Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Chiến lược bổ sung vi chất vào thực phẩm

Bài Thuốc / công dụng Chiến lược bổ sung vi chất vào thực phẩm


Thông tin về Bài Chiến lược bổ sung vi chất vào thực phẩm được cập nhật lúc 2022-01-04 09:00:47 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Chiến lược bổ sung vi chất vào thực phẩm


04/01/2022


Bổ sung vi chất vào thực phẩm là thêm một lượng vi chất nhiều hơn lượng đã có sẵn trong thực phẩm nhằm duy trì hoặc cải thiện chất lượng của bữa ăn.

Đây là một trong những giải pháp dựa vào thực phẩm được người dân sử dụng thường xuyên nhằm phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

1. Lịch sử chương trình bổ sung vi chất vào thực phẩm

Bổ sung vi chất vào thực phẩm đã được thực hiện thành công ở nhiều nước phát triển. Giải pháp này cũng đã được thực hiện ở một số nước đang phát triển và đạt nhiều thành công đáng kể:

Từ năm 1910, Đan Mạch đã bổ sung vitamin A vào bơ thực vật để phòng chống thiếu vitamin A nhằm thanh toán bệnh khô mắt. Bổ sung vitamin A vào đường đã được thực hiện ở Guatemala từ năm 1974.

Năm 1923, Anh và Mỹ đã bổ sung vitamin D vào sữa để phòng chống bệnh còi xương rất phổ biến ở trẻ nhỏ vùng Bắc bán cầu do thiếu ánh sáng trong những tháng mùa đông vì lượng vitamin D ăn vào thấp.

Việc sử dụng gạo sát ở Philipin dẫn tới các vụ dịch bệnh beri-beri (thiếu vitamin nhóm B), năm 1948 giải pháp bổ sung thiamin vào gạo đã giảm đáng kể tỉ lệ tử vong do bệnh này.

Vào những năm 1950 tại Hoa Kỳ, 90% các loại thực phẩm cho trẻ nhỏ chưa được bổ sung sắt vào tỉ lệ trẻ nhỏ bị thiếu sắt vào khoảng 30%. Thông qua tăng cường sắt vào thức ăn của trẻ em, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 5%.

Năm 1998, Mỹ đã tăng cường acid folic vào bột mì để phòng bệnh nứt đốt sống và khuyết tật ống thần kinh của thai nhi ở phụ nữ có thai.

Năm 1993 Venezuala bắt đầu bổ sung vitamin A1, B1, B2, B6 và sắt vào bột ngô vàng và bột mỳ là hai loại ngũ cốc cung cấp tới 45% năng lượng khẩu phần của người dân và tỉ lệ thiếu sắt đã giảm đáng kể từ 37% xuống 15% sau 2 năm.

Năm 1923, Thụy Sĩ là nước đầu tiên đã tăng cường iod và muối để phòng chống bướu cổ và chứng đần độn. Sau đó chương trình này đã được thực hiện ở Mỹ năm 1930. Nhiều tiến bộ cơ bản đã được trong việc giảm tỉ lệ thiếu hụt iod thông qua việc trộn iod vào muối. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng muối iod toàn cầu đã tăng từ dưới 5% (năm 1990) lên hơn 75% (năm 2000).

Từ năm 1995, tại Việt Nam Thủ tướng chính phủ đã ký Nghị định theo đó việc bổ sung iod vào muối ăn đã được triển khai rộng rãi ở nước ta và cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc phòng chống bệnh bướu cổ.

2. Các bước bổ sung vi chất vào thực phẩm

Đánh giá, xác định tình trạng vi chất của cộng đồng.

Xác định mức tiêu thụ thực phẩm mang (đặc biệt của nhóm có nguy cơ cao)

Chọn thực phẩm mang và chất bố sung thích hợp.

Nghiên cứu tính ổn định và khả năng chấp nhận của thực phẩm bổ sung.

Đánh giá giá trị sinh học của chất bổ sung vào thực phẩm tại cộng đồng.

Triển khai các nghiên cứu tại thực địa nhằm khẳng định thực phẩm đã bổ sung vi chất cải thiện tốt tình tràng thiếu hụt vi chất đó của người dân tại cộng đồng.

Triển khai ra diện rộng thành chương trình quốc gia.

3. Thực phẩm mang và chất bổ sung phải đảm bảo yếu tố nào?

Thực phẩm mang (vehicle)

Loại thực phẩm sử dụng để bổ sung phải là loại thông dụng, được đa số người dân tiêu thụ.

Thực phẩm đã bổ sung vi chất phải không quá đắt sao cho nhóm dân cư có thu nhập thấp (thường là nhóm có nguy cơ cao hơn về thiếu vi chất và suy dinh dưỡng) có thể mua được.

Thực phẩm đó phải được chế biến tập trung với một số lượng lớn để có thể giám sát được quá trình bổ sung.

Sản phẩm phải được phân phối thông qua một mạng lưới rộng rãi để có thể tới được mọi miền của đất nước.

Thực phẩm bổ sung vi chất phải được tiêu thụ với một lượng tương đối cố định để có the tính toán tương đối cô định để có thể tính toán tương đối liều lượng tăn cường và lượng vi chất ăn vào tránh gây quá liều.

Chất bổ sung (fortificant)

Phải có giá trị sinh hoặc cao (hấp thu tốt khi thêm vào thực phẩm).

Không bị cản trở hấp thu bởi các chất ức chế hấp thu có mặt trong khẩu phần.

Không bị kết tủa và không làm thay đổi rõ rệt màu sắc, mùi và vị của thực phẩm khi bảo quản thời gian dài.

Không bị ảnh hưởng của nhiệt độ cao do chế biến hay đun nấu.

4. Theo dõi chương trình ở cộng đồng như thế nào?

Các thành viên chính của chương trình

Các Viện nghiên cứu: để xác định tầm quan trọng của vấn đề thiếu vi chất và tìm giải pháp thích hợp.

Các Bộ liên quan của Chính phủ: để ban hành luật pháp và ủng hộ về mặt hành chính trong thực hiện chương trình.

Người tiêu dùng cần được tuyên truyền giáo dục về lợi ích của thực phẩm tăng cường và hiệu quả của chương trình để bản thân họ hình thành nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cường. Dựa trên cơ sở đó các nhà công nghiệp có the tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Ngành công nghiệp thực phẩm có khả năng sáng tạo để sản xuất thực phẩm tăng cường sao cho hợp về giá, an toàn và hợp vệ sinh.

Các Tổ chức quốc tế: có thể hỗ trợ về kinh phí và tư vấn kĩ thuật

Các yếu tố để thực hiện chương trình bổ sung vi chất thành công

Chương trình phải được các cấp, các ngành ủng hộ.

Có tính khả thi và an toàn: người dân có thể sử dụng để một lượng thực phẩm tăng cường nhằm đạt hiểu quả cao mà không sợ bị quá liều.

Cần có sự phối hợp nhiều ban ngành liên quan: Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan vận chuyển, Cơ quan luật pháp, Truyền thông giáo dục, Quảng cáo…

Cần khuyến khích về mặt kinh tế và thị trường: các nhà sản xuất thực phẩm là thành viên chính của chương trình bổ sung vi chất. Việc nâng cao nhận thức khuyến khích về giá cả và thị trường cần được thực hiện để vượt qua những khó khăn ban đầu của người tiêu dùng để họ hợp tác với chương trình. Những hỗ trợi về tài chính lúc ban đầu đặc biệt quan trọng, để vượt qua giai đoạn khủng hoảng ban đầu mà trong thời gian đó người tiêu dùng có the sẽ phát sinh nhu cầu sử dụng thực phẩm bổ sung.

Thông tin, giáo dục truyền thông rất quan trọng nhằm giáo dục cho người tiêu dùng về sự cần thiết của việc dùng thực phẩm đã bổ sung vi chất và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Giám sát liều bổ sung: hệ thống giám sát và đánh giá cần được thiết lập để đảm bảo rằng thực phẩm bổ sung vi chất có liều lượng ổn định sau quá trình sản xuất và phân phối tới người tiêu dùng. Sử dụng thực phẩm bổ sung có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng vi chất.

Chương tình cần duy trì lâu dài: giữa chính phủ, ngành công nghiệp, và người tiêu dùng phải có sự nhất trí trong việc chia sẻ về giá tăng của thực phẩm bổ sung để duy trì chương trình. Chỉ cần có sự chênh lệch rất ít về giá giữa thực phẩm bổ sung và không bổ sung cũng có thể ảnh hưởng tới thành công của chương trình.

Hệ thống luật thực phẩm: chương trình cần phải được hệ thống luật lệ ủng hộ, sao cho nhà sản xuất không phàn nàn về việc bổ sung, phảm đảm bảo chất lượng thực phẩm, đủ liều, đóng gói và dán nhãn rõ ràng.

5. Chương trình bổ sung vi chất vào thực phẩm ở Việt Nam

Bổ sung iod vào muối

Các rối loạn do thiếu iod khá phổ biến ở nước ta. Việc toàn dân sử dụng muối iod đã đưa vào nghị định của Chính phủ từ năm 1995. Đến nay có khoảng 61% dân số toàn quốc sử dụng muối iod. Mục tiêu đến năm 2005 giảm tỉ lệ bướu cổ trẻ em 8 – 12 tuổi dưới 5%, ổn định cung cấp muối iod trong toàn quốc với trên 90% hộ gia đình sử dụng muối iod.

Bổ sung sắt vào nước mắm

Chương trình bổ sung sắt vào nước mắm đã bắt đầu triển khai từ năm 1998 theo 7 bước nói trên bao gồm:

Đánh giá, xác định tình trạng vi chất của cộng đồng: thiếu máu là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở nước ta. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng (2000) tỉ lệ thiếu máu ở mọi đối tượng còn rất cao, trong đó nguyên nhân chính là do thiếu sắt. Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 34,1%, ở phụ nữ có thai là 32,2%, ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 24,3%.

Xác định mức tiêu thụ thực phẩm mang: Theo số liệu tổng điều tra năm 2000 của Viện Dinh dưỡng mức tiêu thụ nước mắm trung bình khoảng 16 ml/người/ngày.

Chọn thực phẩm mang là nước mắm và chất tăng cường thích hợp là NaFeEDTA.

Nghiên cứu tính ổn định và khả năng chấp nhận của thực phẩm tăng cường cho thấy: nước mắm tăng cường cho thấy: nước mắm tăng cường NaFeEDTA với liều 5 – 10 ml nước mắm bảo quản trong thời gian 6 tháng có hàm lượng sắt ổn định, màu sắc, mùi vị của nước mắm thay đổi không đáng kể và người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận được.

Nghiên cứu giá trị sinh học của sắt NaFeEDTA trong thực phẩm cho thấy NaFeEDTA có giá trị sinh học (độ hấp thu) 2 lần cao hơn FeSO4.

Triển khai các nghiên cứu tại thực địa nhằm khẳng định thực phẩm đã bổ sung vi chất cải thiện tốt tình trạng thiếu hụt vi chất đó của người dân tại cộng đồng.

Triển khai ra diện rộng thành chương trình tăng cường quốc gia: Viện Dinh dưỡng đã trình đề cương “Khởi xướng chương trình bổ sung sắt vào nước mắm” tới tổ chức Liên minh toàn cầu nhằm cải thiện dinh dưỡng (GAIN). Mục đích của chương trình là đến năm 2008 các nhà máy nước mắm sẽ cung cấp khoảng 70% sản lượng nước mắm bổ sung sắt với giá cả hợp lý tới tất cả người dân Việt Nam, những người có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai ở các vùng có chương trình xuống 25% vào năm 2010 như mục tiêu của chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia 2001-2010 đã đề ra.

Liên minh toàn cầu nhằm cải thiện dinh dưỡng đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình này tại Việt Nam trong toàn quốc trong thời gian 3 năm (từ năm 2005 đến năm 2008). Tuy nhiên để có thể triển khai tốt chương trình cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan đặc biệt là Bộ Y tế.

TS. Phạm Văn Thúy

Viện Dinh dưỡng Quốc gia

(TTVN số 9)

(Visited 76 times, 2 visits today)


Lượt xem:

1.039


Tags:


Bài viết cùng chủ đề


Cách làm bánh Chưng


Các món bánh cho bữa sáng tràn đầy năng lượng


Chế độ ăn uống của cầu thủ bóng đá Việt Nam nghiêm ngặt như thế nào?


3 công dụng tuyệt vời của hạt sen


Những thực phẩm giúp giải nhiệt mùa hè


7 mẹo “giữ chân” vitamin trong thực phẩm khi nấu


Thuốc thức ăn thanh nhiệt cơ thể những ngày hè oi bức


Thực phẩm phòng cúm trong mùa lạnh


Gan lợn: chế biến không đúng rước độc vào người


Cách làm bột ngũ cốc đẹp da


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Cách làm bánh tét truyền thống và những món ngon từ bánh tét


Điểm danh mặt không tốt của sữa chua


Các món ăn từ đậu đen tốt cho sức khỏe


Một số thực phẩm không nên dùng chung với sữa


Thực phẩm tốt cho phụ nữ trung niên


Chùm ngây với những tác dụng không ngờ tới


Những thực phẩm tốt cho sức khỏe trong mùa World Cup


Hải sản: thực phẩm ngon, bổ nhưng dễ bị ngộ độc


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Chiến lược bổ sung vi chất vào thực phẩm


– Sau đây là thông tin về Chiến lược bổ sung vi chất vào thực phẩm , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top