dầu ăn có nhiều năng lượng giúp bé chóng lớn và là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé.

3. Không hiểu rõ giá trị dinh dưỡng thực phẩm

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của bé là mẹ không hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm nên không cung cấp đúng và đủ những chất dinh dưỡng mà bé cần. Ví dụ:

– Cháo của bé được nấu theo công thức gồm: gạo, khoai tây, cà rốt, nước hầm xương.

Gạo và khoai tây cùng chung nhóm bột đường, cà rốt thuộc nhóm rau, nước hầm xương không có giá trị dinh dưỡng đối với bé, nên bữa ăn của bé thừa chất bột đường mà thiếu chất đạm và chất béo.

– Thay thực phẩm giàu chất đạm như  thịt, cá, trứng, tôm… bằng bơ.

Mẹ cần biết rằng: Bơ (Butter) và phô mai (Cheese) đều là sản phẩm của sữa. Nhưng bơ là thực phẩm giàu chất béo (83.5% chất béo, 0.5% chất đạm). Phômai là thực phẩm giàu đạm (25.5% chất đạm, 30.9% chất béo). Nguyên tắc là các thực phẩm trong cùng một nhóm mới thay thế được lẫn nhau .

Vì vậy, bơ chỉ có thể thay cho cho dầu ăn mà thôi.

4. Không quan tâm đến thông tin dinh dưỡng của sản phẩm.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột được pha chế sẵn, tiện lợi cho các bà mẹ. Tuy nhiên, một số bà mẹ quan tâm đến hàng “nội” hay hàng “ngoại” hơn là thông tin dinh dưỡng. Một số bé được ăn toàn loại bột “xách tay” mà càng ngày càng suy dinh dưỡng vì lý do; hàng ngoại nên hướng dẫn cũng bằng tiếng nước ngoài, không đọc được nên mẹ không biết rằng phải cho thêm sữa hoặc các thực phẩm giàu đạm vào bột, vì thực ra đó chỉ là bột gạo thuần túy mà thôi!

5. Cho bé ăn “cháo dinh dưỡng” không chất lượng.

Một số bà mẹ cho con ăn cháo dinh dưỡng khi chính họ cũng không tin vào chất lượng sản phẩm. Rất dễ nhận ra  loại “cháo dinh dưỡng” mà “không dinh dưỡng” vì các thực phẩm giàu đạm (theo lời người bán): cá, thịt, tôm, lươn… đều có dạng sền sệt như bột.

Cần sáng suốt lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Cần sáng suốt khi chọn thực phẩm cho con. Bạn phải nhận diện rõ ràng các loại thực phẩm: rau ra rau, thịt ra thịt … chứ không phải một hỗn hợp bột màu đỏ mà gọi là tôm, hỗn hợp màu trắng mà gọi là thịt gà! Và nhớ rằng một chén cháo đủ chất dinh dưỡng cho bé phải có : 1 muỗng canh thực phẩm giàu đạm (thịt, cá..), 1 muỗng canh rau và 1 muỗng canh dầu ăn.

Tránh sai lầm để bé yêu có sức khỏe tốt, các bạn nhé!

CNĐD Tôn Nữ Thu Trang

Bệnh viện Nhi đồng 1

 

 

 

 

(Visited 473 times, 2 visits today)


Lượt xem:

9.345


Tags:


ăn dặm cho bé

ăn dặm kiểu nhật

sai lầm khi cho bé ăn dặm


Bài viết cùng chủ đề


Trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo khoa học


Cho trẻ ăn ở tư thế nằm, trẻ sẽ dễ bị viêm tai


Thận trọng với chứng đồng tử trắng ở trẻ em


Những nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi chơi đùa


Sự hình thành và các nhân tố ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể


Những điều cha mẹ cần biết về táo bón ở trẻ em


Tự kỷ và những điều cha mẹ cần biết


Trẻ thiếu máu nên ăn gì?


Bệnh tim bẩm sinh – Phòng hơn chữa.


Các dấu hiệu nhận biết bé bị tiêu chảy


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Mẹ nấu món ăn gì giúp bé ngủ ngon?


Suy dinh dưỡng – hậu quả nặng nề khi bé bị tiêu chảy


Các mũi tiêm đầu đời cho trẻ


Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì, kiêng gì


Trẻ bị ho nên ăn gì?


Tật ngậm mút ngón tay ở trẻ


Phụ huynh cần biết: Tâm lý trẻ khi nằm viện*


8 dấu hiệu cảnh báo trẻ bị thiếu máu cha mẹ nên biết


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng 5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm


– Sau đây là thông tin về 5 sai lầm thường gặp khi cho bé ăn dặm , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top