Bài Thuốc / công dụng Bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh
Thông tin về Bài Bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh được cập nhật lúc 2021-10-03 21:44:50 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Tắc lệ đạo bẩm sinh là gì?Lệ đạo là hệ thống đường dẫn nước mắt đi từ vùng hồ lệ đến khe mũi dưới, bao gồm: Điểm lệ; lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi. Ở trẻ em, khi còn trong bụng mẹ ở thời kì đầu hệ thống lệ đạo là một ống đặc. Đến những tháng cuối của thời kỳ thai nghén hệ thống lệ đạo mới trở nên rỗng. Sự biến đổi từ đặc sang rỗng của lệ đạo được gọi là quá trình tạo ống. Đa số trẻ khi sinh ra, lệ đạo đã thông suốt để thực hiện chức năng dẫn lưu nước mắt. Chỉ ở một số ít trẻ, quá trình tạo ống vẫn tiếp tục cho đến sau khi sinh ra 1-2 tuần mới hoàn chỉnh.Hiện tượng chảy nước mắt thường xuyên mà dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống gây cảm giác rất khó chịu và lo lắng cho nhiều người, nhất là hiện tượng này xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường gặp nhất là tắc lệ đạo.I. Nguyên nhân gây tắc lệ đạo bẩm sinhKhi nước mắt không chảy vào lệ đạo mà lại chảy ra ngoài gây nên hiện tượng chảy nước mắt sống thì nguyên nhân thường gặp nhất là do tắc lệ đạo, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Khi phát hiện thấy trẻ bị chảy nước mắt sống hoặc thường thấy đọng nước ở khe mi thì nên đưa trẻ đi khám ngay, để được điều trị đúng và kịp thời.Tắc lệ đạo bẩm sinh thường do ba nguyên nhân sau đây:Không có điểm lệ: Trẻ sẽ luôn bị chảy nước mắt và viêm kết mạc kéo dài. Tùy theo mức độ bệnh mà có các cách xử trí khác nhau. Nếu chỉ do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo nhưng nếu do tắc lệ đạo hoàn toàn thì phải phẫu thuật thông hố lệ mũi khi trẻ lớn.Rò túi lệ bẩm sinh: Vùng da gần góc trong của mắt có lỗ rò nhỏ gây chảy nước mắt qua lỗ rò này. Điều trị bằng cách phẫu thuật đóng lỗ dò.Tắc ống lệ mũi bẩm sinh: Đây là trường hợp thường gặp nhất xảy ra ở khoảng 5% trẻ sơ sinh 12-20 ngày tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc hai bên mắt, thỉnh thoảng gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, nếu bị thường xuyên và kéo dài có thể tạo ra mủ nhầy, viêm kết mạc mắt, sưng túi lệ.II. Những biến chứng gặp phải khi bị tắc lệ đạoKhi tắc lệ đạo, đặc biệt là tắc ở ống lệ mũi, có thể gây ra viêm túi lệ mạn tính. Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, viêm mạn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp-xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da. Bệnh nhân thường đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ.III. Cách điều trị tắc lệ đạo bẩm sinhĐiều trị theo nguyên nhân và độ tuổiĐiều trị tắc lệ đạo bẩm sinh sẽ được thực hiện theo độ tuổi và nguyên nhân gây tắc lệ đạo. Nếu nguyên nhân do không có điểm lệ do màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo. Nếu nguyên nhân do rò túi lệ thì điều trị bằng cách phẫu thuật đóng lỗ dò. Nếu nguyên nhân do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Việc điều trị chủ yếu là mát-xa túi lệ, lau mí với nước muối sinh lý, nếu như có nhầy mủ thì dùng thêm kháng sinh nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.Đối với trẻ 3 – 12 tháng: Điều trị bằng cách bơm rửa lệ đạo, kết hợp kháng sinh tại chỗ và thông lệ đạo. Tuy nhiên, việc thông lệ đạo chỉ được thực hiện sau khi bơm rửa day nắn vùng túi lệ và sử dụng kháng sinh không hiệu quả.Đối với trẻ trên 1 tuổi: Phương pháp bơm thông lệ đạo thường không hiệu quả nên cần cho trẻ đi khám để đánh giá việc phẫu thuật nối thông túi lệ mũi.Đối với trẻ sơ sinh khi phát hiện thấy trẻ bị chảy nước mắt sống hoặc thường thấy đọng nước ở khe mi cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để các bác sỹ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các nguyên nhân khác như glôcôm bẩm sinh, viêm trong mắt và có biện pháp điều trị phù hợp. IV. Kỹ thuật xoa nắn tắc lệ đạo bẩm sinhCha mẹ có thể áp dụng kỹ thuật day, xoa nắn theo các bước sau:- Đặt trẻ nằm, một tay giữ đầu trẻ. Dùng ngón trỏ của tay kia đặt lên góc trong mắt, hướng lên trên tạo với trục mắt một góc khoảng 10 -15 độ. Ấn nhẹ đầu ngón trỏ và day ngược lên phía trên và về phía mắt để đẩy mủ ở trong túi lệ (nếu có) qua lệ quản ra ngoài.- Dùng bông lau sạch mủ nhầy. Nhỏ 1-2 giọt kháng sinh (……) vào túi kết mạc. Chờ 1 – 2 phút, sau đó đặt lại đầu ngón trỏ vào vị trí cũ, ấn một áp ực vừa phải và miết dọc xuống dưới về phía cạnh mũi, lặp lại thao tác này 10 – 15 lần.- Mỗi ngày thực hiện day, xoa nắn 3 đợt. Sau một tháng không khỏi nên đưa trẻ đi khám để bác sỹ thông lệ đạo. Lưu ý: trẻ từ 3 -12 tháng tuổi nên bơm thông lệ đạo ngay, kết quả tốt hơn. Trẻ trên 12 tháng tuổi, điều trị bằng phương pháp bơm thông lệ đạo đạt hiệu quả thấp, cần đợi trẻ lớn hơn sẽ tiến hành phẫu thuật nối thông túi lệ mũi.V. Cách phòng ngừa tắc lệ đạo bẩm sinhĐến nay không có biện pháp gì để phòng tắc lệ đạo bẩm sinh. Với các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải do chấn thương hoặc do phẫu thuật, biện pháp tốt nhất là tránh bị các tổn thương này.Điều trị sớm và triệt để những viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc cũng góp phần hạn chế tắc lệ đạo.
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh
– Sau đây là thông tin về Bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật