Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng của cây kim tiền thảo

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của cây kim tiền thảo


Thông tin về Bài Tác dụng của cây kim tiền thảo được cập nhật lúc 2021-10-06 03:44:41 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Nội dungKim tiền thảoĐặc điểm của cây kim tiền thảoTác dụng của kim tiền thảoMột số bài thuốc có kim tiền thảoNội dungKim tiền thảoĐặc điểm của cây kim tiền thảoTác dụng của kim tiền thảoMột số bài thuốc có kim tiền thảoKim tiền thảo Là một loài thực vật thuộc chi Thóc lép hay chi Tràng (Desmodium) của họ Ðậu (Fabaceae), ở Việt Nam còn được gọi là cây vẩy rồng, cây mắt trâu, đậu vẩy rồng, đuôi chồn quả cong.Đặc điểm của cây kim tiền thảo Cây nhỏ cao 40–80 cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5-4,5 cm, rộng 2–4 cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm. Cụm hoa chùm hay chùy ở nách hay ở ngọn, có lông mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2-3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cung, có ba đốt. Ra hoa tháng 6-9, kết quả tháng 9-10.Tác dụng của kim tiền thảo Các nghiên cứu cho thấy Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, hạ huyết áp. Công dụng chủ yếu lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, viêm đường tiết niệu, khó tiêu… dạng thuốc sắc. Kim Tiền Thảo dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Thời gian điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu.Theo Y học cổ truyền Kim tiền thảo có tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, thanh can đởm thấp nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị các chứng: Nhiệt lâm, thạch lâm, sạn gan mật, hoàng đản, nhiệt độc ung nhọt, rắn độc cắn.Trích đoạn Y văn cổ Sách Bản thảo cương mục thập di: “khu phong tán độc, nước sắc thuốc rửa các loại nhọt ghẻ rất thần hiệu”. Sách Thái dược chí: “phát tán đầu phong , phong tà, trị não lậu, bạch trọc, nhiệt lâm, ngọc hành sưng đau, giã lấy nước uống với rượu rất công hiệu”.Kết quả nghiên cứu dưọc lý hiện đại Thuốc có tác dụng rõ, tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy thuốc tống sạn mật, ống mật đau tắt giảm, hết hoàng đản. Quảng kim tiền thảo cũng có tác dụng lợi mật. Các loại Kim tiền thảo đều có tác dụng lợi tiểu. Quảng Kim tiền thảo có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở thận, động mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng. Loại Lysimachia (Quá lộ hoàn) đối với tụ cầu vàng, loại Glechoma (Hoạt huyết đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.Công dụng tán sỏi thận của kim tiền thảo Một số cây thuốc có tác dụng tán sỏi, ví dụ kim tiền thảo. Kim tiền thảo không có tác dụng rõ ràng với sỏi có cấu trúc oxalat canxi mà hiệu quả rõ hơn với sỏi có cấu trúc urate. Vì vậy người bệnh cần được chẩn đoán, chẳng hạn qua phân tích nước tiểu để biết đã vướng loại sỏi nào, trước khi quyết định dùng kim tiền thảo. Tác dụng của Kim Tiền Thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, như râu mèo, râu bắp, atiso… để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu. Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu. Hoạt chất soyasaponin I chứa trong kim tiền thảo đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận. Cao kim tiền thảo thí nghiệm trên động vật có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi calci axalat ở thận do thành phần polysacchorid chứa trong cao có tác dụng này và đồng thời làm tăng lượng bài tiết nước tiểu. Ngoài ra kim tiền thảo còn có tác dụng tăng cường sự tiết mật.Tác dụng của kim tiền thảo đối với hệ tim mạch Đối với hệ tim mạch, trên thực nghiệm cao Kim tiền thảo làm tăng lưu lượng mạch vành, hạ huyết áp, làm tim đập chậm, đồng thời làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Tác dụng hạ huyết áp do sự kích thích các thụ thể cholinergic và sự phóng bế các thụ thể adrenergic. Thành phần flavonoid của kim tiền thảo cũng có tác dụng hạ huyết áp. Trong nghiên cứu thực nghiệm, kim tiền thảo có tác dụng đối kháng với các triệu chứng do pituitrin gây giảm lưu lượng mạch vành, thiếu máu cơ tim thể hiện trên điện tâm đồ và rối loạn nhịp tim.Một số bài thuốc có kim tiền thảo1. Chữa đái ra dưỡng trấp (bạch trọc) Kim tiền thảo, mía dò, lá tre, mỗi vị 20g; giá đỗ xanh, tỳ giải, mỗi vị 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.2. Chữa viêm thận, phù, viêm gan, viêm túi mật Kim tiền thảo 40g; mộc thông, ngưu tất, mỗi vị 20g; dành dành, chút chít, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.3. Chữa sỏi đường tiết niệu Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.4. Chữa sỏi niệu gây sung huyết, chảy máu Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g, ý dĩ 16g, ngưu tất 12g; đào nhân, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.5. Chữa sỏi niệu kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu Kim tiền thảo 40g; mã đề, tỳ giải, mỗi vị 20g; trạch tả, uất kim, ngưu tất, mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo 40g, mã đề 20g; sinh địa, đạm trúc diệp (cỏ lá tre), mỗi vị 16g; mộc thông, kê nội kim, cam thảo (sao cháy), mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu đái ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g. Nếu đau nhiều, thêm: ô dược, uất kim, diên hồ sách, mỗi vị 8g.6. Những bài thuốc làm tan sỏi để chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không đái buốt, đái dắt, đái ra máu Kim tiền thảo 20g; đảng sâm, mã đề, mỗi vị 16g; trạch tả, ý dĩ, mỗi vị 12g; bạch truật, phục linh, ba kích, kê nội kim, thỏ ty tử, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo 40g, ngải cứu 16g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo, hạt mã đề, bạch mao căn, mỗi vị 20g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu sau khi dùng thuốc như trên không đỡ hoặc sỏi niệu quản gây ứ nước, ứ mủ ở thận mà phải xử trí bằng phương pháp phẫu thuật lấy sỏi thì sau khi phẫu thuật xong có thể tiếp tục dùng các bài thuốc trên để tránh sỏi niệu tái phát.7. Chữa sỏi đường mật Kim tiền thảo 30g, chỉ xác (sao) 15g; xuyên luyện tử, hoàng tinh, sinh địa hoàng, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim tiền thảo, rau má tươi, cỏ xước, mỗi vị 20g; hoạt thạch, vảy tê tê, củ gấu, mỗi vị 12g; nghệ vàng, hải tảo, mỗi vị 8g, kê nội kim 6g. Sắc uống ngày 1 thang.8. Chữa viêm và sỏi túi mật và đường dẫn mật Kim tiền thảo, nhân trần, mỗi vị 40g; sài hồ, mã đề, mỗi vị 16g, chi tử 12g; chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g, khổ luyện tử 6g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.9. Trị bệnh trĩ Do thói ngồi nhiều, bị táo bón thường xuyên sẽ chính là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm kịp thời có thể sẽ dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện với cách điều trị từ cây kim tiền thảo như sau: Mỗi ngày dùng toàn cây Kim tiền thảo tươi 100g (nếu khô 50g) sắc uống. Sau khi uống thuốc 1 – 3 thang hết sưng đau, đối với trĩ nội ngoại đều có kết quả tốt.


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của cây kim tiền thảo


– Sau đây là thông tin về Tác dụng của cây kim tiền thảo , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top