Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Phân biệt giữa Atisô thường Đà Lạt và Atisô đỏ

Bài Thuốc / công dụng Phân biệt giữa Atisô thường Đà Lạt và Atisô đỏ


Thông tin về Bài Phân biệt giữa Atisô thường Đà Lạt và Atisô đỏ được cập nhật lúc 2021-10-07 07:44:55 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Hiện nay tại các chợ xuất hiện rất nhiều quầy và xe đẩy bán một loại hoa búp có màu đỏ tía sậm, nhỏ như quả chanh và có nhiều lá đài nhọn mà họ gọi là bông Atisô đỏ của Đà Lạt.Thực ra đó chính là hoa của cây bụp giấm (còn gọi là bụt giấm), tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, họ bông, có nguồn gốc ở Tây Phi và được người dân bản xứ trồng nhiều để lấy lá và đài hoa làm rau chua. Cây này không có họ hàng gì với bông Atisô Đà Lạt (họ cúc) nên người dân cần biết và tránh nhầm lẫn. Bụp giấm được du nhập vào Việt Nam vì có hoa đẹp nên được trồng làm cảnh.Ở nhiều nước họ chế biến bụp giấm ở dạng trà cho dễ uống với các tên gọi như rosella, jamaica, karkady, bissap. Trà bụp giấm có hương vị chua chua giống quả nam việt quất và thường được pha thêm ít đường để dễ hấp thu, giải nhiệt và kích thích tiêu hóa. Hoa bụp giấm chứa nhiều vitamin C, A, khoáng chất, polysaccharide, acid citric, acid malic, acid tartric, acid hibiscus… và nhóm flavonoid. Đặc biệt là chất cyanidin, delphinidin, mang lại màu đỏ đặc trưng của hoa. Riêng chất dầu ép từ hạt bụp giấm có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa nhiều vitamin E và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.
Atiso được trồng nhiều ở Đà Lạt và cây Atiso đỏ không có họ hàng gì với nhau.Tại Ấn Độ, châu Phi và Mexico, nước ép từ lá hoặc đài hoa được coi là thuốc lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt và hạ huyết áp, giúp giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột. Vào thế kỷ 20, các nhà dược lý học ở Senegal chứng minh hoa bụp giấm có tác dụng giảm huyết áp và điều hòa cholesterol trong máu rất tốt. Một thí nghiệm nữa cũng chứng minh dịch chiết nước hoa bụp giấm còn giúp làm giảm độ hấp thu của rượu vào máu. Vì vậy đàn ông ở xứ Guatemala thường uống trà rosella để giải rượu khi “quá chén”. Trà rosella thêm ít muối, tiêu, a ngùy và mật mía là một phương thuốc để chữa bệnh vàng da ứ mật. Các nhà nghiên cứu Malaysia còn chứng minh nước ép từ lá đài tươi của bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh ung thư. Ở Thái Lan, lá đài bụp giấm phơi khô sắc uống là bài thuốc lợi tiểu mạnh và chữa sỏi thận.Theo y học cổ truyền, nhai lá hoặc đài hoa bụp giấm có tác dụng chữa viêm họng, ho. Vị chua hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, liễm phế, chỉ khái, dùng chữa ho, các bệnh gan mật, cao huyết áp, phòng bệnh tim và chống xơ cứng động mạch, bị chảy máu chân răng. Liều dùng 10-15 g mỗi ngày sắc nước uống. Bụp giấm còn có tác dụng ức chế men amylase, uống một chén trà bụp giấm sau bữa ăn sẽ làm giảm sự hấp thu đường và tinh bột nhờ đó góp phần giảm cân.Nhờ hàm lượng vitamin C cao và sự hiệp đồng của các acid hữu cơ nên bụp giấm có tác dụng kháng khuẩn và giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hoạt động hệ miễn dịch, ít bị nhiễm các bệnh cảm cúm. Dân gian còn dùng làm rau ăn, nấu canh chua, làm mứt, nước giải khát, xirô, rượu để ngừa táo bón và trĩ.DS LÊ KIM PHỤNG, nguyên giảng viên Trường ĐH Y dược TP.HCM


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Phân biệt giữa Atisô thường Đà Lạt và Atisô đỏ


– Sau đây là thông tin về Phân biệt giữa Atisô thường Đà Lạt và Atisô đỏ , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top