Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền


Thông tin về Bài Tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền được cập nhật lúc 2021-10-04 10:00:06 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Cây hoàn ngọcĐông trùng hạ thảo


Tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền


04/10/2021


Từ lâu, y học cổ truyền đã coi Bách bộ là vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Cùng GS.TS Phạm Xuân Sinh tìm hiểu về công dụng của bách bộ trong y học cổ truyền.

1. Nhận biết cây bách bộ

Cây bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), họ Bách bộ (Stemonaceae). Đây là loại dây leo bằng

thân quấn, dài đến 8m. Thân nhẵn hình trụ, màu lục nhạt. Lá mọc đối hoặc so le, cuống dài, gốc hình tim. Cụm hoa màu vàng lục, mặt trong màu đỏ tía. Quả nang, hình trứng thuôn.

Cây bách bộ

Loài cây này phổ biến ở tất cả các tỉnh miền núi có độ cao dưới 1000 m, kể cả trung du và đồng bằng.

2. Rễ bách bộ 

Vị thuốc là rễ củ bách bộ. Một chùm rễ có thể tới 30 củ hoặc hơn, vì thế nó còn có tên là “củ ba mươi”. Sau khi thu hái, phơi khô, hoặc sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, thái phiến. Có thể chích với mật ong, hoặc chưng với rượu.

Rễ củ có alcaloid: Stemonin, neotuberostemonin, isotuberostemonin, stemotini. Trên thực nghiệm, bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung khu hô hấp, ức chế phản xạ ho, tác dụng long đờm. Nước sắc bách bộ có tác dụng trị giun kim và diệt côn trùng.

Rễ bách bộ

Theo YHCT, bách bộ có tác dụng ôn phế, nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Dùng trị ho lâu ngày do viêm khí quản, viêm họng, ho gà, lao hạch. Dùng ngoài trị ghẻ lở, chấy rận. Liều dùng, ngày 8 – 16g, dạng nước sắc, si rô, viêm ngậm.

Người dạ dày và ruột yếu, tiêu chảy, không nên dùng.

3. Một số bài thuốc thường dùng bách bộ:

– Trị ho nhiều đờm: bách bộ, tang bạch bì, đều chích mật ong, mạch môn, xạ can, cam thảo dây, đồng lượng 12g, sắc uống, ngày một thang.

– Diệt giun kim: bách bộ 40g, sắc đặc thành 10 – 20ml, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, dùng bơm tiêm, thụt vào hậu môn, làm 2 – 3 tối liền.

– Diệt chấy rận: dịch cồn bách bộ 20%, hoặc nước sắc 50% dùng diệt chấy, rận cho người và gia súc.

GS.TS Phạm Xuân Sinh

Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội

Trích từ cuốn sách “Tác dụng kỳ diệu của 50 cây thuốc quanh ta” 

(Visited 4.212 times, 5 visits today)


Lượt xem:

5.605


Tags:


bach bo

bach bo chua benh gi

rễ bách bộ


Bài viết cùng chủ đề


Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?


Khiếm thực – Vị thuốc bổ thận, chữa di tinh, tiêu chảy, tiểu đường


Củ gấu biển (Hương phụ biển) – vị thuốc chữa bệnh phụ nữ


Hoàn ngọc với bệnh tiểu đường


Sử dụng đông trùng hạ thảo cho người ung thư thế nào thì tốt?


Vị thuốc Độc hoạt


Bộ 5 sản phẩm Hoàn ngọc


Tác dụng chữa bệnh của Trần bì


Tác dụng của quả nhàu với sức khỏe


Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Bách bộ và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời


Công dụng thú vị của Cúc Bách Nhật


Công dụng của lá sen


Cây mộc hương có tác dụng gì?


Bầu đất và những công dụng chữa bệnh


Tác dụng chữa bệnh của chi tử


Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?


Hoạt chất mới Palatilignan Bngatn hỗ trợ điều trị ung thư


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền


– Sau đây là thông tin về Tác dụng của Bách bộ theo y học cổ truyền , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top