Bài Thuốc / công dụng Kim ngân hoa – vị thuốc quý trong Đông y
Thông tin về Bài Kim ngân hoa – vị thuốc quý trong Đông y được cập nhật lúc 2022-02-28 09:00:39 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Cây hoàn ngọcĐông trùng hạ thảo
Kim ngân hoa – vị thuốc quý trong Đông y
28/02/2022
Kim ngân hoa là loài hoa được trồng để làm cảnh ở nhiều gia đình Việt Nam. Hoa cây kim ngân mới nở có màu trắng tinh, sau vài ngày lại ngả sang màu vàng óng, vì thế mà trên cành luôn có 2 màu hoa thu hút. Không những có hoa thơm màu sắc rực rỡ, kim ngân hoa còn là vị thuốc quý trong Đông y.
Những Nội Dung Cần Lưu Ý1. Kim ngân hoa 2. Mô tảMô tả chungMô tả dược liệuPhân loại2. Vùng trồng, cách trồng3. Thu hoạch4. Bộ phận dùng làm thuốc5. Thành phần hóa họcNhóm FlavonoidTinh dầu6. Tác dụng dược lýTác dụng kháng khuẩnTác dụng kháng viêm, kháng virusTác dụng chống lao, tác dụng trên đường huyết,…7. Tính vị quy kinh8. Công dụng – chủ trị:Công dụngChủ trị9. Liều dùng – kiêng kỵLiều dùngKiêng kỵ10. Ứng dụng lâm sàngChữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứngChữa viêm gan mãn tính (hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm)Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị)Chữa sốt xuất huyếtChữa mụn nhọtChữa viêm phổi trẻ emChữa viêm phần phụ cấp tính
1. Kim ngân hoa
Tên khoa học: Flos Lonicerae
Là nụ hoa có lẫn một số hoa đã nở của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb), họ Kim ngân (Caprifoliaceae).
2. Mô tả
Mô tả chung
Kim ngân là loại dây leo bằng thân quấn. Thân non có lông màu nâu đỏ. Thường mọc thành bụi. Lá mọc đối, hình trứng và xanh tốt quanh năm. Hoa mọc kẽ lá màu trắng, sau ngả sang màu vàng. Quả hình cầu, màu đen.
Mô tả dược liệu
Nụ hoa hình ống hơi cong queo, dài 1 cm đến 5 cm, đầu to, đường kính khoảng 0,2 cm đến 0,5 cm. Mặt ngoài màu vàng đến nâu, phủ đầy lông ngắn. Phía dưới ống tràng có 5 lá đài nhỏ, màu lục. Bóp mạnh đầu nụ sẽ thấy 5 nhị và 1 vòi nhụy. Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng. Hoa đã nở dài từ 2 cm đến 5 cm, tràng chia thành 2 môi cuộn ngược lại. Môi trên xẻ thành 4 thùy, môi dưới nguyên. Nhị và vòi nhụy thường thò ra ngoài tràng hoa.
Hình ảnh cây Kim ngân hoa
Phân loại
Ngoài Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb), người ta còn dùng lẫn: Kim ngân rừng (L.bournei Hemsl.); Kim ngân long (L.cambodiana pierre ex Danguy); Kim ngân lá mốc (L.hypoglauca Miq); Kim ngân hoa to (L.macrantha (D.Don) Spreng).
2. Vùng trồng, cách trồng
Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tây,…
Thời điểm nhân giống kim ngân tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Có thể trồng bằng hạt giống hoặc dùng phương pháp chiết cành, trồng bằng một đoạn thân bò dưới đất đều được.
3. Thu hoạch
Kim ngân hoa hái lúc mới chớm nở, màu còn trắng chưa chuyển vàng. Nên hái vào khoảng 9-10 giờ sáng (lúc này sương đã ráo), nhặt bỏ tạp chất, đem tãi mỏng phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ đến khô.
4. Bộ phận dùng làm thuốc
Hoa mới chớm nở, lá và dây ít dùng.
5. Thành phần hóa học
Hoa kim ngân chứa flavonoid, tinh dầu và một số thành phần khác:
Nhóm Flavonoid
Luteolin, luteolin-7-glucoside.
Tinh dầu
α-pinen, hex-1-en, hex-3-en-1-ol, cis và trans-2-methyl-2-vinyl-5-(α-hydroxy isopropyl)-tetrahydrofuran, geraniol, α-terpineol, alcol β-phenyl ethylic, carvacrol, eugenol, linalol, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-hydroxy tetra hydrydropyran.
6. Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc kim ngân hoa giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete…
Hình ảnh Kim ngân hoa sau khi phơi khô
Tác dụng kháng viêm, kháng virus
Làm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu .
Tác dụng chống lao, tác dụng trên đường huyết,…
Ngoài ra, dùng kim ngân hoa còn có tác dụng tốt với mắt, giúp chuyển hóa lipid, làm hạ cholesterol trong máu, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, lợi tiểu,…
7. Tính vị quy kinh
Tính vị: cam, hàn. Quy kinh: vào các kinh phế, vị, tâm
8. Công dụng – chủ trị:
Công dụng
Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt.
Kháng khuẩn, chống dị ứng.
Chủ trị
Dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai, rôm sảy.
Có thể chế thành trà uống mát, trị ngoại cảm phát sốt, ho và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
9. Liều dùng – kiêng kỵ
Liều dùng
Ngày dùng từ 12 g đến 16 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm. Có thể ngâm rượu, làm hoàn tán.
Kiêng kỵ
Tỳ vị hư hàn ỉa chảy, hoặc vết thương, mụn nhọt có mủ loãng do khí hư; mụn nhọt đã có mủ, vỡ loét không nên dùng.
10. Ứng dụng lâm sàng
Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng
Kim ngân hoa 6g hoặc 12g (cành và lá), nước 100 ml, sắc còn 10 ml, thêm đường vào cho đủ ngọt (chừng 4g). Đóng vào ống bịt kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống và chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15 phút đến nửa giờ là uống được. Người lớn: ngày uống 2 đến 4 liều trên 2-4 ống, trẻ em từ 1 đến 2 điều 1-2 ống.
Chữa viêm gan mãn tính (hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm)
Kim ngân hoa 16g, nhân trần 20g, hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g, phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị)
Kim ngân hoa 20g, thạch cao 40g, tri mẫu, tang chi, ngạnh mễ, hoàng bá, phòng kỷ, mỗi vị 12g; thương truật 8g; quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sốt xuất huyết
Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; cỏ nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g; liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu khát nước, thêm huyền sâm sinh địa, mỗi vị 12g; sốt cao thêm chi mẫu 8g.
Chữa mụn nhọt
Kim ngân hoa 20g; bồ công anh 16g; liên kiều, hoàng cầm, gai bồ kết, mỗi vị 12g; bối mẫu 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm phổi trẻ em
Kim ngân hoa 16g; thạch cao 20g; tang bạch bì 8g; tri mẫu, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa viêm phần phụ cấp tính
Kim ngân, liên kiều, tỳ giải, ý dĩ, mỗi vị 16g; hoàng bá, hoàng liên, mã đề, nga truật, mỗi vị 12g; uất kim, tam lăng, mỗi vị 8g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.
Thaythuocvietnam.vn
(Visited 77.278 times, 13 visits today)
Lượt xem:
75.013
Tags:
kim ngân hoa chữa dị ứng
kim ngân hoa có tác dụng gì?
kim ngân hoa giải độc
kim ngân hoa trị mụn
rửa mặt bằng kim ngân hoa
Bài viết cùng chủ đề
Bộ 5 sản phẩm Hoàn ngọc
Một số tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của đơn lá đỏ
Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?
Mạn kinh tử – vị thuốc trị đau đầu, cảm mạo hiệu quả
Dền cơm, một cây rau quý
Công dụng chữa bệnh của cây gạo
Cây cà gai leo giải độc và hạ men gan
Những tác dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo ngâm mật ong
Tác dụng chữa bệnh của Trần bì
Tác dụng tuyệt vời của bí đỏ trong Đông Y
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.
Bài viết liên quan
Bách bộ và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Các loại đông trùng hạ thảo và tác dụng của từng loại
Tác dụng chữa bệnh của chi tử
Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ
Hoạt chất Betulin – Ức chế sự phát triển của khối u
Wasabi – thảo dược quý
Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa trong chữa bệnh
Nhanh chóng đào thải các độc tố trong cơ thể với Dòng sản phẩm Hoàn Ngọc
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Kim ngân hoa – vị thuốc quý trong Đông y
– Sau đây là thông tin về Kim ngân hoa – vị thuốc quý trong Đông y , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật