Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng của đậu đen

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của đậu đen

Thông tin về Bài Tác dụng của đậu đen được cập nhật lúc 2021-09-28 19:44:33 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật

cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Nội dung Đậu đenTác dụng của đậu đen đối với sức khỏeTác dụng làm đẹp của đậu đen Một số bài thuốc chữa bệnh từ đậu đenCách nấu nước đậu đen chữa bệnhNên dùng đậu đen như thế nào? Nội dung Đậu đenTác dụng của đậu đen đối với sức khỏeTác dụng làm đẹp của đậu đen Một số bài thuốc chữa bệnh từ đậu đenCách nấu nước đậu đen chữa bệnhNên dùng đậu đen như thế nào?  Đậu đenTên gọi: Cây đậu đen (còn gọi là đỗ đen)Tên khoa học: Vigna unguiculata (L., ) Walp subspHọ: Đậu. Mô tả cây: Cây mọc hằng năm bằng cách gieo hạt, thân thảo, có nhiều nhánh nhỏ. Lá màu xanh, mọc kép bao gồm 3 lá chét mọc so le với nhau, trong đó lá ở giữa thường có kích thước to và dài hơn so với lá mọc hai bên. Hoa đậu đen có màu tím nhạt, quả dài, tròn, được tạo thành từ 2 mảnh vỏ ghép lại. Khi còn non quả có màu xanh nhưng khi già sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu đen. Bên trong quả chứa 7 – 10 hạt. Khi thu hoạch những quả già sẽ được hái trước đem về phơi khô, tách vỏ lấy hạt đen bên trong. Đây là phần có giá trị dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ẩm thực. Theo nghiên cứu, đậu đen cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:CaloChất đạmChất xơChất đườngSelenChất béoCác khoáng chất: Canxi, sắt, magie, kẽm, kali, photpho, natri, CarbohydrateThiaminKaempferolFolateVitamin A, C, K B6SaponinAnthocyaninQuercetin Hiện nay, có 2 loại đậu đen được sử dụng phổ biến là đậu lòng trắng và đậu xanh lòng. Chúng đều có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe, đặc biệt là đậu đen xanh lòng. Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là Hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng” đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận. Thực ra, điều này không phải là không có căn cứ. Trước hết, chất đạm, nhất là arginine trong đậu đen là nguyên liệu sinh ra tinh.Đậu đen tốt cho Thận, là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Thực tế, đậu đen là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cung cấp nhiều chất xơ, folate và magie giúp làm giảm axít không có lợi cho tim mạch, đồng thời có ích cho hệ tiêu hóa, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường sắt và bổ sung protein dồi dào cho cơ thể.Một số quốc gia sử dụng đậu đen làm thuốc Đậu nành đen là một sản phẩm được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, có tác dụng bổ huyết, bổ thận tư âm, chuẩn hóa hoạt động của dạ dày, lá lách… Ở Nga, đậu tương đen cũng được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Ở Nhật Bản hiện nay, đậu tương đen đang được sử dụng rất phổ biến. Sau cơn sốt chăm sóc sức khỏe bằng trà xanh, người dân Nhật Bản hiện nay đang tìm uống một loại sinh tố mang tên “đậu nành đen”. Theo dân gian, người Nhật Bản tin rằng ăn đậu tương đen có thể chữa đau họng. Thực tế thì đậu nành đen có giá trị dinh dưỡng tương đương đậu nành trắng hoặc vàng vì cùng thuộc giống họ đậu giàu hàm lượng protein và có hàm lượng chất xơ không hòa tan ở mức cao.Tác dụng của đậu đen đối với sức khỏe1. Duy trì bộ xương vững chắc Sắt, phospho, can xi, magiê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc và sức khỏe của xương. Can xi và phospho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng những vai trò quan trọng trong việc duy trì sự vững chắc và đàn hồi của xương và khớp. 99% nguồn cung cấp can xi và 80% lượng phospho dự trữ trong cơ thể được lưu giữ trong xương, khiến cho việc nhận được đủ lượng các chất dinh dưỡng này từ chế độ ăn trở nên cực kỳ quan trọng.2. Quản lý bệnh tiểu đường Nghiên cứu đã cho thấy người bệnh tiểu đường týp 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ giảm được lượng đường huyết, còn người bị tiểu đường týp 2 có thể cải thiện được đường máu, mỡ máu và insulin. Một chén đậu đen nấu chín cung cấp 15g chất xơ. Hướng dẫn ăn uống cho người Mỹ khuyến nghị 21-25g chất xơ/ngày cho phụ nữ và 30-38g chất xơ/ngày cho nam giới.3. Giàu Polyphenol, chống lão hóa Polyphenol là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa, được tìm thấy trong đậu tương đen, gạo đen, khoai tây, quả lê…Polyphenol anthocyanin trong đậu tương đen rất dồi dào, có thể phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm như chế độ ăn hàng ngày, chống lão hóa, giảm nguy cơ xơ cứng động mạch, cholesterol và thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid. Một nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Thực phẩm – Dược của Nhật cũng cho thấy, anthocyanin ức chế sự hấp thu chất béo ở chuột.4. Phòng chống ung thư Isoflavones là một loại chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư vú. Chúng cũng giúp cải thiện quá trình chuyển hóa lipid, giúp bạn giảm cân. Trà đậu tương đen có thể giúp bạn với điều này bởi vì chúng rất giàu isoflavones, giúp kiểm soát mỡ máu tuần hoàn.5. Có tác dụng khử độc sulfates Do có chứa khoáng chất vi lượng molypden – một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tốt trong việc khử độc sulfates cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn không có lợi cho con người, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. Nếu ai cơ thể nhạy với sunfit thì phải bổ sung để nó khử độc. Một bát đỗ đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.6. Thực phẩm giàu chất xơ Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đỗ đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước trong dạ dày và hình thành ra loại gel làm giảm quá trình chuyển hóa carbohydrate có trong đỗ đen. Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol. Ngoài ra, do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đỗ đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh táo bón, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh khó chịu có liên quan.7. Giàu chất chống oxy hóa Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Mỹ cho biết, đỗ đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins giống như có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… Đặc biệt đỗ càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu chất anthocyanins, chất chống oxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như: Cam, nho hoặc dâu.8. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Một nghiên cứu được thực hiện ở 16.000 đàn ông trung tuổi thuộc 7 quốc gia trong vòng 25 năm, do các nhà khoa học quốc tế thực hiện cho thấy những người ăn nhiều cá, đỗ đen, rau xanh, ngũ cốc và sử dụng rượu vang điều độ là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đỗ đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đỗ đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.9. Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đỗ đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đỗ đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết. Tại Mỹ, người ta đã thực hiện một nghiên cứu đối chứng những người mắc bệnh ĐTĐ type 2 được chia làm 2 nhóm, nhóm ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với người ĐTĐ, khẩu phần ăn có 24g chất xơ/ngày và một nhóm khác dùng tới 50g chất xơ/ngày. Kết quả hai nhóm đều giảm lượng đường huyết và insulin nhưng ở nhóm sau lượng cholesterol toàn phần giảm được gần 7%, triglycerid giảm 10,2% và hàm lượng cholesterol xấu giảm 12,5%.10. Tăng cường sắt và mangan cho cơ thể Đỗ đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Măng-gan, vi lượng có trong đỗ đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đỗ đen có thể cung cấp tới 38% nhu cầu mangan cho cơ thể mỗi ngày.11. Nguồn bổ sung protein cho cơ thể Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đỗ đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hữu ích, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng. Một bát nhỏ đỗ đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.12. Đậu đen giúp thanh lọc cơ thể Mỗi ngày uống nước đậu đen để thanh lọc cơ thể. Dùng từ 20 đến 40g đậu đen để nấu chè hoặc nấu thành nước để uống, kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác khi uống.13. Đậu đen giúp chữa suy nhược cơ thể Dùng khoảng 30g chè đậu đen nấu với đại táo rồi ăn liên tục trong 4 ngày để phục hồi cơ thể suy nhược. Có thể dùng cách nấu chung đậu đen với cá nướng, đun trên bếp lửa riu riu cho tới khi đậu chín thì thêm gừng, tỏi và nêm nếm cho vừa ăn sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tránh suy nhược lâu dài.14. Đậu đen giúp giải rượu, chữa nhức xương Đem đậu đen nấu với nước dừa xiêm uống 2 lần/tháng để có bộ xương chắc khỏe hơn, đồng thời việc này cũng hỗ trợ chứng nghiện rượu, giải rượu. Đối với người đau nhức xương, chỉ cần dùng 200g đậu đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.15. Đậu đen chữa tiểu dắt, táo bón Đem ninh nhừ đậu đen với tỏi đập dập. Uống nước đậu đen với tỏi này vào sáng sớm, uống trong thời gian 15 ngày để thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, làm cơ thể mát lên giảm được việc táo bón, tiểu dắt.16. Đậu đen có tác dụng hỗ trợ chữa di tinh, liệt dương Với công dụng chữa tay chân mỏi yếu, râu tóc trở nên bạc sớm chỉ cần lấy 50g đậu đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong vòng 2-3 giờ. Có thể tán ở dạng bột rồi mỗi ngày uống 5g.17. Đậu đen có công dụng lợi sữa cho phụ nữ cho con bú Mỗi tuần hầm đậu đen với gà ác cho sản phụ ăn sẽ giúp kích thích ra nhiều sữa, tốt cho sữa mẹ.18. Đỗ đen có tác dụng chữa ngộ độc rau quả Dùng đỗ (đậu) đen tán nhỏ rồi ngâm rượu, sau đó thêm chút nước rồi vắt lấy nước cốt chia ra uống đều trong ngày để giải độc khi ăn nhầm hoa quả, hay bị ngộ độc do ăn hoa quả không đảm bảo vệ sinh.19. Đỗ đen có tác dụng chữa trĩ Theo Soha.vn, dùng kết sắc lấy nước rồi tẩm vào đậu đen xanh lòng một lúc. Sau đó đem đi sao vàng, xát vỏ ngoài rồi tán lấy bột. Tiếp tục dùng mỡ lợn trộn lẫn viên to bằng hạt ngô rồi uống, mỗi lần từ 30 viên với nước gạo.20. Đỗ đen chữa bệnh đau đầu, mất ngủ Sao 3 phần đậu đen cho tới khi có khói rồi ngâm vào 5 phần rượu trong 7 ngày (đậy nắp kín) rồi sau đó đem ra uống để chữa chứng đau đầu. Đối với người bị mất ngủ, dùng đậu đen rang nóng rồi cho vào một vỏ gối màu đen đem kê đầu, khi nguội lại thay lượt đậu đen khác.Đậu đen có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.Tác dụng làm đẹp của đậu đen1. Mặt nạ trắng da với đậu đen Trong đậu đen có chứa chất Anthocyanins chống oxy hóa và chất sắt giúp cải thiện sắc tố da. Vì thế, đậu đen là một trong những tuyệt chiêu làm đẹp vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn đều đậu đen xay nhuyễn với cám gạo và mật ong để tạo thành mặt nạ chống lão hóa.Nguyên liệu: 2 thìa đậu đen hoặc bột đậu đen. 1 thìa bột đất sét sạch hoặc cám gạo. 1 thìa mật ong.Cách dùng: Nếu dùng hạt đậu đen cần xay nhuyễn ra, trộn thêm với bột đất sét hoặc cám gạo, trộn đều lên vớ 1 thìa mật ong. Trước khi đắp mặt nạ cần rửa sạch mặt, dùng hỗn hợp bột đậu đen quét đều lên mặt, để yên trong 20-30 phút, cuối cùng rửa lại với nước ấm.2. Một số lời khuyên khi dùng mặt nạ đậu đen Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên dùng mặt nạ dưỡng ẩm 2 – 3 lần/tuần, còn các mặt nạ thuốc thì 1 – 2 lần/tuần là tốt nhất. Nó sẽ đảm bảo sức khỏe cho làn da của bạn mà không mất đi lớp bảo vệ da tự nhiên. Hầu hết các mặt nạ đều có hướng dẫn sử dụng rõ ràng thời gian đắp, thường là khoảng 15 – 20 phút, đủ để da hấp thụ các chất dinh dưỡng từ mặt nạ và độ ẩm của da cũng được bổ sung trở lạ Không nên đắp mặt nạ quá dày nó là tác động của nhiệt cũng khiến lỗ chân lông mở rộng và cho phép tích tụ bụi bẩn vào sâu bên trong da nhiều hơn, do đó cũng sẽ dễ gây ra mụn trứng cá nhiều hơn. Tốt nhất là chỉ nên đắp 1 lớp vừa đủ.3. Trị sẹo với đậu đen + dấm táoNguyên liệu: 2 thìa bột đậu đen + giấm táo + nếu được có thể dùng thêm vỏ quả lựuCách dùng: Đậu đen đã xay thành bột mịn, vỏ lựu nghiền nhỏ, hòa hai thứ này với 50ml nước lọc và 2 thìa giấm táo cho lên bếp và đun sôi. Sau khi để nguội bôi lên vùng da có sẹo 2 lần/tuần sẽ thấy vết sẹo sẽ mờ dần, trả lại bạn làn da mịn màng như trước.4. Đậu đen chữa rụng tóc Thật khó chịu khi phải “sở hữu” một mái tóc lơ thơ do bệnh rụng tóc gây nên. Bài thuốc đơn giản rẻ tiền từ đậu đen có thể cải thiện tình hình Cách làm: 500 g đậu đen; 1 lít nước (tùy tình hình mà bạn định lượng thích hợp với tỷ lệ 1 đậu đen 2 nước). Sau khi rửa sạch đỗ đen, cho đỗ vào nồi đất, đổ nước vào, đun với lửa nhỏ. Đợi đến khi các hạt nở đều thì lấy đậu đen ra khỏi nồi, phơi khô. Sau đó, cho thêm một ít muối vào, trộn đều. Cho đậu đen vào bình hoặc lọ sạch, dùng dần. Mỗi ngày có thể dùng hai lần, mỗi lần khoảng 6 g. Nên nhai kỹ trước khi ăn, sau đó uống một lượng nước vừa phải. Bài thuốc này có tác dụng rất tốt đối với những người bị hói đầu, rụng tóc, sức khỏe giảm sút sau khi sinh, mới ốm dậy hoặc da bị lang ben.5. Đậu đen chữa da khô, tóc bạc sớm Mỗi ngày dùng 50g đậu đen hầm với xương lợn làm canh ăn. Hoặc dùng đậu đen 250g, vừng đen 100g, bạch quả 30 hạt, hà thủ ô 150g, tất cả sao chín, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g. Hoặc dùng đậu đen đồ chín, phơi khô, sao thơm, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g, nhai kỹ rồi chiêu với nước muối nhạt.6. Giảm cân với đậu đen Bạn còn có thể ninh nhừ đậu đen và lấy nước đó để uống hàng ngày. Nhưng phải nhớ là không cho đường, nếu không sẽ phản tác dụng. Bạn uống nước ninh từ đậu đen thay cho nước lọc bình thường. Nếu bỏ vào tủ lạnh để uống sẽ có tác dụng giảm cân nhanh hơn. Rang đậu đen cháy, để nguội rồi ngâm với dấm đen (dấm đen được làm từ gạo lức của Nhật bản). Sau đó cho vào trong bình thủy tinh, đổ dấm lên cho bằng nước, bằng cái. Đóng nắp chặt sau 3 – 5 ngày, đậu ngấm nước dấm thì lấy ra ăn. Trước khi ăn cơm khoảng nửa giờ thì ăn một hoặc hai muỗng nhỏ. Nếu thực hiện đúng phương pháp này, 1 tháng có thể giúp giảm 4kg. Một số bài thuốc chữa bệnh từ đậu đen 1. Đau lưng Đỗ đen 100g giã vụn, cho vào ít giấm xào nóng lên rồi để ấm, đắp vào vùng lưng đau (có thể để qua đêm). Hoặc 50g đỗ đen hầm nhừ với đuôi heo hoặc đuôi bò rồi ăn cả nước lẫn cái. 2. Suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu cho phụ nữ sau khi sinh Đỗ đen 50g và gà ác 1 con hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần có thể giúp lại sức. 3. Mờ mắt ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt Đỗ đen 100g, mè đen 100g sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày sẽ giúp mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn. 4. Sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận Đỗ đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày. 5. Di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm 50g đỗ đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2-3 giờ, vớt ra để ráo và phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15-20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g. 6. Phù thũng do thận hư yếu Đỗ đen 100g, rễ cỏ tranh 15g nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh. 7.  Viêm gan mạn Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đỗ đen nấu lấy nước uống thường xuyên, có tác dụng giải độc tố trong gan ra ngoài. 8. Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược Đỗ đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống. 9. Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm Đỗ đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. 10. Tiểu ra máu Đỗ đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống. 11. Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt) Đỗ đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín rồi ăn trứng và uống nước sắc. 12. Giải rượu Uống nước sắc đỗ đen càng nhiều càng tốt. 13. Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm Đỗ đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày. 14. Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón Đỗ đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2-3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2-3 lần. 15. Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt Đỗ đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50-100g nấu uống trong ngày.Cách nấu nước đậu đen chữa bệnh – Đỗ đen đem đãi sạch và nhặt bỏ những hạt lép. Ngâm từ 4-5 tiếng vào nước lạnh để đỗ khi nấu nhanh nhừ hơn. Cho đỗ vào nồi cơm điện rồi đổ nước ngập 2 đốt ngót tay rồi nấu. – Khi nồi đỗ sôi khoảng 5 phút thì bật nồi sang chế độ hâm. – Sau khi hạt đỗ chín mềm thì vớt đỗ ra nồi khác và tiếp tục nấu nước đỗ đen trong nồi, cho thêm đường, chút gừng vào để tăng thêm gia vị khi ăn. Nên dùng đậu đen như thế nào?  Đậu đen khô là loại hạt cứng nên thường được ngâm nước cho mềm trước khi nấu. Nuốt sống nguyên nhiều hạt đậu cùng lúc dễ sinh tâm lý ngán ngại lại có thể nguy hiểm cho một số trường hợp tiêu hoá kém, viêm loét dạ dày, chưa kể đến việc các cháu bé do không quen hoặc do sợ nuốt có thể làm cho hạt đậu lạc vào đường thở gây ngạt. Nói chung những cách sử dụng đậu đen truyền thống như nấu chè, độn cơm, làm tương, làm bánh đều tận dụng được những hoạt chất trong đậu miễn là dùng hạt toàn phần, dùng cả vỏ đen bên ngoài.  Ngoài ra, theo những nghiên cứu tại trường Đại học Minnesota, quá trình nẩy mầm làm gia tăng tỷ lệ dinh dưỡng trong tất cả các loại hạt. Do đó, nếu ngâm đậu vào trong nước thường khoảng 32oC trong khoảng 22 giờ trước khi nấu sẽ tạo ra nhiều chất bổ dưỡng hơn do hạt đậu ở trạng thái đang nẩy mầm. Như vậy, ngâm đậu trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn nếu ngâm với thời gian vừa đủ để hạt nhú mầm.  Đậu đen toàn phần với tỷ lệ khá cân đối đạm, đường, nhiều chất xơ và vi chất quan trọng khác có thể xem là loại hạt dễ tìm và có nhiều ưu thế so với nhiều loại hạt khác. Do đó, rất dễ nhận thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc và rau qủa bao gồm đậu đen sẽ hổ trợ tốt cho việc chữa trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không nên cho rằng đậu đen chữa được tất cả các loại bệnh hoặc ở tất cả mọi giai đoạn của bệnh. Việc điều trị các loại bệnh mãn tính đều phải dựa vào những biện pháp tổng hợp bao gồm tâm lý thoải mái, vận động đều đặn và việc tiết giảm những loại thực phẩm chế biến, thuốc lá, rượu mà không thể chỉ dựa vào 1 bài thuốc hay vị thuốc đơn thuần.

Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của đậu đen

– Sau đây là thông tin về Tác dụng của đậu đen , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top