Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Bài tập làm mạnh cơ sàn chậu cho phụ nữ

Bài Thuốc / công dụng Bài tập làm mạnh cơ sàn chậu cho phụ nữ


Thông tin về Bài Bài tập làm mạnh cơ sàn chậu cho phụ nữ được cập nhật lúc 2022-01-11 08:30:21 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Sản khoaPhụ khoaTránh thai


Bài tập làm mạnh cơ sàn chậu cho phụ nữ


11/01/2022


Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc tập luyện các cơ sàn chậu có thể giúp bạn cải thiện việc kiểm soát bàng quang, tử cung và hậu môn. Nếu thực hiện đúng, các bài tập này sẽ có thể giúp tăng sức mạnh các cơ sàn chậu và giúp kiểm soát việc đại tiện và tiểu tiện tốt hơn.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý1. Sàn chậu hay tầng sinh môn là gì?2. Các nguyên nhân làm yếu sàn chậu3. Tầm quan trọng của cơ sàn chậu4. Triệu chứng của yếu sàn chậu5. Các bài tập làm mạnh sàn chậu6. Các bài tập Kegel (thường gọi là Kegels)7. Những trường hợp nào nên tập cơ sàn chậu?8. Cách nhận biết cơ sàn chậu hoạt động9. Cách tập các cơ sàn chậuBài tập chậmBài tập nhanh10. Lời khuyên

1. Sàn chậu hay tầng sinh môn là gì?

Cấu trúc của sàn chậu (ảnh: internet)

Sàn chậu là một cấu trúc giải phẫu ở nam và nữ, gồm nhiều cân cơ, nằm giữa gồ mu phía trước và xương cụt phía sau. Sàn chậu nằm dưới hoành chậu hông và ở giữa hai chân, có tác dụng như một cái vòng để nâng đỡ các tạng ở thấp trong ổ bụng. Ngoài ra còn giúp kiểm soát tốt việc tiêu tiểu cũng như trung tiện, tham gia vào quy trình sinh nở và hoạt động tình dục.

Thông thường, người phụ nữ ít nghĩ tới sàn chậu của họ cho đến khi có vấn đề. Khi sàn chậu của họ trở nên căng giãn quá mức, nhão, hay rách, nó không thể chống đỡ lâu hơn và các triệu chứng bắt đầu lộ diện (to surface).

2. Các nguyên nhân làm yếu sàn chậu

Sức mạnh của sàn chậu có thể bị suy yếu khi các cơ, gân, dây chằng hay thần kinh bị ảnh hưởng  bởi:

– Mang thai, sinh đẻ, cắt  tầng sinh môn, mổ lấy thai

– U xơ tử cung to

– Mãn kinh

– Cắt tử cung

– Hút thuốc lá, ho mạn tính

– Rặn thường xuyên mỗi khi đi cầu

– Béo phì

– Sử dụng nhiều các thực phẩm chế biến sẵn

– Không hoạt động làm giảm trương lực, sức mạnh và độ mềm deo của sàn chậu.

Giữ trương lực sàn chậu giúp kiểm soát dòng nước tiểu qua niệu đạo và việc tống phân qua trực tràng.

3. Tầm quan trọng của cơ sàn chậu

Tầm quan trọng của cơ sàn chậu (Ảnh: Internet)

Các cơ của sàn chậu được giữ vững chắc và ở tình trạng căng cơ để ngăn chặn rò rỉ nước tiểu từ bàng quang và xì hơi hoặc phân từ ruột. Khi bạn bắt đầu đi tiểu hoặc đi tiêu, các cơ sàn chậu thư giãn, lúc kết thúc các cơ thắt chặt lại để kiểm soát sự rò rỉ. Các cơ cũng se thắt chặt lại khi bạn cười, ho, nâng vật nặng hoặc hắt hơi để tránh bị rò rỉ. Chúng cũng có chức năng quan trọng trong hoạt động tình dục, giúp cải thiện quan hệ tình dục.

4. Triệu chứng của yếu sàn chậu

Khi các cơ chậu hông không đủ sức nâng đo các tạng, có thể gây ra các vấn đề sau đây ở nữ giới:

– Són tiểu hay són phân

– Táo bón hoặc tắc ruột không hoàn toàn hoặc đi tiểu khó (bàng quang luôn còn nước tiểu)

– Giảm khoái lạc tình dục

– Giao hợp đau và không thể đạt tới cực khoái

– Sa tử cung, bàng quang hay trực tràng

– Đau lưng thấp hay đau bụng dưới

Sàn chậu yếu không phải chỉ gặp ở nữ  giới  sau mang thai hoặc sau sinh đe mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gây ra các triệu chứng như đái rắt hay đau khi giao  hợp.

Khi bạn đã có các vấn đề của sàn chậu hoặc muốn tránh các vấn đề về sau, bổ sung các bài tập Kegel hoặc các phương pháp khác hàng ngày để làm mạnh sàn chậu.

5. Các bài tập làm mạnh sàn chậu

Nhờ đó tránh được: rách hoặc sa, phải phẫu thuật hay khâu may sàn chậu.

Nếu bạn chờ đến khi đã có các biểu hiện của yếu sàn chậu thì các lựa chọn can thiệp sàn chậu se bị hạn chế.

6. Các bài tập Kegel (thường gọi là Kegels)

Kegels làm mạnh sàn chậu với hiệu quả cao, dễ làm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và không bị người khác biết. Khởi đầu ra sao:

– Nhận biết các cơ sàn chậu trong một lần đi tiểu, bằng cách ngừng tiểu giữa chừng để cảm nhận những cơ nào cần nhắm đến với Kegels.

– Thít chặt những cơ này khi ngồi, đứng hoặc nằm. Phải chắc chắn là bạn tách bạch được các cơ sàn chậu và không sử dụng đến các cơ khác như các cơ bụng hay các cơ mông.

– Thít chặt các cơ sàn chậu trong 5 giây và sau đó thư giãn 5 giây. Làm 10 lần.

– Mỗi ngày cố gắng làm 3 đợt, mỗi đợt làm 10 lần. Lúc đầu, bạn cảm thấy vùng này cực yếu, thậm chí không đáp ứng, nhưng cũng như đa số các cơ vùng chậu hông sẽ đáp ứng nhanh chóng nếu bạn tập Kegels đều đặn và kiên trì.

Những bài tập trường lực sàn chậu thêm nữa, cân nhắc việc đưa vào sử dụng một vật hình nón hay một quả bóng (smart ball) với tham khảo các chuyên gia lâm sàng hoặc qua mạng. Giúp tập trung cố gắng làm thít chặt tăng dần các cơ quanh âm đạo, niệu đạo và trực tràng trong 10 giây, sau đó thư giãn trong 10  giây.

7. Những trường hợp nào nên tập cơ sàn chậu?

Nên tiến hành tập cơ sàn chậu khi bạn được phát hiện có vấn đề về yếu cơ sàn chậu. Bạn có thể nhờ bác sT chuyên khoa hoặc chuyên viên vật lý trị liệu tư vấn khi bạn gặp phải một trong các tình huống sau:

– Bạn vừa mới sinh con.

– Bạn hay bị táo bón.

– Bạn có những đợt ho dai dẳng.

– Hay bạn đang bước vào giai đoạn mãn kinh.

– Bạn hay bị rò rỉ nước tiểu khi bạn ho, hắt hơi, cười, tập thể dục, nâng đồ vật và chơi thể thao.

Cơ sàn chậu của bạn rất cần được hỗ trợ nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề trên.

8. Cách nhận biết cơ sàn chậu hoạt động

Bạn có thể cảm nhận thấy cơ sàn chậu hoạt động bằng cách tưởng tượng bạn đang rất muốn đi vệ sinh nhưng bạn cố gắng kìm giữ lại (giống như bạn đang nín tiểu  hay nín đi tiêu), hoặc  bạn  có thể đặt  hai ngón tay vào âm đạo của bạn và cố gắng co bóp chúng. Các cơ bạn đang sử dụng để làm điều này chính là các cơ của sàn chậu.

9. Cách tập các cơ sàn chậu

– Có 2 cách để tập mạnh cơ sàn chậu: bài tập chậm và bài tập nhanh. Bạn phải thực hiện đúng và luôn kiểm tra hoạt động của các cơ sàn chậu. Bạn ngồi thoải mái trên ghế, hít thở bình thường trong suốt quá trình tập.

Bài tập chậm

– Bạn cố gắng co bóp các cơ vùng sàn chậu để giữ hơi hoặc giữ nước tiểu khi bạn đang muốn nhịn trung tiện hoặc nhịn đi tiểu. Không sử dụng cơ bụng, cơ mông hoặc các cơ chân của bạn khi bạn thực hiện bài tập này, chú ý mông và chân không di chuyển trong suốt bài tập.

– Khi bạn đã kích hoạt được cơ sàn chậu, cố gắng duy trì sự co cơ khoảng 10 giây. Sau đó thả lỏng cho cơ nghỉ 4-5 giây, rồi lặp lại tương tự. Những lần đầu nếu cơ bạn quá yếu, thì bạn có thể giữ lại khoảng 5 giây rồi thả lỏng. Thực hiện khoảng 10 lần mỗi đợt tập. Thời gian giữ co cơ se tăng dần theo sự tăng sức mạnh cơ vùng sàn chậu của bạn.

– Tập thường xuyên nhiều đợt trong ngày.

Bài tập nhanh

– Điều quan trọng là phải tập luyện cơ sàn chậu co nhanh để tránh bị rò rỉ nước tiểu khi bạn ho hoặc hắt hơi. Vì vậy, tập luyện co cơ nhanh là điều cần thiết.

– Những bài tập nhanh cũng được thực hiện theo cách tương tự như bài tập chậm, nhưng khi bạn co bóp cơ chỉ giữ lại khoảng 1-2 giây, rồi sau đó thả lỏng nhanh chóng. Bạn nên lặp lại những bài tập này càng nhiều càng tốt, tối đa 10 lần.

Bạn nên làm cả hai bài tập nhanh và chậm ít nhất 6-8 lần trong ngày. Cũng đừng làm quá sức dễ gây đau các cơ. Các cơ sàn chậu sẽ được cải thiện và tăng cường sức mạnh theo thời gian bạn tập.

Cả hai bài tập sàn chậu nói trên đều có thể được thực hiện ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Có thể kết hợp các bài tập này với các hoạt động hàng ngày như trong lúc bạn nấu ăn, xem tivi, chờ đèn giao thông, đợi xe buýt hoặc trong khi bạn xếp hàng trong siêu thị.

10. Lời khuyên

– Bạn cần tránh bị táo bón, vì sự gắng sức khi đi tiêu do táo bón se làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Một trong những điểm cần chú ý là khi đi vệ sinh bạn cần ngồi ở tư thế thư giãn với chân được nâng đỡ và đầu gối cao hơn hông của bạn.

– Cố gắng giảm lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày.

– Cố gắng nhớ hoạt động cơ sàn chậu trước khi ho, nâng vật nặng hoặc bất cứ khi nào có áp lực lên ổ bụng.

– Nếu bạn thừa cân, giảm cân giúp giảm áp lực lên cơ sàn chậu.

– Hạn chế nâng vật nặng khi không cần thiết.

– Có thể mất 3 tháng hoặc lâu hơn để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Do đó, điều quan trọng là bạn phải kiên trì tập luyện đến khi có kết quả.

– Khi bạn đã kiểm soát được bàng quang, đừng quên bài tập cơ sàn chậu. Cố gắng tiếp tục tập luyện thường xuyên vài lần mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn không bị trở lại.

– Trong một dịp khác, chúng tôi sẽ đề cập đến các bài tập Pilates và Yoga cũng có tác dụng làm mạnh các cơ cốt loi bên trong sàn chậu và cho phép giữ sự thăng bằng, sự vững chãi, và sự mềm dẻo cho phần còn lại của cơ thể bạn.

CN VLTL Phan Nguyễn Thị Loan 

Trích Tạp chí “Sống khỏe” số 25 – Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

 

(Visited 9.537 times, 3 visits today)


Lượt xem:

10.061


Tags:


5 động tác thể dục tốt cho cơ sàn chậu

Bài tập cơ sàn chậu: Tất cả phụ nữ đã có “quan hệ” nên tập hàng ngày

Bài tập làm mạnh cơ sàn chậu cho phụ nữ

Bài tập phục hồi chức năng cơ sàn chậu sau sinh mẹ nên biết

Các bài tập mạnh cơ đáy chậu – Phục hồi chức năng


Bài viết cùng chủ đề


Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng và cách phòng tránh


Nhiễm HPV – Lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán


Những dấu hiệu kèm theo đau bụng kinh cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe


Cách thức mới giúp phụ nữ sinh đẻ an toàn mà không đau


Điều trị viêm âm đạo tại nhà như thế nào cho hiệu quả?


Bị buồng trứng đa nang nên ăn gì và không nên ăn gì?


Đề phòng viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi


Có nên lạm dụng cách trị ho bằng siro?


Cách xử trí khi trẻ co giật do sốt cao


Thuốc đặt hậu môn sử dụng đúng cách cho trẻ


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


12 trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai


Điều trị viêm âm đạo bằng lá trầu không


Chứng bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh


Những điều cần biết về chứng bệnh rong kinh


Chuột rút khi mang thai báo hiệu điều gì?


Băng huyết sau sinh – tai biến sản khoa nguy hiểm


Bàn chân khoèo – Chẩn đoán và điều trị


Các phương pháp điều trị u xơ tử cung


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Bài tập làm mạnh cơ sàn chậu cho phụ nữ


– Sau đây là thông tin về Bài tập làm mạnh cơ sàn chậu cho phụ nữ , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top