Bài Thuốc / công dụng Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em bằng y học cổ truyền
Thông tin về Bài Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em bằng y học cổ truyền được cập nhật lúc 2022-02-10 08:30:58 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Viêm tai giữaTiêu chảy ở trẻHo ở trẻ
Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em bằng y học cổ truyền
10/02/2022
Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển do mức cung ứng các chất dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của trẻ. Chủ yếu là thiếu protein – năng lượng. Đây là điều kiện thuận lợi dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nếu nặng có thể tử vong.
Những Nội Dung Cần Lưu ÝThực trạng suy dinh dưỡng ở trẻQuan niệm của Đông y về suy dinh dưỡngMột số bài thuốc hay điều trị suy dinh dưỡng trẻ emTiêu thực hoànCam tích tánSâm linh bạch truật tánCốm bổ tỳ Phương pháp điều trị suy dinh dưỡng không dùng thuốc
Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Tại Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi được đánh giá là đã giảm nhanh và bền vững trong những năm qua. Kiến thức thực hành dinh dưỡng của người dân ngày càng được nâng lên. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ngày càng được cải thiện.
Theo điều tra của Viện dinh dưỡng tại 30 cụm dân cư trên toàn quốc năm 2016 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%, suy dinh dưỡng thấp còi là 24,3%. Mặc dù con số đã được cải thiện song Việt Nam vẫn là nước đứng thứ 13 thế giới về gánh nặng do suy dinh dưỡng thấp còi gây ra. Y học cổ truyền rất có kinh nghiệm trong việc phòng chống suy dinh dưỡng.
Quan niệm của Đông y về suy dinh dưỡng
Theo y học cổ truyền, suy dinh dưỡng thuộc phạm vi chứng cam với các biểu hiện da thịt gầy róc, bụng trướng to (bụng ỏng, đít beo), ăn uống kém, có thể kèm theo tả lỵ.
Điều trị suy dinh dưỡng là vấn đề toàn diện về thuốc, ăn uống và chăm sóc. Trẻ suy dinh dưỡng trung bình và nặng (độ I và II) điều trị chủ yếu tại cộng đồng. Điều trị bằng chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, tỉ lệ, trong đó sữa mẹ là trung tâm với trẻ còn bú.
Tuy nhiên, một số khó khăn thường gặp phải trong quá trình điều trị cho các trẻ này là trẻ rất lười ăn. Nhất là ở các trẻ sống ở thành phố hoặc thị trấn – nơi kinh tế tương đối đầy đủ.
Trẻ biếng ăn (Ảnh internet)
Lúc này các phương pháp YHCT có tác dụng kích thích tiêu hóa cho trẻ rất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi dinh dưỡng, chưa thấy có tác dụng không mong muốn, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm. Rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền giúp điều trị suy dinh dưỡng đã nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
Suy dinh dưỡng rất nặng, độ III có biến chứng, như khô loét giác mạc, mảng sắc tố… bệnh thường nặng, nguy cơ tử vong cao do biến chứng hoặc bội nhiễm, nên điều trị bằng y học hiện đại.
Một số bài thuốc hay điều trị suy dinh dưỡng trẻ em
Với trẻ gầy còm, bụng to trướng cứng nổi gân xanh, người bứt rứt khó chịu, da nóng.
Trẻ suy dinh dưỡng (Ảnh internet)
Thỉnh thoảng trẻ sốt về chiều, ăn kém, lười ăn, đại tiện lúc táo lúc lỏng, phân khắm, lổn nhổn, sống phân, đái khai. Ra mồ hôi trộm. Có thể uống bài thuốc sau:
Tiêu thực hoàn
Sơn tra …………………12g
Thần khúc …………….06g
Hoài sơn……………….12g
Liên kiều……………….06g
La bạc tử ……………..06g
Trần bì …………………06g
Bán hạ …………………06g
Sắc uống 1 thang/ngày, hoặc theo tỉ lệ trên tăng lượng, tán bột mịn, hoàn viên, uống 2 – 4g/lần x 2 lần/ngày. Hoặc có thể dùng một trong các bài thuốc đơn giản sau:
Kê nội kim (màng trong mề gà) 2 g nghiền nhỏ, uống với nước sôi hàng ngày
Vị thuốc Kê nội kim (Ảnh internet)
Cam tích tán
Kê nội kim ……………………40g
Thần khúc ……………………120g
Sơn tra ………………………..120g
Mạch nha …………………….120g
Tán bột mịn, uống 2-4 g/lần x 3 lần/ngày.
2. Với trẻ mệt mỏi, gầy còm, sắc mặt vàng ải, cơ nhục nhẽo lúc ngủ mắt nhắm không kín, chán ăn. Tiếng khóc nhỏ yếu. Đại tiện phân sống, nát kéo dài 3-4 lần/ngày. Bụng hơi trướng, ấm mềm. Có thể uống bài thuốc như sau:
Sâm linh bạch truật tán
Đẳng sâm …………………………10g
Bạch linh …………………………..08g
Bạch truật …………………………10g
Hoài sơn …………………………..10g
Liên nhục ………………………….10g
Biển đậu …………………………..10g
Cát cánh …………………………..04g
Cam thảo ………………………….04g
Sa nhân ……………………………04g
Gia Sơn tra 6g, Thần khúc 6g để tăng tác dụng tiêu đồ ăn tích trệ. Sắc uống 1 thang/ngày, hoặc theo tỉ lệ trên tăng lượng, tán bột mịn, uống 6-8 g/lần với nước Đại táo x 2 lần/ngày. Hoặc dùng bài:
Cốm bổ tỳ
Đẳng sâm …………………………………….100g
Ý dĩ sao ……………………………………….100g
Nhục đậu khấu ……………………………….30g
Hoài sơn ……………………………………..100g
Liên nhục …………………………………….100g
Biển đậu ……………………………………..100g
Cốc nha ………………………………………. 30g
Trần bì ………………………………………….20g
Sa nhân ………………………………………..30g
Tán bột, làm cốm uống 12-20 g/ngày tùy lứa tuổi.
Các bài thuốc y học cổ truyền này nếu dùng kiên trì và lâu dài, tốt nhất là 3 tháng/đợt, sẽ mang lại những kết quả bền vững trong điều trị suy dinh dưỡng. Ngoài thuốc, trẻ còn cần được điều trị toàn diện bằng chế độ ăn, chăm sóc đầy đủ và đúng cách.
Phương pháp điều trị suy dinh dưỡng không dùng thuốc
Châm cứu tỏ ra không thích hợp lắm vì dễ làm trẻ sợ nên không thể châm lâu dài được.
Xoa bóp véo da cột sống lưng có thể cải thiện tuần hoàn, tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích tiêu hóa. Đây là phương pháp có thể hướng dẫn mẹ trẻ tự làm cho con được, cho kết quả khả quan nếu làm kiên trì. Cách làm cụ thể như sau:
Massage cho trẻ (Ảnh internet)
Đặt trẻ nằm sấp trên đùi người làm. Véo da dọc cột sống lưng trẻ, từ cột sống cùng đến đốt sống cổ VII. Véo thành ba đường – một đường chính giữa cột sống, hai đường còn lại ở hai bên cách đường giữa khoảng 1 – 1.5 cm. Mỗi đường véo 3 – 4 lần. Riêng đường giữa, khi véo qua vùng thắt lưng, nhấc nhẹ da ở giữa khe các đốt sống lên một chút cho phát ra tiếng kêu “cục”. Sau mỗi lần làm, da vùng cột sống ửng hồng lên là đạt yêu cầu.
Nên làm cho trẻ 1 lần/ngày, xa bữa ăn, tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
TS. Đặng Minh Hằng
Khoa Y học Cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội
(Visited 3.822 times, 2 visits today)
Lượt xem:
6.532
Tags:
suy dinh dưỡng trẻ em
trẻ em suy dinh dưỡng
điều trị suy dinh dưỡng
Bài viết cùng chủ đề
Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ qua đường ăn uống
Dự phòng co giật ở trẻ em
Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Dấu hiệu viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Chảy máu cam ở trẻ
Bướu máu trẻ em những điều cần biết
Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì, kiêng gì
Mẹo chữa táo bón ở trẻ em bằng các thực phẩm quen thuộc
Bà bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh và thông minh?
Hệ tiêu hóa ở trẻ có gì khác biệt so với người lớn
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.
Bài viết liên quan
Hạ sốt cho trẻ do viêm họng
Điều trị viêm tai giữa
5 nguyên tắc chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ tại nhà
Bà mẹ hối hận vì không tiêm phòng đầy đủ cho con
Đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột để tăng sức đề kháng cho bé
Trẻ có nên uống sữa tươi sớm?
Mẹ nấu món ăn gì giúp bé ngủ ngon?
Thiếu máu nên kiêng ăn gì?
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em bằng y học cổ truyền
– Sau đây là thông tin về Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em bằng y học cổ truyền , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật