Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của tinh dầu tràm
Thông tin về Bài Tác dụng của tinh dầu tràm được cập nhật lúc 2021-10-07 03:44:36 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Tinh dầu tràmDầu tràm, dầu tràm gió là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài (Melaleuca leucadendra), cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm. Loại dầu này có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi. Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, dầu tràm được sử dụng nhiều để cung cấp cho những người lính trên chiến trường đem theo phòng cảm.Cây tràm trà có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100%. Dung môi nhẹ này có tác dụng khử trùng và diệt nấm.[3] Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm.Tác dụng của tinh dầu tràmChống cảm lạnh, tránh gió và chữa hoTinh dầu tràm lành tính, có nhiều công dụng và an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, để phòng ngừa trường hợp đối với những bé có làn da nhạy cảm, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm với nước ấm rồi mới thoa.Thời khắc se lạnh khi trời vào đông cũng là lúc nên giữ ấm cơ thể, massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo vớ cho bé trước khi ngủ, giúp miễn nhiễm các bệnh về đường hô hấp và cảm cúm. Kháng khuẩnCho vài giọt dầu tràm vào chén nước nóng để cạnh giường ngủ sẽ tạo nên cảm giác dễ chịu. Đặc biệt, chúng có tính kháng khuẩn và ức chế virus, bảo vệ cơ thể tránh được các mầm mống gây bệnh đang ẩn náu trong gia đình.Giảm đauỞ người cao tuổi thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau nhức, mỏi xương khớp nên bỏ túi một chai tinh dầu tràm sẽ giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời, có thể pha 1 giọt dầu tinh tràm vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng tức thì.Một vài tác dụng nổi bật khácPhòng ngừa cảm mạo, trúng gióDầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô…Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.Với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm trà là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. Các vấn đề về da như viêm da, cháy nắng, phát ban… cũng được chữa nhờ vào đặc tính của tinh dầu tràm trà.Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chân hôi, nhiễm trùng móng và đau chânTrị mụn và da nhờn.Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.Tắm cho bé khử trùng, sát khuẩnTinh dầu tràm dùng cho trẻ mới sinh và mẹ bầuTinh dầu tràm dùng cho béTắm cho Trẻ để chống gió máy, giữ ấm cơ thể trời mùa lạnh.Trị sổ mũi, cảm cúm, ho, đờmPhòng gió cho bé khi ra ngoài lạnh.Chữa đau bụng vặtDầu tràm đuổi kiến, muỗi rất tốtTinh dầu tràm dùng cho mẹ bầu, và người lớn tuổiTrị cảm, ho, sổ mũiChữa đau bụng cực nhanhMassage cơ nhức xương khớpTrị các vết côn trùng cắn, dị ứngSử dụng tinh dầu tràm sao cho đúng?Đối với người lớn thì cách dùng dầu tràm đơn giản, chỉ bôi, xoa bình thường như dầu gió thôi. Còn đối với trẻ sơ sinh thì cần cẩn trọng hơn:- Tắm cho Trẻ sơ sinh: Đổ 1 nắp Dầu tràm vào thau tắm đã có nước nóng- Sau khi tắm xoa một ít dầu vào lưng để giữ ấm cho bé, đồng thời để bé cảm thấy thoải mái, thư giãn. Tuy nhiên tránh lạm dụng xoa quá nhiều tinh dầu lên bé vì da của bé khá mẫn cảm.- Khi trời vào đông, muốn giữ ấm cơ thể cho bé bạn nên thoa dầu tràm vào vùng ngực, sau lưng và cổ.- Sổ mũi, cảm: Thoa dầu vào xung quanh nơi bé ngủ như Nôi, Mùng…- Trị ho: Xoa dầu sau lưng và trước ngực cho bé như Massage- Trị kiến, muỗi cắn: Bôi ngay chỗ bị cắn của bé. Tránh bôi trực tiếp vào mặt, trán và thái dương- Trị Đau bụng: Xoa quanh vùng rốnLưu ý: Trong quá trình sử dụng, bạn nên kiểm tra kĩ lưỡng đối với làn da nhạy cảm. Không thoa trực tiếp vào mắt, mũi, tai. Lựa chọn sản phẩm có nhãn hiệu uy tín và làm theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.Một số cách giúp phân biệt dầu tràm tốt và không tốtPhân biệt bằng thị giác (quan sát):- Dầu/Tinh dầu Tràm nguyên chất có màu vàng trắng nhạt, hoặc xanh lục nhạt, nhìn sóng sánh. Để lâu thì màu vàng có đậm hơn và trong suốt hơn nhưng không phải vàng xanh sẫm.- Lắc mạnh chai Dầu Tràm nguyên chất chỉ có bọt nhỏ nổi lên nhưng chỉ sau ít giây bọt đó sẽ tự vỡ hết. Nếu bạn mua một chai dầu mà lắc bọt nổi lên nhiều và để lâu mới hết thì chắc chắn dầu đó có pha tạp chất khác.- Tràm nguyên chất khi đựng trong chai nhựa mỏng chai nhựa sẽ bị biến dạng móp méo trong vòng 1 tuần.Phân biệt bằng khứu giác (ngửi):- Dầu Tràm nguyên chất có mùi hương thơm nồng đậm của tràm. Dầu mới ra lò mùi thơm hơi nồng hắt nhưng càng để lâu Dầu Tràm càng có mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu. Hít vào có cảm giác vị ngọt trong cổ họng. Nếu hít vào mà thấy đau đầu là bị pha cồn hoặc hóa chất. Dầu/tinh dầu tràm càng tốt thì khi ngửi càng nghe mùi nồng đậm và càng có cảm giác thông mũi mát họng hơn (do hàm lượng cineol cao hơn)- Tràm nguyên chất thơm xa và thơm lâu, thoa lên da hoặc quần áo 2-3 tiếng sau vẫn nguyên mùi, dù rửa bằng xà phòng rồi vẫn giữ nguyên mùi. Hai hãng dầu khác nhau bạn có thể căn cứ vào yếu tố giữ mùi thơm của hãng nào lâu hơn sẽ biết được dầu hãng đó chất lượng hơn.Phân biệt bằng xúc giác (bôi lên da):- Dầu Tràm nguyên chất khi thoa lên người không hề bị nhờn, rít, không bị mẩn đỏ. (Nếu bị rít là đã bị pha dầu thông).- Dầu Tràm nguyên chất khi bôi lên da thấm nhanh vào da. Khi mới bôi vào da nó có độ bóng sau đó thấm vào da rất nhanh, da trở lại bình thường.Phân biệt qua giá thành sản phẩm:Hiện tại giá Dầu Tràm nguyên chất tại Huế thì 100ml từ 150 k- 200K, không thể có giá dưới 150k. Nếu dùng 1 chai Dầu Tràm nguyên chất để pha trộn thì có thể cho ra 20 – 30 chai Dầu Tràm kém chất lượng mà người không sành về dầu khó có thể nhận biết được. Vậy, khi mua loại dầu rẻ tiền thì bạn nên cân nhắc vì chắc chắn là hàng kém chất lượng, có thể là dầu giả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.Kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước:Trong tinh Dầu Tràm có các thành phần quan trọng như: Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol, … trong đó, theo quy định của Dược điển Việt Nam hàm lượng Cineol phải đạt từ 40%-60% trở lên thì mới được công bố đạt tiêu chuẩn Dầu Tràm, từ 60% trở lên thì mới đạt Tinh dầu tràm. Vậy, bạn nên chọn mua dầu đã được kiểm định của Nhà nước về hàm lượng các chất trong tinh dầu thì sẽ an tâm hơn khi sử dụng. Và căn cứ vào hàm lượng cineol này bạn có thể so sánh được 2 hãng dầu khác nhau, hãng dầu nào có hàm lượng cineol trong phiếu kiểm định cao hơn là dầu/tinh dầu tốt hơn.
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của tinh dầu tràm
– Sau đây là thông tin về Tác dụng của tinh dầu tràm , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật