Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Những công dụng đến từ Ích chí nhân

Bài Thuốc / công dụng Những công dụng đến từ Ích chí nhân


Thông tin về Bài Những công dụng đến từ Ích chí nhân được cập nhật lúc 2021-09-27 10:00:07 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Bài thuốc dân gianCây thuốcCây thuốc – vị thuốcBài thuốc


Những công dụng đến từ Ích chí nhân


27/09/2021


Ích chí nhân chủ trị di tinh hư lậu, tiểu rắt (Bản Thảo Thập Di). Trị tiêu chảy, bụng đau do lạnh, nhiều nước dãi, di tinh, đái dầm, băng lậu (Trung Dược Học)

Những Nội Dung Cần Lưu Ý1. Tên gọi: Ích chí nhân2. Mô tảMô tả chungMô tả dược liệuPhân bốBộ phận dùngThu hái, chế biếnBào chếBảo quản3. Thành phần hóa học4. Tác dụng Dược lý5. Tính vị, quy kinhTính vịQui kinh6. Công dụng7. Chủ trị8. Liều Dùng9. Kiêng Kỵ10. Ứng dụng lâm sàng

1. Tên gọi: Ích chí nhân

Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq.

Họ Gừng (Zinggiberaceae).

Tên thường gọi: Anh hoa khố, Ích chí tử (Khai bảo bản thảo), Trích đinh tử (Trung dươc tài thủ sách).

2. Mô tả

Mô tả chung

Cây thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5 m. Toàn cây có vị cay. Lá hình mác dài 17-33 cm, rộng 3-6 cm. Hoa tự hình chùm mọc ở đầu cành. Hoa màu trắng, có đốm tím. Qủa hình cầu, đường kính 1,5 cm, khi chín có màu vàng xanh, hạt nhiều cạnh màu xanh đen.

Mô tả dược liệu

Quả hình bầu dục, 2 đầu hơi nhọn dài 20-24 cm, đường kính 1,2-1,6 cm. Vỏ màu nâu đỏ hoặc nâu xám, có 13-20 đường chỉ dọc nổi lên lồi lõm không đều, vỏ mỏng, hơi dẻo, dính sát với hạt. Hạt bó chặt với nhau, trong có màng mỏng chia thành 3 múi, mỗi múi có 6 -11 hạt. Hạt là 1 khối tròn dẹt, không nhất định, có cạnh hơi tầy, lớn nhỏ chừng 0,4 cm, màu nâu xám hoặc vàng xám, đập vỡ thì bên trong màu trắng, có chất bột (Dược Tài Học).

Hình ảnh cây Ích chí

Phân bố

Mọc hoang ở vùng rừng núi trung du và thượng du Việt Nam nhưng vẫn phải nhập khẩu.

Bộ phận dùng

Qủa và hạt phơi khô (Fructus Alpiniae Oxyphyllae).

Thu hái, chế biến

Thu hái vào tháng 7 -8 khi quả chuyển từ màu xanh sang vàng. Phơi hoặc sấy kho. Hạt to, mập là tốt.

Bào chế

Ích chí nhân đập bỏ vỏ ngoài, lấy cát cho vào nồi sao to lửa cho nóng rồi cho Ích chí nhân vào sao cho vỏ phồng lên, có màu vàng là được. Lấy ra, rẩy sạch cát, sẩy sạch, chỉ lấy nhân. Trộn với nước muối (cứ 50 kg Ích chí nhân dùng 1,4 kg muối), lại sao qua, lấy ra để nguội dùng dần. không nên sao kỹ quá sẽ mất tinh dầu (Dược Tài Học).

Bảo quản

Để chỗ khô ráo, râm mát.

Hình ảnh của Ích chí nhân

3. Thành phần hóa học

Trong Ích chí nhân có chừng 0,7% tinh dầu, thành phần chủ yếu của tinh dầu là Tecpen C10H16, Sesquitecpen C10H24 và Sesquitecpenancola, có chừng 1,71% chất Saponin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

α-Cyperone, 1,8-Cineole, 4-Terpineol, α-Terpineol, β- Elemene, 1-Methyl-3-Isopropoxy cyclohexane, α-Dimethyl Benzepropanoic acid, Guaiol, Zingiberol, α-Eudesmol, Aromadendrene (Vương Ninh Sinh, Trung Dược Tài 1991, 14 (6): 38).

Gingerol Sankawa U. Igakuno Ayumi 1983, 126 (11): 867). Nootkatol (Shoji N và cộng sự, C A 1984, 101: 35960u).

4. Tác dụng Dược lý

Thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm giãn mạch.

Nước sắc Ích chí nhân cho uống 50 mg/kg đối với chuột, thấy có tác dụng chống loét dạ dày.

Nước sắc Ích chí nhân có tác dụng ức chế tiền liệt tuyến.

Nước sắc Ích chí nhân có tác dụng làm tăng ngoại chu vi huyết dịch bạch tế bào.

5. Tính vị, quy kinh

Tính vị

Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo).

Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc).

Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).

Qui kinh

Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).

Vào kinh Thủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).

Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).

Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải).

6. Công dụng

Ích khí, an thần, bổ bất túc, an tam tiêu, điều các khí (Bản Thảo Thập Di).

Sáp tinh cố khí, làm uất kết khí được tuyên thông, ôn trung, tiến thực, nhiếp diên thóa, súc tiểu tiện (Bản Thảo Bị Yếu).

Ôn tỳ, khai vị, nhiếp diên, ôn thận, cố tinh, súc niệu (Trung Dược Học).

Ích chí nhân chuyên trị chứng đi tiểu không tự chủ

7. Chủ trị

Ích chí nhân chủ trị di tinh hư lậu, tiểu giắt (Bản Thảo Thập Di). Trị tiêu chảy, bụng đau do lạnh, nhiều nước dãi, di tinh, đái dầm, băng lậu (Trung Dược Học).

8. Liều Dùng

Liều thường dùng: 4- 12 g.

9. Kiêng Kỵ

Huyết táo, có hỏa: không dùng (Bản Kinh Phùng Nguyên).

Do nhiệt gây nên băng huyết, bạch trọc: không dùng (Bản Thảo Bị Yếu).

Ích chí nhân vốn vị thơm, tính nhiệt, vì vậy những người đã sẵn táo nhiệt, hoặc có hỏa chứng phải kiêng, không nên dùng Ích chí nhân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Táo nhiệt, âm hư, thủy kiệt, tinh ít: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

10. Ứng dụng lâm sàng

Trị khí của bàng quang suy, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương).

Trị Di tinh (do thận dương hư), bạch đới: Ích chí nhân yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều: Ích chí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn – Chu Thị Tập Hiệu phương).

Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: Dùng Ích chí nhân 80 g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).

Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích chí nhân, Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12 g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Trị xích trọc: Ích chí nhân 80 g, Phục thần 80 g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320 g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục).

Trị bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm bụng đầy: Ích chí nhân, tẩm với nước muối cho kỹ, sao. Lại dùng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương).

Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm: Ô dược, Ích chí nhân, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8 g-12 g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn – Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương).

Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra như nước: Ích chí nhân, sao, tán nhuyễn. Uống 8 g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo).

Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi: Ích chí nhân 40 g, Cam thảo 8 g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương).

Trị có thai mà ra huyết: Ích chí nhân 20 g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g với nước sôi, Phục linh, Phục thần, lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g, uống với nước sôi ấm (Ích Trí Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị miệng chảy nước dãi nhiều (do Tỳ vị hư hàn) dùng: Ích chí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12 g, Phục linh 16 g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị tiêu chảy do Tỳ thận hư: Ích chí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12 g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6 g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần,mỗi lần 4 g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Thaythuocvietnam.vn

 

(Visited 3.814 times, 11 visits today)


Lượt xem:

4.665


Tags:


ích chí nhân có tác dụng gì

ích chí nhân công dụng

ích chí nhân trị di tinh

ích chí nhân đi tiểu nhiều

tiểu không tự chủ

trị đau bụng


Bài viết cùng chủ đề


Hoàn ngọc với sức đề kháng, kháng khuẩn, chống viêm


Bạn đã biết hết các tác dụng chữa bệnh của gừng?


Dùng đông trùng hạ thảo ngâm rượu sao cho đúng


Dền cơm, một cây rau quý


Ba gạc – vị thuốc tuyệt vời chữa Tăng huyết áp


Nước vối vừa là nước giải khát vừa là thuốc chữa bệnh


Vị thuốc Độc hoạt


Những câu hỏi thường gặp xoay quanh cây hoàn ngọc


Dành dành và những tác dụng chữa bệnh bất ngờ


Kha tử – Vị thuốc Đông y quen thuộc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Củ gấu biển (Hương phụ biển) – vị thuốc chữa bệnh phụ nữ


Các loại đông trùng hạ thảo và tác dụng của từng loại


Lupeol – Hoạt chất chống viêm hiệu quả


8 công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây ngải cứu


Công dụng của rau má


Bán hạ nam và tác dụng chữa bệnh


Thảo quyết minh – Vị thuốc chữa táo bón hiệu quả


Đan sâm – cây thuốc “vàng” với 4 lợi ích cho người bệnh tim mạch


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Những công dụng đến từ Ích chí nhân


– Sau đây là thông tin về Những công dụng đến từ Ích chí nhân , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top