Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của quả dâu tằm
Thông tin về Bài Tác dụng của quả dâu tằm được cập nhật lúc 2021-10-08 20:52:02 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Cây dâu tằm
Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc… đều tốt, được mọi người ưa chuộng.
Cây dâu cho lá nuôi tằm ra hoa kết quả vào tháng 2, 3. Đến mùa thu thì quả ít và nhỏ hơn. Giống dâu vườn lưu niên cho quả nhiều, to, ngọt và chất lượng tốt hơn. Trồng dâu lấy quả phải chọn giống dâu ít lá, lá nhỏ và mỏng. Quả dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước, 9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.
Tên khoa học
Cây dâu tằm có tên khoa học là cây mạy môn, cây tầm tang. Tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa
Khu vực phân bố
Cây mọc ở khắp các vùng miền trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh có nghề truyền thống dệt lụa tơ tằm như Hà Tây (Hà Nội), Bắc Ninh, Nghệ An, Lâm đồng …..
Bộ phận dùng
Toàn bộ cây đều là những vị thuốc quý và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc:
Lá dâu gọi là: Tang diệp
Quả dâu gọi là: Tang thầm
Tổ bọ ngựa trên cây dâu gọi là: Tang tiêu phiêu
Cây mọc ký sinh trên cây dâu gọi là: Tang ký sinh
Rễ dâu tằm gọi là: Tang bạch
Cách chế biến và thu hái
Lá thân thu hái về được phơi khô dùng dần làm thuốc, quả thường dùng chín ngâm rượu hoặc
Thành phần hóa học
Trong quả dâu (tang thầm) có chứa vitamin c, carotin, tanin, đường 9%, axit 2%, protit 0,36%.Tác dụng của quả dâu
– Bổ thận, dưỡng huyết, khu phong.
– Sáng mắt, tăng lực, chữa táo bón kinh niên.
– Giải được độc của rượu, lợi cho khí và thùy trong cơ thể.
– Người hay đổ nhiều mồ hôi, trẻ con mồ hôi trộm.
– Chữa váng đầu, mất ngủ, ù tai, tiêu khát, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp…
– Tốt cho phụ nữ bế kinh.
Quả dâu tằm là vị thuốc chữa nhiều bệnh.Một số bài thuốc từ quả dâu
Bài 1:
Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, rượu 0,5 lít, dâu rửa sạch, để ráo nước cho vào bình đổ rượu ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.
Bài 2:
Chữa nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, táo bón, kém ăn: Quả dâu chín 40g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch cho vào ninh thành cháo cùng với dâu. Ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.
Bài 3:
Giúp ngủ ngon: Quả dâu tươi 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml sắc uống ngày 2 lần/ngày vào chiều tối. Nếu mất ngủ lâu ngày thì dùng bài thuốc: Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.
Bài 4:
Chữa hậu sản sau sinh: Quả dâu khô, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị lượng bằng nhau 30g sau đó nghiền nát. Uống mỗi lần 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.
Bài 5:
Chữa chứng tiền mãn kinh với biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh: Quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc với 700ml nước còn 150ml nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, 15 ngày một liệu trình.
Bài 6:
Ăn không tiêu, trướng bụng óc ách: Quả dâu 10g, bạch truật 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 7:
Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh: Quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 12g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi đổ ngập thuốc đun nhỏ lửa còn 250ml, bỏ bã. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng trước kỳ kinh 15 ngày, 7 ngày 1 liệu trình.
Bài 8:
Chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Quả dâu, ngũ vị tử mỗi vị 10g, cho 500ml nước đun nhỏ lửa còn 200ml nước, ngày uống 2 lần. Dùng liền 10 ngày.
Bài 9:
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Quả dâu 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 ngày.Cách làm nước dâu ngon
Cách chọn dâu
– Quả chín có màu tím sẫm.
– Quả không bị dập nát, hư hỏng.
Cách làm
– Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng.
– Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.
– Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng)
– Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.
– Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.
– Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn)
– Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.
Lưu ý:
– Cần chọn quả chín có màu tím sẫm, không bị dập nát, hư hỏng. Những người có cơ địa tính hàn và mắc các bệnh sôi bụng, tiêu chảy không dùng.
– Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nước dâu ngâm cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, vì dâu thuộc tính hàn nên không dùng đối với các bệnh như sôi bụng, ỉa chảy… Mặt khác, dâu kỵ với kim loại nên khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất.
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của quả dâu tằm
– Sau đây là thông tin về Tác dụng của quả dâu tằm , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật