Bài Thuốc / công dụng Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
Thông tin về Bài Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng được cập nhật lúc 2022-01-15 09:00:41 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
15/01/2022
Một số thực phẩm có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Ăn đủ liều lượng các thực phẩm này hàng ngày có thể giúp bạn tránh được những căn bệnh hay lây nhiễm.
1.Tỏi
Tỏi không thể giúp bạn có được sức mạnh của siêu nhân nhưng nó sẽ giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các loại bệnh do nấm gây ra. Tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates, ba hợp chất mạnh mẽ giúp cơ thể ngăn chặn và chống lại các bệnh lây nhiễm.
Các hợp chất này có tính kháng khuẩn mạnh đến nỗi nước tỏi tươi có tác dụng ngang với kháng sinh Neosporin trong việc tiệt trùng các vết thương nhỏ. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, những người ăn một lượng lớn tỏi khi bị thương sẽ có thời gian lành vết thương nhanh hơn những người khác.
Tỏi nâng cao sức đề kháng
Ăn như thế nào?
Thêm một chút tỏi trong nước chấm hoặc trong các món xào của bạn là đủ. Chỉ nên ăn vài nhánh tỏi một tuần nếu bạn không muốn cơ thể lúc nào cũng toát ra mùi tỏi. Một điều cần chú ý là càng được nghiền nát, tỏi càng có tác dụng. Acillin được tạo ra khi các tế bào tỏi bị phá hủy, do đó nên sử dụng dụng cụ ép tỏi trước khi ăn. Cũng như nhiều hợp chất khác, allicin, ajoene và thiosulfinates sẽ bị giảm tác dụng theo thời gian, vì vậy tỏi bóc sẵn hoặc nghiền sẵn để lâu sẽ không tốt bằng tỏi tươi bóc vỏ, nghiền và ăn ngay.
Mùi khó chịu của tỏi có thể được giảm đáng kể nếu ăn cùng mùi tây tươi hoặc cây thì là.
2. Gừng
Ngoài tác dụng chống buồn nôn, gừng còn là loại thực phẩm tự nhiên có thể chống viêm, nhất là trong các trường hợp viêm khớp và các bệnh cơ xương khác. Gừng tươi được chế biến thành nhiều dạng, ví dụ như kẹo gừng, trà gừng, xi-rô có gừng pha mật ong… Tuy nhiên, gừng tươi được cho là có nhiều tác dụng hơn cả.
Gừng có tác dụng chống viêm
3. Sữa chua
Ăn vi khuẩn sống dường như không phải là một cách sống khỏe mạnh cho lắm, nhưng cơ thể chúng ta lại cần một số vi khuẩn để vận hành một cách hoàn hảo. Khuẩn acidophilus là một ví dụ về vi khuẩn có lợi cho cơ thể vì nó giúp sản sinh acid lactic ở ruột, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và phân hủy các hợp chất phức tạp thành những đơn chất dễ hấp thụ.
Không có acidophilus và một số khuẩn có lợi khác, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng và hệ thống miễn dịch của chúng ta sẽ sụp đổ. Thêm vào đó, acidophilus chủ động tấn công các vi khuẩn gây bệnh như shigella – vi khuẩn gây bệnh lỵ, nó còn giúp phòng bệnh tiêu chảy và thậm chí cả các bệnh do virus gây ra. Một loại khuẩn có lợi khác là Bifidobacterium lactis có tác dụng nâng cao sức đề kháng ở người già. Các loại khuẩn này đều có trong sữa chua.
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe
Ăn như thế nào?
Sữa chua là nguồn cung cấp acidophilus và bifidobacterium lactis tuyệt vời. Vì vậy, cố gắng ăn sữa chua hàng ngày, tốt nhất là loại ít đường, mỗi lần một cốc là đủ. Khi mua sữa chua, đọc lại các thành phần của nó được ghi trên vỏ hộp để đảm bảo nó có cung cấp các khuẩn có lợi cho cơ thể, quan trọng nhất là acidophilus.
4. Chè xanh
Chè xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và đây là nguồn quan trọng cung cấp polyphenol – chất chống ôxy hoá, giúp làm sạch các gốc tự do (thủ phạm gây tổn thương AND và lão hoá). Cần biết rằng, chất chống ôxy hoá trong chè xanh còn cao hơn trong hoa quả và rau. Mặt khác, chè xanh có tác dụng ngăn ngừa viêm khớp, hạn chế quá trình lão hoá và giảm chứng cao huyết áp.
5. Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm, giúp hình thành các tế bào bạch cầu, cần thiết cho việc chống lại virus và vi khuẩn. Khi cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn thế, thịt bò là nguồn cung cấp sắt rất quan trọng, hàm lượng sắt trong thịt bò nhiều hơn hẳn cá và các loại thịt gia cầm khác. Bởi vậy, thịt bò có tác dụng làm tăng hồng cầu, khiến cho da hồng hào, nhuận sắc. 100gr thị bò philê nấu chín sẽ cung cấp 30% lượng sắt cần thiết hàng ngày cho một phụ nữ nặng 60kg. Hàm lượng axit amin trong thịt bò nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Các axit amin này có tác dụng bổ sung năng lượng và tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng thịt bò với một lượng vừa phải. Mỗi tuần, có thể ăn thịt bò 2-3 bữa, mỗi bữa tối đa 100gr (với người trưởng thành) chú ý dùng thịt nạc, không dùng thịt mỡ.
6. Nấm
Nấm là thức ăn lý tưởng để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Nấm chứa protein thực vật, chất béo, calo, các vitamin và chất khoáng hữu ích, đặc biệt là sêlen. Sêlen có tác động đến hệ miễn dịch, làm kích thích tăng trưởng hooc-môn tuyến giáp. Khoáng chất đồng và sắt trong nấm góp phần tạo ra tế bào máu và giúp cơ thể sản xuất bạch cầu. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nấm giúp bạch cầu tấn công vi khuẩn lạ nên có tác dụng ngăn ngừa cơ thể mắc các bệnh nhiễm trùng.
7. Hàu
Hàu không chỉ giúp bạn tăng cường khả năng của mình trong phòng ngủ mà nó còn chứa kẽm, một trong những vi chất tốt nhất giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Kẽm giúp tái tạo lại các tế bào bạch cầu và kháng thể nhanh hơn và làm chúng mạnh hơn khi chống lại các bệnh lây nhiễm.
Kẽm là nguyên tố cần thiết cho tế bào và nó sản sinh ra khoảng 100 loại enzyme khác nhau giúp nâng cao các phản ứng hoạt hóa của cơ thể.
Nếu những điều này chưa đủ thuyết phục bạn ăn hàu, kẽm còn trực tiếp ngăn chặn vi khuẩn và virus phát triển bằng cách đầu độc các tác nhân gây bệnh hoặc tăng cường phản ứng miễn dịch tại nơi lây nhiễm.
Thiếu kẽm chỉ ở mức độ thấp đã có thể làm giảm chức năng miễn dịch, thiếu kẽm nghiêm trọng có thể làm cho hệ thống miễn dịch sụp đổ hoàn toàn, vì thể nếu không thích ăn hàu, bạn cũng nên cố gắng tập ăn vài con mỗi tuần.
Hàu làm tăng sức đề kháng
Ăn như thế nào?
Mỗi con hàu cỡ trung bình có thể chứa 13mg kẽm. Các bác sĩ đã tính toán rằng, một người bình thường cần từ 15mg đến 25mg kẽm mỗi ngày nhưng nếu cảm thấy bụng mình không ổn, không nên cố ăn quá nhiều. Ăn một vài con hàu một tuần có thể giúp bạn tăng sức đề kháng một cách rõ rệt nhưng hay cẩn trọng, đưa vào cơ thể quá nhiều kẽm có thể sẽ gây ngộ độc vì nó làm giảm việc hấp thụ đồng và sắt và điều này là nguyên nhân của bệnh thiếu máu. Cần hỏi ý kiến bác sĩ mỗi khi muốn tăng lượng kẽm hấp thụ.
Nếu không thể ăn được hàu thì cua, thịt bò, thịt gà sẫm cũng như đậu đũa là những nguồn thức ăn có chứa từ 1.8mg đến 7mg kẽm cho mỗi bữa ăn.
8. Cà rốt
Cà rốt có chứa rất nhiều chất beta carotene, hợp chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Chất này có tác dụng giúp cơ thể tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Cà rốt còn chứa falcarinol, siêu hợp chất có các thành phần giúp ngừa bệnh ung thư. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những con chuột có ăn một chút cà rốt có khả năng mắc bệnh ung thư ruột già chỉ bằng một phần ba so với những con khác.
Ăn như thế nào?
Để tận dụng tối đa các tác dụng mà cà rốt mang lại cho cơ thể, tốt nhất là nên ăn cà rốt sống lúc nó còn tươi. Cà rốt được chế biến vẫn tốt nhưng một phần beta carotene và falcarinol sẽ bị tiêu hủy bởi nhiệt trong khi nấu. Có thể bạn sẽ hỏi bao nhiêu củ cà rốt là đủ cho một ngày? Câu trả lời là hãy thay các đồ ăn vặt của bạn bằng cà rốt. Uống một nửa cốc nước cà rốt ép một ngày cũng là một cách rất tuyệt đấy.
9. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều calories, beta-carotene, vitamin vừa tăng cường miễn dịch lại có thể chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra cũng như chống ung thư.
Nếu có nhu cầu giảm cholesterol thì khoai lang sẽ là một cứu cánh hiệu quả. Không những thế, lượng vitamin C và vitamin E dồi dào trong khoai lang sẽ rất quan trọng đối với một hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
10. Cải xoăn
Cải xoăn thuộc họ nhà cải, có màu xanh đậm và là thực phẩm giúp tăng cường tổng thể, giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày và đặc biệt cho hệ miễn dịch.
Cụ thể, cải xoăn rất giàu sắt, canxi, beta-carotene, giàu kali, vitamin C. Và cũng giống như các thành viên khác của gia đình họ cải (bông cải xanh và súp lơ như vậy là), cải xoăn chứa hợp chất chống ung thư – như sulforaphane và indoles.
Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp
(Visited 296 times, 2 visits today)
Lượt xem:
1.233
Tags:
Bài viết cùng chủ đề
Những lý do nên ăn táo xanh
Những công dụng tuyệt vời của trái hồng
Tác dụng khi ăn măng và những lưu ý khi ăn măng
Một số thực phẩm không nên dùng chung với sữa
Tác dụng ít biết của dưa chuột
Các món ăn từ đậu đen tốt cho sức khỏe
5 thói quen ăn sáng làm bạn chết sớm hơn
Chế độ ăn uống của cầu thủ bóng đá Việt Nam nghiêm ngặt như thế nào?
Những bài thuốc chữa bệnh từ con nhộng
Lên thực đơn “ăn trái cây” để có vóc dáng đẹp
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.
Bài viết liên quan
Những thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông
Công dụng tuyệt vời của trứng gà với sức khỏe
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ thực phẩm họ đậu
Nội tạng động vật: món khoái khẩu nhưng nhiều nguy cơ bệnh tật
Thuốc thức ăn thanh nhiệt cơ thể những ngày hè oi bức
Các món ăn bổ dưỡng từ thịt gà
Nguyên tắc luôn luôn – và không bao giờ khi ăn
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
– Sau đây là thông tin về Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật