Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng của cây hẹ

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của cây hẹ


Thông tin về Bài Tác dụng của cây hẹ được cập nhật lúc 2021-10-10 18:22:02 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Mọc dại ở vùng Trung và Bắc Á, cây hẹ ngày nay đã được thuần hóa gieo trồng, phát triển quanh năm. Đông y gọi hẹ là cửu thái, khởi dương thảo, có vị cay, tính ấm, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh dùng hẹ trong nhiều bài thuốc trị tiểu dầm, ho, cảm, thổ tả, lên cơn suyễn đột ngột…Đông y Trung Quốc cho  hành hẹ là bài thuốc trợ tiêu hóa rất tốt, hiện nay chúng được trồng và thu hoạch phổ biến để đưa về các nhà máy chế biến làm gia vị khô. Người châu Âu và châu Mỹ cũng sử dụng hẹ làm gia vị trong món salad với tên gọi “tỏi thơm” để tránh tình trạng đầy bụng, ợ hơi và trị tiêu chảy vì có chất kháng sinh mạnh.
Cây hẹ có nhiều tác dụng, là vị thuốc chữa nhiều bệnh.Kháng sinh mạnh hơn penicillinThành phần của hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit mạnh hơn cả kháng sinh penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…Nhờ vậy chúng có thể chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.Kháng sinh trong lá hẹ cũng diệt được trùng roi âm đạo nên chúng cũng trở thành bài thuốc phụ khoa hữu hiệu cho chị em hay tiết dịch âm đạo, viêm nhiễm, khí hư. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể dùng bằng cách uống nước lá và rửa ngoài âm đạo.Long đờm trị hoHẹ có thành phần saponin có tác dụng long đờm. Kết hợp với thành phần kháng sinh, hẹ trở thành vị thuốc tốt cho những người hen suyễn, khò khè có đờm, ho do lạnh, nhiễm khuẩn. Dược tính này của hẹ gần với tỏi nhưng lại ít hắc hơn nên dễ dùng cho trẻ nhỏ. Khi cho trẻ uống nước lá hẹ thì ngoài trị ho, giun kim, còn trị được chứng tiểu dầm, hay đổ mồ hôi trộm, viêm hô hấp trên.Tăng nhạy cảm insulinLá hẹ giàu chất xơ lại có tác dụng tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên chúng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin. Chúng làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng lá hẹ nấu canh hoặc làm gia vị hàng ngày.Trị cảm sốt, hoTừ trước tới nay thì rau hẹ được dùng phổ biến trong vấn đề chữa trị cảm sốt, ho ở người lớn và trẻ em. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì đây là một giải pháp hữu hiệu khi mà việc chữa bệnh cho bé bằng kháng sinh bị hạn chế nhiều mặt.Cách sử dụng lá hẹ để chữa ho, cảm sốt cũng rất đơn giản: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch cắt nhỏ trộn với đường phèn rồi hấp cách thủy, với người lớn thì nên ăn cả cái và nước còn với trẻ nhỏ thì mẹ nên cho trẻ uống nước. Nếu người bệnh bị cảm hoặc ho do nhiễm lạnh thì nên cho thêm vài lát gừng vào chưng cùng với hẹ sẽ tăng thêm tác dụng.Trị hen suyễnÍt ai có thể biết được rằng hẹ có tác dụng trong vấn đề điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, trên thực tế đã có nhiều bệnh nhân sử dụng hẹ như một vị thuốc để chữa căn bệnh này và cho kết quả khả quan. Chúng ta có thể sử dụng 10 g củ hẹ hoặc 20 g lá hẹ giã nát, ép lấy nước để uống.Trị đau họngVề mùa lạnh có rất nhiều người bị đau và sưng họng, với kinh nghiệm rất đơn giản từ cây hẹ sẽ giúp chúng ta đẩy lùi được triệu chứng khó chịu này. Các bạn có thể nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối hoặc lấy 10 g – 12 g lá hẹ tươi giã vắt lấy nước để uống.Trị táo bónBệnh táo bón là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Để chữa bệnh táo bón cũng có rất nhiều cách trong đó có việc sử dụng lá hạt hẹ. Chúng ta lấy hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g, hòa nước sôi ngày uống 2 lần.Trị đái dầmĐối với trẻ nhỏ thì chứng đái dầm hầu như diễn ra ở mọi đứa trẻ. Để chữa trị chứng đái dầm ở trẻ mẹ cần lấy 50g gạo nấu cháo sau đó lấy 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường và cho trẻ ăn nóng. Nên cho trẻ dùng liên tục trong 10 ngày.Trị tiểu đêmCó nhiều người cho răng việc tiểu đêm nhiều lần là do nguyên nhân uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Tuy nhiên việc uống nhiều nước không phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Bệnh tiểu đêm thường gặp ở người cao tuổi và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bị bênh. Tiểu đêm có nhiều nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do hiện tượng sinh lý bình thường. Theo y học cổ truyền thì cây hẹ rất có tác dụng trong việc đẩy lùi chứng tiểu đêm. Người bệnh lấy lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày uống 2 lần với nước ấm.Trị chứng ra mồ hôi trộmRa mồi hơi trộm là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt đối với những trẻ có hiện tượng thiếu canxi thì triệu chứng này càng rõ rệt. Đối với những trẻ thiếu canxi mẹ nên bổ sung canxi đủ cho con, tuy nhiên bên cạnh việc thiếu canxi dẫn đến ra mồ hôi trộm thì cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến triệu chứng này kể cả trẻ nhỏ và người lớn. Để đẩy lùi triệu chứng này chúng ta có thể dùng lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g hai thứ cùng hấp chín nêm gia vị, ăn hằng ngày.Hẹ giúp tăng cường sinh lýTrong cây hẹ có các thành phần dưỡng chất là các loại đường (fructose, glucose, lactose, sucrose) và các loại hợp chất khác như odorin, methylaliin, linalool, proteine, carbohydrate, aliin, chất xơ, carotene, vitamin C… có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Trong Đông y, rau hẹ cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, thanh lọc cơ thể, cầm máu, sulfide, tiêu đờm, được coi là thuốc tăng lực giúp tăng cường sinh lý cho quý ông, dành cho các quý ông.Một số đơn thuốc từ hẹ1. Cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.2. Yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần.3. Viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.4. Côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra.5. Hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc uống.6. Đổ máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.7. Ho trẻ em: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.8. Giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.9. Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.10. Sản hậu Chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.Lưu ý khi dùng hẹHẹ kỵ với mật ong nên nếu muốn nước hẹ ngọt, dễ uống thì chỉ thêm đường phèn, tránh dùng mật.Một số hoạt chất trong hẹ dễ bay hơi, phân hủy nên chỉ dùng nước hẹ tươi hoặc hấp chín, không sắc hoặc đun sôi kỹ vì sẽ làm giảm tác dụng của các hoạt chất.Toàn thân hẹ đều có dược tính nên khi dùng làm thuốc, tốt nhất dùng cả hoa, lá và rễ. Hành hẹ thu hoạch quanh năm nhưng mùa xuân dược tính cao hơn.


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của cây hẹ


– Sau đây là thông tin về Tác dụng của cây hẹ , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top