Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của quả sung, cây sung
Thông tin về Bài Tác dụng của quả sung, cây sung được cập nhật lúc 2021-10-10 22:04:02 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Cây sung, quả sungCây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối. Sung ưa thích sống tại các khu vực ẩm ướt, cạnh bờ sông suối, đôi khi trong lòng suối tại các cao độ từ 100 tới 1.700 m.Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây có thể ăn được, người ta hay muối như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc kho với thịt, cá.Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,… Lá sung tật – tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên – được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa. Loại cây này là một loài cây cảnh rất phổ biến vì có dáng thân rất đẹp và bởi quan niệm từ sung gần với sung túc, hiện tại cây sung còn được sử dụng làm bonsai.Trong mâm ngũ quả ngày Tết nhiều nơi người ta xếp chùm quả sung cùng các loài trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung túc, sung sướng cho gia đình trong năm mới.Nhựa sung được sử dụng để chữa các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, áp xe vú, nhọt độc, hen, chốc lở, ghẻ ngứa…Tác dụng của quả sung đối với sức khỏeNgăn ngừa tăng huyết ápMọi người thường sử dụng natri dưới dạng muối ăn, nhưng ít kali và hàm lượng natri nhiều có thể dẫn tới tăng huyết áp. Sung giàu kali và ít natri, bởi vậy chúng là món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩTrái sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.Viêm khớpSung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.Mụn nhọt, lở loétSung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.Ngăn ngừa một số loại ung thưSung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.Pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất. Hàm lượng chất xơ cao trong sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng cũng như ung thư ruột kết.Ngừa loãng xương Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối), trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.Xoa dịu thần kinhChất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.Ngừa ung thư và tiểu đườngKết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong trái sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm trái sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Một số tác dụng khác của cây sung, quả sung– Khi bị sây sát, đắp nhựa lá sung lên trên chỗ sưng đỏ hoặc tím.– Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.– Chữa nhức đầu: Phết nhựa sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.– Chữa hen: Hòa nhựa sung với mật ong uống trước khi đi ngủ.– Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa: Dùng quả sung, quả mít non nấu cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.– Trên mặt nổi cục sưng đỏ: Dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.– Trẻ em ghẻ lở: Lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày.Tác dụng làm đẹp của quả sungGiảm cânChất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.Chữa mụn cóc hay mụn đầu đenCách làm như sau: dùng lá có vò lấy nhựa hoặc dùng dao khứa một ít trên cành cóc nhỏ cho nhừa rỉ ra, rồi thoa trực tiếp lên mụn cóc, khoảng 5-6 ngày mụn sẽ rụng. Nếu qua khoảng thời gian trên mà mụn không rụng bạn vẫn có thể áp dụng tiếp tục cho đên khi mụn rụng thì thôi mà không lo các tác hại nào ảnh hưởng đến da bạn.Ngăn ngừa mụnSử dụng các lát mỏng cà chua thoa lên mặt, xoa đều khắp mặt theo vòng xoắn ốc từ trong ra ngoài vừa massage cho da sẽ giúp da mịn màng hơn. Đồng thời, giúp làm sạch lỗ chân lông, cân bằng độ dầu trên da, tránh các chất bẩn tích tụ gây mụn cho da.Giúp da tươi sángÉp khoảng 4 -5 quả sung, pha thêm 1 chén sữa tươi để uống hàng ngày. Sau vài tuần bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ với làn da của mình.Với các cách làm đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên không thể mang lại cho bạn hiểu quả tức thì phải kết hợp các loại mỹ phẩm nhiều hương liệu khác, nó đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định nhưng khi đã phát huy được tác dụng thì hiệu quả lại được duy trì rất lâu, tiết kiệm thời gian cho bạn về sau.Quả sung có tác dụng tốt cho mẹ bầuKhỏe mẹ đẹp conKhông chỉ có tác dụng chữa bệnh và phòng chống ung thư, so với những loại rau xanh và trái cây thông thường, sung có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đáng kể. Quả sung giàu các loại axit amin, axit hữu cơ, magiê, đồng, mangan, kẽm, boron, vitamin và các nguyên tố vi lượng như calo, phospho,… Do đó, khi ăn sung bà bầu sẽ được cung cấp rất nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sung còn chứa hàm lượng đáng kể canxi, sắt, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu.Ngoài ra, quả sung khô chứa một hàm lượng nhất định chất omega 3 axit, cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ đồng thời giúp bạn có một thai kì an toàn. Bởi vì, thiếu hụt hàm lượng omega 3 chính là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ dễ bị sinh non, sinh sớm hoặc sảy thai. Kali chứa trong quả sung có tác dụng khống chế chứng bệnh cao huyết áp thường gặp ở bà bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh cao huyết áp sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm khác cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi.Trong trái sung còn có một chất hóa học mang tên psoralen có khả năng loại trừ những vấn đề thường gặp về sắc tố da của thai nhi.Trị táo bón cho mẹ bầuMột chứng bệnh rất thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có thể khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước; do cuối thai kỳ, thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón… Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào cũng khiến bà bầu hết sức khó chịu.Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza…là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Nó có chứa hai loại chất xơ chính là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng điều trị chứng táo bón. Bà bầu có thể trị táo bón bằng cách: Sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Một bài thuốc khác chế biến từ quả sung khắc phục được táo bón cho phụ nữ mang thai như sau: Sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.Ngoài ra, quả sung cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Một loại enzyme có trong trái sung mang tên proteolytic có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc chứng ợ nóng, ợ chua ở thai phụ.Quả sung còn chứa lượng lớn vitamin B6, giúp thai phụ dễ dàng vượt qua cảm giác ốm nghén trong ba tháng đầu mang thai.Lợi sữaSản phụ sau khi sinh có thể bị thiếu sữa, đừng quá lo lắng, vì quả sung có thể tăng khả năng tiết sữa. Các khoáng chất có trong trái sung sẽ có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động, điều này có lợi cho sự chào đời của bé. Hãy sử dụng bài thuốc sau để có nhiều sữa cho bé nhé:Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc này có công dụng bổ khí huyết, làm ra sữa rất tốt cho sản phụ sau sinh suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.Chữa sưng vú ở sản phụRửa sạch bầu vú, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị sưng đỏ, tổn thương đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Các bà mẹ nên nhớ tránh bôi lên đầu vú.Ngoài quả thì lá sung cũng có tác dụng rất tốt, giúp bình ổn hàm lượng isulin trong máu đối với thai phụ mắc tiểu đường. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tránh đau bụng, và giảm cảm giác ốm nghén. Lá sung còn dùng để chữa hậu môn chảy máu bằng cách: rửa sạch 30 gam lá, đem nấu sôi, lấy nước rửa ngày 2 lần lúc nước còn ấm.Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sung, quả sungTrị bỏngLá vú sung phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi nhiều lần.Trị sốt rét, phong tê thấpVỏ cây sung, cây vú bò mỗi thứ 20g. Vỏ sung cạo sạch lớp bần bên ngoài, thái phiến mỏng, phơi khô. Cây vú bò cắt đoạn, phơi khô, chích mật ong. Cả hai đem sắc, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ. Uống liền 2 – 3 tuần lễ.Trị cơ thể yếu mệt do khí huyết kémLá sung bánh tẻ 200g, hoài sơn (sao vàng), liên nhục, đảng sâm, thục địa (chích gừng), hà thủ ô đỏ (chế), ngải cứu tươi, táo nhân (sao đen), mỗi vị 100g. Tất cả tán mịn, riêng ngải cứu sắc lấy nước, thêm mật ong làm hoàn có đường kính 5mm. Người lớn uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 12 viên, trẻ em 5 – 10 viên. Tùy tuổi điều chỉnh liều.Ung thư dạ dày, ung thư ruộtHàng ngày, sau mỗi bữa ăn, “tráng miệng” 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.Ung thư thực quảnTrái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trong 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.Ung thư bàng quangTrái sung xanh 30g (khô), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.Ung thư phổiQuả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày.Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.Chữa khản tiếngChỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.Chữa đau họng do viêm họngDùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.Chữa loét dạ dày, hành trá tràngTrái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.Đại tiện táo bónDùng trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.Trĩ lở loétDùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).Mụn nhọt, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước.Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau: Mụn chưa có mủ thì đắp kín, mụn đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô (bắp). Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.Thủy đậuDùng lá sung tươi 100 – 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.Chữa zonaLá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.Chữa mụn cơm (mụn cóc)Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.Một số món ăn ngon từ quả sungSung nộm chua ngọtTừ những quả sung xanh thái lát, ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, rửa sạch, để ráo, tai lợn thái mỏng. Cho đường, muối tinh (hoặc nước mắm), dấm trắng, nước lọc vào một bát to, đánh tan các nguyên liệu này thành hỗn hợp, nếm thấy vừa miệng đủ chua, ngọt là được. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Ớt thái mỏng, bỏ hạt, băm nhỏ như tỏi. Cho sung, tỏi, ớt, thịt tai trộn với hỗn hợp đã pha. Ngâm khoảng 30 phút là bạn đã có món nộm sung chát dịu mà dòn tan, thấm vị chua cay mặn ngọt hài hòaSung muối khếNguyên liệu đơn giản gồm quả sung, khế chua, muối trắng, nước sôi để nguội, tỏi, mía. Sau khi nhặt sạch sung, rửa sạch, để ráo, đổ vào liễn. Khế chua thái lát xếp đều. Tỏi bóc vỏ, chẻ đôi múi tỏi phủ lên trên mặt. Mía chẻ mỏng, đan thành mên, đặt lên trên mặt liễn rồi chèn đá cuội/ túi nước sạch lên. Muối sạch và đường một thìa nhỏ hòa tan với nước đun sôi để nguội bớt, sờ ấm tay, lóng cặn trút vào cho ngập mặt sung, để chừng 3 đến 5 ngày là ăn được. Món này có thể ăn thay cà pháo muối. Sung muối chấm với muối vừng rất đậm đà.Sung kho thịtMón này ăn với cơm rất ngon. Sung, thịt ba chỉ, hành khô, nước mắm, cà ri, tiêu, lá chanh là những thành phần đơn giản của món ăn. Thịt ba chỉ thái mỏng, ướp với cà ri, nước mắm và tiêu. Sung nhặt bỏ cuống, rửa sạch, phi thơm hành, cho thịt vào xào sơ rồi cho sung vào đảo đều, đổ thêm một bát nước dùng và đun vừa lửa cho tới khi nước trong nồi sền sệt, vàng ánh thì đuợc. Tắt bếp rồi mới cho tiêu và lá chanh thái chỉ vào.Sung kho cáCá trắm, sung, tương, mật mía, ớt, bột canh, mì chính, tỏi, mỡ phần là đủ cho món ăn. Sung cắt bỏ cuống, rửa sạch rồi chần sơ với nước sôi. Mỡ phần rán thành mỡ và tóp mỡ. Trộn cá và sung, tóp mỡ lẫn vào nhau rồi sắp vào nồi. Cho tương, mật mía và tỏi, ớt bột vào, bắc lên bếp đun liu riu cho tới gần cạn, thấm mỡ là được.Sung nấu cháoMón cháo này có sự kết hợp vị ngọt thơm của gạo, chát của sung, ngọt thanh của đường phèn, phù hợp cho người mệt không muốn ăn, rối loạn tiêu hoá, viêm ruột, kiết lị. Sung rửa sạch, cắt nhỏ, cho gạo đãi sạch vào nồi, nước 1 lít, đun sôi, cho sung và đường phèn vào nấu thành cháo. Cách chế biến đơn giản, món ăn dân dã, dễ dùng.Sung om lươnLươn om sung, thịt vừa chắc lại vừa thơm. Điều đáng nói là những quả sung mới thật lạ, khi còn là quả sung tươi ăn chỉ thấy bùi bùi chan chát nhưng om với lươn hương vị chuyển biến một cách bất ngờ. Cả hai thứ bổ sung tương hỗ nhau để món ăn đạt đến hài hoà: vừa thơm, vừa béo, vừa ngọt lại vừa bùi.Làm mứt sungChỉ làm sung chín. Bổ đôi, trộn đường với tỷ lệ 1kg sung 2 kg đường. Bỏ tủ lạnh đúng 12h 15 phút, sau đó bỏ vào nồi, rim lửa nhỏ đến khi nào đặc lại thì vắt chút nước cốt chanh vào.
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của quả sung, cây sung
– Sau đây là thông tin về Tác dụng của quả sung, cây sung , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật