Bài Thuốc / công dụng Bạn đã biết các tác dụng chữa bệnh của đậu đỏ?
Thông tin về Bài Bạn đã biết các tác dụng chữa bệnh của đậu đỏ? được cập nhật lúc 2022-01-14 10:00:40 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Cây hoàn ngọcĐông trùng hạ thảo
Bạn đã biết các tác dụng chữa bệnh của đậu đỏ?
14/01/2022
Đậu đỏ hay còn gọi là xích tiểu đậu [Phaseolus angularis (Willd.) W.F.Wight], họ Đậu (Fabaceae). Ở nước ta, đậu đỏ được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam, như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…
Những Nội Dung Cần Lưu Ý1. Nhận biết hạt đậu đỏ 2. Các chất dinh dưỡng có chứa trong đậu đỏ 3. Tác dụng chữa bệnh của đậu đỏ4. Một số chứng bệnh thường dùng đậu đỏ:
1. Nhận biết hạt đậu đỏ
Sau khi thu hái lấy quả, phơi khô, đập mạnh cho hạt tung ra, sàng sảy lấy riêng hạt. Hạt đậu đỏ có hình bầu dục, hai đầu hơi dẹt, dài độ 3 – 4 mm, đường kính khoảng 1,5 – 2mm, màu hồng thẫm. Đậu đỏ không những là một loại thực phẩm quý giá mà còn là vị thuốc hay.
2. Các chất dinh dưỡng có chứa trong đậu đỏ
Đậu đỏ rất giàu chất dinh dưỡng, như carbonhydrat, protein, lipid, các vitamin nhóm B (B1, B2), các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: Fe, Ca, P… Ngoài ra, còn có các thành phần hóa học khác, như sắc tố,
phytosterol, các saponin tritecpenic…
3. Tác dụng chữa bệnh của đậu đỏ
Đậu đỏ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn.
Đậu đỏ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn (Ảnh: Internet)
Theo YHCT , đậu đỏ được dùng để trị nhiều bệnh thường gặp, như bệnh đường ruột: đau dạ dày, tả, lỵ, đầy trướng bụng; bệnh đường tiết niệu: tiểu ngắn, đỏ, tiểu buốt, dắt; bệnh gan, mật; hoặc mụn nhọt…
Có thể sử dụng đậu đỏ dưới dạng canh thang đậu đỏ, đậu đỏ với ý dĩ, hoặc đậu đỏ với đại táo, ăn thường xuyên.
4. Một số chứng bệnh thường dùng đậu đỏ:
Trị bệnh tiểu đường: đậu đỏ, đậu xanh, ý dĩ, mỗi vị 40g, nấu cháo ăn, tuần 2 – 3 lần. Đậu đỏ (có thể ủ lên mầm), nấu với dạ dày lợn, tuần 2 – 3 lần ăn.
Trị chứng chảy máu hậu môn trước khi đại tiện: đậu đỏ ủ cho nhú mầm, lấy ra phơi khô, đương quy, đồng lượng. Đương quy nên lấy phần phía đầu rễ (quy đầu). Vì quy đầu có tác dụng cầm máu. Đem đương quy thái phiến mỏng, sấy khô ở nhiệt độ ≤ 600 C. Cả hai đều tán thành bột mịn, trộn đều, ngày dùng 1 – 2 lần, mỗi lần 6g.
Trị trĩ chảy máu và đại tiện ra máu: đậu đỏ 20g, hòe hoa thán 12g, đương quy 8g. Sắc lấy nước, trước khi uống, nhân lúc còn nóng có thể cho vào 4g cao da trâu, quấy đều cho tan để uống.
Trị mụn nhọt sưng đau: đậu đỏ 20g, hoàng bá nam (vỏ núc nác), ngưu tất, kim ngân hoa, bồ công anh, đơn lá đỏ, mỗi vị 12g, sắc uống, ngày một thang.
GS.TS Phạm Xuân Sinh
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội
(Visited 3.020 times, 2 visits today)
Lượt xem:
4.446
Tags:
xích tiểu đậu
đậu đỗ
đậu đỏ chữa mụn nhọt
đậu đỏ chữa tiểu đường
đậu đỏ chữa trĩ chảy máu
Bài viết cùng chủ đề
Cây lạc tiên chữa mất ngủ – vị thuốc quý của người Việt
Cây mộc hương có tác dụng gì?
Tác dụng bổ sung dưỡng chất của quả gấc
Bạch chỉ và tác dụng của bạch chỉ trong điều trị chứng đau đầu
Tác dụng không ngờ tới của bí đao
Tác dụng chữa bệnh của Trần bì
Tác dụng của lá cây khổ sâm
Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ
Cây bình vôi – Vị thuốc quý của người Việt
Bầu đất và những công dụng chữa bệnh
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.
Bài viết liên quan
Đậu đỗ nguồn dinh dưỡng quý giá
Mạn kinh tử – vị thuốc trị đau đầu, cảm mạo hiệu quả
Công dụng thú vị của Cúc Bách Nhật
Người bị tiểu đường có uống được đông trùng hạ thảo không?
Cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày
Hoạt chất trong đông trùng hạ thảo: những tác dụng quý giá
Hà thủ ô đỏ – một vị thuốc quý
Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Bạn đã biết các tác dụng chữa bệnh của đậu đỏ?
– Sau đây là thông tin về Bạn đã biết các tác dụng chữa bệnh của đậu đỏ? , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật