Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của quả thanh mai
Thông tin về Bài Tác dụng của quả thanh mai được cập nhật lúc 2021-10-09 20:46:02 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Nội dung Cây thanh mai Tác dụng của quả thanh maiNhững lưu ý khi sử dụng quả thanh maiNhững người không nên ăn quả thanh maiBà bầu có ăn được quả thanh mai không? Cách sử dụng quả thanh maiNội dung Cây thanh mai Tác dụng của quả thanh maiNhững lưu ý khi sử dụng quả thanh maiNhững người không nên ăn quả thanh maiBà bầu có ăn được quả thanh mai không? Cách sử dụng quả thanh mai Cây thanh maiTên gọi: Thanh mai, dâu rừng.Tên quốc tế: Yumberry, Chinese bayberry. Cây thanh mai là giống cây thân gỗ, cành tăm nhỏ và dẻo. Chiều cao trung bình mỗi cây thông thường là từ 1 đến 2m, lá dầy, hơi dài, hoa và quả mọc thành chùm như chôm. Cành cây thường có phủ lông tơ, lá xanh tươi quanh năm. Quả có đường kính 5 mm đến 1 cm khi chín có màu đỏ tím, mọng nước trên mặt rất nhiều gợn thoạt trông giống như quả dâu tằm. Quả thanh mai có màu đỏ sẫm hoặc tím nhẹ, khi chín mọng nước, kích cỡ bằng quả mận, phần vỏ bao bọc bên ngoài ngoài sần sùi tương tự quả dâu tằm. Quả thanh mai được thu hoạch chủ yếu vào khoảng đầu tháng 3 âm lịch. Quả có đường kính từ 1,5cm đến 2,5cm, với bề mặt tròn, căng mọng, thường có màu đỏ đậm sáng, nhưng có thể thay đổi từ trắng sang tím. Hạt, lá và rễ cũng thường được sử dụng cho mục đích làm thuốc và vỏ cây được sử dụng làm thuốc nhuộm màu vàng.
Quả thanh mai có thể ăn trực tiếp, ngâm rượu, làm siro giải khát…Phân bố Quả thanh mai đã phát triển, và có nguồn gốc chính tại Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á trong ít nhất 2000 năm trước. Nó còn được gọi là dâu rừng, tên quốc tế là yumberry hay Chinese bayberry Ở nước ta, quả thanh mai mọc hoang tại nhiều tỉnh phía bắc nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có vùng đất Quảng Bình được nhân dân khai thác để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Ngoài ở Việt Nam thì quả thanh mai còn có nhiều ở Ấn Độ, Malaixia, miền nam Trung Quốc và Nhật Bản.Bộ phận dùng Bên cạnh ăn trực tiếp, thanh mai cũng được đóng hộp, sấy khô, ngâm, ép và làm thành đồ uống có cồn như rượu vang. Trái cây có thời hạn sử dụng rất ngắn và thường thu hút côn trùng. Ngâm quả thanh mai trong nước mặn có thể giúp loại bỏ côn trùng trước khi sử dụng, tuy nhiên, hình thức tiêu thụ thanh mai ưa thích là nước trái cây hoặc rượu vang. Thanh mai bây giờ thường được gọi là các loại yumberry và sản xuất tại Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua. Các sản phẩm nước ép Bayberry cũng đang được nhập khẩu vào Mỹ.Giá trị dinh dưỡng Quả thanh mai có cân bằng axit – đường tốt và là nguồn cung cấp thiamine, riboflavin, carotene, khoáng chất, chất xơ và hàm lượng vitamin rất cao. Chúng cũng là một nguồn tốt cung cấp chất chống oxy hóa tương tự (ví dụ anthocyanin) có màu đỏ rượu vang lợi ích sức khỏe. Ngoài anthocyanin, bayberry còn chứa flavonol, ellagitannin và các hợp chất phenolic như axit gallic, quercetin hexoside,… Quả thanh mai có chứa các chất: Monosacarit, rhamnose, arabinose, mannose, glucose (C6H12O6) và galactose được tìm thấy trong loại quả mọng này cũng như các khoáng chất như canxi (Ca), magiê (Mg), kali (K), sắt (Fe) và đồng (Cu). Bayberry Trung Quốc rất giàu chất oligomeric proanthocyanidin (OPCs), nhóm chất chống oxy hóa gốc tự do mạnh nhất. Các OPC được cho là hỗ trợ mọi hệ thống trao đổi chất trong cơ thể bằng cách bảo vệ nó chống lại các căng thẳng bên trong và môi trường. OPCs mạnh hơn gấp 20 lần so với Vitamin C và mạnh hơn 50 lần so với Vitamin E. OPCs được cho là có tác dụng chống lại các bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa và lão hóa sớm. OPC cũng đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp và giúp giảm mức cholesterol LDL. OPC cũng làm tăng sức mạnh và độ đàn hồi của các mạch máu trong khi làm chậm sự suy giảm collagen, giữ cho da săn chắc và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Thuốc thảo dược cổ đại Trung Quốc được chế biến quả thanh mai trong nhiều năm. Vỏ thân cây được sử dụng như một chất làm se để điều trị ngộ độc thạch tín, bệnh ngoài da, vết thương và loét. Hạt giống được sử dụng để điều trị mồ hôi chân và trái cây được sử dụng để điều trị bệnh tả, bệnh tim và các bệnh về dạ dày. Tác dụng của quả thanh mai1. Phòng ngừa và điều trị các bệnh về tiêu hóaQuả thanh mai có vị chua ngọt thanh mát, mang đến nhiều vitamin và các khoáng chất có lợi cho cơ thể con người. Với tính vị của mình, quả thanh mai thường được Đông y sử dụng trong các bài thuốc giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh về dường tiêu hóa như đại tiện ra máu, kiết lỵ,… Quả thanh mai ngâm với rượu sẽ giúp cho những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường ruột cải thiện được đáng kể tình trạng bệnh của mình. Vị thuốc này cũng có tác dụng tương tự thậm chí là tốt hơn loại rượu vải mà mọi người vẫn thường được biết tới.2. Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể Ngày nay, quả thanh mai không chỉ xuất hiện trong các bài thuốc cổ truyền mà trái cây này còn được Tây y ứng dụng rất nhiều trong y học bởi những tác dụng và hoạt chất loại quả này mang lại. Quả thanh mai làm một loại quả lành mạnh, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Những người có sức đề kháng yếu như người cao tuổi, người mới ốm dậy có thể sử dụng bổ sung quả thanh mai để có thể cung cấp thêm nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể.3. Quả thanh mai giúp chữa trị ho, rôm sẩy ở trẻ nhỏ Bên cạnh tác dụng tăng cường sức đề kháng, quả thanh mai mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh hữu ích khác đối với trẻ nhỏ. Trái cây này có tác dụng giúp giảm ho ở trẻ em, điều trị các bệnh rôm sẩy ở trẻ, các bệnh về da như mụn nhọt, viêm loét,… vô cùng hiệu quả.4. Tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch Không những vậy, quả thanh mai còn có tác dụng rất lớn đối với não bộ và máu bên cạnh đó là công dụng làm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Trong thời đại ngày nay, hiện tượng thiếu máu lên não gây hoa mắt chóng mặt đang dần trẻ hóa. Căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người già mà nó đã và đang dần ảnh hưởng tới những người trẻ. Những bệnh nhân này hoàn toàn có thể bổ sung thêm quả thanh mai vào khẩu phần ăn của mình để hạn chế và phòng ngừa những triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này. Quả thanh mai ngâm rượu cũng sẽ giúp cho bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được lượng đường trong máu, giúp ích ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của căn bệnh nguy hiểm này.5. Quả thanh mai có tác dụng giúp đẹp da Phụ nữ ở tuổi trung niên cũng nên sử dụng thêm quả thanh mai sẽ giúp cho chị em giữ lại được làn da trẻ đẹp của mình, trái cây này sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu dưới da, giúp da thêm căng mịn, góp phần phòng ngừa và đẩy lùi nếp nhăn. Mang trong mình tính mát, cùng với đó là hương vị chua dịu, dễ ăn, quả thanh mai sẽ là một sự lựa chọn vô cùng hữu ích giúp cho các chị em thanh nhiệt, giải độc vào mùa hè oi bức. Bên cạnh đó là lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp cho chị em có một làn da sáng mịn, rạng ngời.
Quả thanh mai có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.Những lưu ý khi sử dụng quả thanh mai Quả thanh mai là một loại trái cây lành tính, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên loại quả này cũng không phù hợp với tất cả các loại thực phẩm khác. Khi kết hợp với những nguyên liệu dưới đây sẽ gây đến những tác hại không mong muốn cho sức khỏe, cụ thể:1. Không ăn cùng hải sản Khi ăn hải sản thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng quả thanh mai. Nguyên nhân là do lượng vitamin C dồi dào trong quả thanh mai sẽ phản ứng với asen (thường xuất hiện nhiều trong các loại hải sản) tạo nên thạch tín. Đây là một chất vô cùng độc hại, có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, gây nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng.2. Không ăn với dưa chuột, dưa leo Dưa chuột chứa trong mình nhiều enzyme làm cho vitamin C trong quả thanh mai bị phân hủy. Chính bởi lí do này mà ta không nên sử dụng chung dưa leo và quả thanh mai để tránh việc làm mất đi những dưỡng chất quý báu mà loại quả này mang lại.3. Không ăn với sữa Sữa tươi là một nguồn protein dồi dào, mang lại nhiều dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên khi kết hợp với loại quả chứa nhiều axit hữu cơ như quả thanh mai thì sẽ phản tác dụng, cùng với đó là nhiều hệ lụy khác đối với sức khỏe. Sự kết hợp giữa hai thực phẩm này sẽ gây nên hiện tượng đông máu, tác động rất nhiều đến việc hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng và vận chuyển oxy nuôi cơ thể.Những người không nên ăn quả thanh mai Quả thanh mai mang đến rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Thế nhưng nó cũng gây đén một số tác dụng không mong muốn với một số đối tượng riêng. Quả thanh mai mang trong mình hàm lượng axit cao nên không phù hợp với các bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh như sỏi mật hay viêm túi mật. Nguyên nhân là do, tính axit của thanh mai sẽ kích thích thành dạ dày sản sinh cholecystokikin gây co thắt túi mật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan và sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh những bệnh nhân mắc các bệnh về gan mật thì những đối tượng mắc các chưng bệnh liên quan đến tràn dịch màng phổi cũng không nên sử dụng quả thanh mai để tránh gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lí của mình.Bà bầu có ăn được quả thanh mai không? Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác động tiêu cực của quả thanh mai có ảnh hưởng đến mẹ bầu. Cũng chính bởi lí do này, các chuyên gia vẫn luôn khuyên các mẹ nên thêm quả thanh mai vào khẩu phần ăn của mình tương tự như những loại trái cây thông thường khác. Với vị ngọt thanh, chua dịu, quả thanh mai có thể là một lựa chọn vô cùng hữu ích cho các mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén. Đặc biệt, đối với các thai phụ mắc chứng nóng trong sử dụng quả thanh mai ngâm đường sẽ giúp thanh nhiệt, giả độc nhanh chóng cho mẹ bầu. Theo như các công bố mới đây, ngoài hàm lượng vitamin C dồi dào, quả thanh mai còn đem đến nguồn khoáng chất và vitamin nhiều hơn hẳn những loại trái cây khác. Đây là tin vui đối với các mẹ bầu bời việc cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất trong quá trình mang thai sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé, giúp cho con phát triển toàn diện nhất trong từng giai đoạn của thai kỳ. Cách sử dụng quả thanh mai – Ngâm quả thanh mai qua nước muối loãng chừng 20-30 phút cho ra hết chất bẩn và sâu chui ra là có thể ăn ngay. – Ngâm đường pha nước giải khát mùa hè (giống y hệt ngâm dâu ta). Ngoài ra còn làm được ô mai. Quả thanh mai dầm đường rồi bỏ tủ lạnh mấy tiếng cho mát, xong đem pha nước vừa nhanh vừa ngon vừa mát.
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của quả thanh mai
– Sau đây là thông tin về Tác dụng của quả thanh mai , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật