Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng lợi tiểu của cây thù lù

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng lợi tiểu của cây thù lù


Thông tin về Bài Tác dụng lợi tiểu của cây thù lù được cập nhật lúc 2021-10-07 23:46:02 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Cây thù lù


Cây thù lù còn có tên khác là lồng đèn, thuộc họ Cà. Là loại cây thảo mọc hằng năm, cao 50 -90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, cuống lá dài 15-30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Ðài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả,  bao trùm lên ở ngoài như cái túi, khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín có màu hơi đỏ, bao trùm bên ngoài như cái túi, bên trong chứa nhiều hạt.


Cây thù lù


Cây ra hoa kết quả quanh năm, mọc hoang ở khắp nơi trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đường làng, đất hoang, ven rừng. Nhiều nơi bà con lấy làm rau ăn  có vị hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.


 

Theo y học cổ truyền, cây thù lù có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.


Dùng cây tầm bóp tươi trị bệnh ngoài da: Trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu ở nam giới. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước để rửa; Cây tươi nấu nước tắm cho trẻ em để trị rôm sảy khá hiệu quả.


Lá cây tầm bóp rất tốt cho dạ dày, do đó ngoài việc dùng tầm bóp làm thuốc chữa bệnh người ta còn dùng thứ cây này như một vị rau ăn hàng ngày. Rau tầm bóp ăn hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn. Lẩu rau tầm bóp cũng là một món ngon, lạ chúng ta nên thưởng thức.


Bài thuốc dân gian


Bài 1: Chữa cảm sốt: Cây thù lù 100g, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống ngày 2 – 3 lần, dùng trong 3 ngày liền.


Bài 2: Chữa mụn nhọt đau nhức (chưa vỡ mủ): Thù lù tươi 80g cây tươi rửa sạch, để ráo nước giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước để rửa vùng da bị tổn thương rất hiệu nghiệm.


Thù lù trị ho có đờm


Bài 3: Chữa viêm họng, khàn tiếng, ho có đờm đặc: Thù lù cành mang hoa lá khô 30g (tươi 100g), rửa sạch, cho vào ấm đổ 550ml nước sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền.


Bài 4: Trị rôm sảy: Hằng ngày lấy cây thù lù tươi nấu nước tắm cho trẻ em để trị rôm sảy rất hiệu quả.


Ngoài ra, đã có rất nhiều nghiên cứu về dược tính  của  cây thù lù cho thấy, trong đó có một số các nghiên cứu chứng minh được hoạt tính in vitro của dịch chiết Physalis angulata trên các vi khuẩn mycobacterium và mycoplasmas, một số vi khuẩn gram dương và gram âm như Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus. Riêng tại Nhật có một số nghiên cứu chú trọng đến các hoạt tính “in vitro” chống lại các siêu vi khuẩn bại liệt, Herpes simplex I, sởi, ban hồng, trái rạ và cả HIV-I (do ức chế sao chép ngược).


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng lợi tiểu của cây thù lù


– Sau đây là thông tin về Tác dụng lợi tiểu của cây thù lù , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top