Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của cây hương nhu
Thông tin về Bài Tác dụng của cây hương nhu được cập nhật lúc 2021-10-07 22:34:02 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Là cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thường gặp ở các bãi cỏ ven đường. Cây còn được trồng ở đồng bằng và miền núi. Cây thảo cao 1 – 2m, sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi già thân trở thành nâu.
Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa, có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại.
Toàn cây có mùi thơm. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 7. Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi. Phần dùng làm thuốc là toàn cây trừ rễ (Herbal Elsholtziae).
Tác dụng dược lý:
– Tác dụng giải nhiệt: Hương nhu dùng sống 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt (Vi Lực, Thành Đô Trung Y Học Viện Học Báo 1992, 15 (2): 95).
– Tác dụng trấn thống, giảm đau: Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
Nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn tỉnh chua (Ngô Đình Giai, Trung Dược Tài 1992, 15 (8): 36).
Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7- 8 ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch (Trạm Vệ Sinh phòng dịch tỉnh Hành Dương, Trung Thảo Dược thông Báo 1973, (1): 44).
Tác dụng kháng khuẩn:
Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn (Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản], 1987, 41 (3): 215).
Đông y cho rằng, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thủy. Nó thường được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng, chảy máu cam…
Mặt khác, hương nhu thuộc Kim và Thủy, nó có công dụng điều hòa suốt từ trên xuống dưới, ở trên thì thanh được phế khí, trị được chứng trúng nắng, trừ được phiền nhiệt, trị phế uất làm cho trọc khí bốc lên gây nên chứng miệng hôi.
Trị khỏi chứng chảy máu cam, lưỡi chảy máu, ngoài ra lại còn có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu được phù thũng, khoan khoái trường vị, tiêu thức ăn, hạ được khí xuống, những chứng bụng đau, thổ tả, vọp bẻ thì hương nhu là một vị thuốc cốt yếu vậy. Người bị đứt tay, đứt chân, dùng hương nhu nhai đắp vào rất chóng khỏi (Đan Khê Tâm Pháp).
Tuy nhiên, không thể sử dụng hương nhu tùy tiện, ví dụ những người âm hư và khí hư không dùng hương nhu tía được.
Uống nhiều bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu).
Không có biểu tà không nên dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
Vì tính của hương nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục).
Người trúng nhiệt: Kiêng dùng.
Người chân khí hư yếu: Không nên uống nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Mồ hôi nhiều, biểu hư: Cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của cây hương nhu
– Sau đây là thông tin về Tác dụng của cây hương nhu , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật