Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng của quả bòn bon (Boòng Boong)

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của quả bòn bon (Boòng Boong)

Thông tin về Bài Tác dụng của quả bòn bon (Boòng Boong) được cập nhật lúc 2021-09-27 11:16:57 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật

cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Nội dung Quả bòn bonMột số tác dụng của quả bòn bonMột số lưu ý khi ăn quả bòn bonQuả bòn bon Bòn bon (phương ngữ miền Nam), dâu da đất (phương ngữ miền Bắc) hay lòn bon (phương ngữ Quảng Nam), danh pháp hai phần: Lansium domesticum, là loài cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Xoan. Bản địa bòn bon là bán đảo Mã Lai nhưng nay cây này phổ biến trồng khắp vùng Đông Nam Á và Nam Á. Cây bòn bon là dạng cây trung bình, cao khoảng 10-15 m. Hoa bòn bon lưỡng tính, màu vàng nhạt mọc thành chùm (inflorescence) hay dây (raceme). Cây kết trái hình tròn, đường kính khoảng 5 cm, vỏ dẻo. Cơm bòn bon màu trắng đục, có khi gần như trong suốt, chia thành 5-6 múi. Mỗi múi có một hột. Vị bòn bon hơi chua, khi chín thì ngọt hơn. Hột bòn bon rất đắng, khó tách khỏi cơm nên người ăn có khi nuốt luôn cả múi để tránh nhằn hột. Bòn bon chín vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Trái bòn bon còn có hai tên quý phái hơn do vua nhà Nguyễn ban: trái nam trân, tức “(trái) quý ở phương nam” và trái trung quân, tương truyền vì trong khi trốn tránh quân Tây Sơn, nhờ có trái bòn bon ăn cứu đói mà nhóm quân phò chúa mới cầm cự được. Ưu ái này còn được biểu hiện qua việc chạm hình bòn bon vào Nhân đỉnh, tức đỉnh thứ nhì trong Cửu Đỉnh ở sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Trước năm 1854 triều đình có đặt quan trông coi việc thu hoạch bòn bon ở thượng nguồn sông Ô Gia, tỉnh Quảng Nam để tiến kinh. Ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước nay vẫn nổi tiếng là xuất xứ bòn bon ngon và ngọt. Trái bòn bon là một loại trái cây quen thuộc ở Việt Nam, thủ phủ của trái bòn bon là ở một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (bòn bon Cái Mơn rất nổi tiếng). Bòn bon có thể phát triển quanh năm nhưng mùa cao điểm của trái là giữa tháng Bảy và tháng Chín hằng năm.  Tên khoa học của bòn bon là Lansium domesticum, thuộc họ Meliaceae, nguồn gốc từ Malaysia với tên gọi là langsat, ở Thái lan được gọi là longkong hoặc duku, người dân Philippines thì gọi là lanzones. Bòn bon chứa nhiều đường, chất xơ, vitamin A, B1, B2, B3, C, các khoáng tố gồm Ca, Fe và P. Bòn bon thường được ăn dạng quả còn tươi, nhưng đến mùa bội thu thì nó cũng được chuyển thành dạng phơi khô hoặc đóng hộp.Quả bòn bon ngon, dễ ăn, nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Ở các nước Đông Nam Á, toàn cây bòn bon đều được dùng làm thuốc. Vỏ và hạt bòn bon làm thuốc hạ sốt, diệt ký sinh trùng đường ruột và ký sinh trùng sốt rét và tiêu chảy, kiết lỵ, vỏ cây còn được dùng chữa côn trùng cắn. Chất xơ trong quả bòn bon còn giúp cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa nhiều bệnh ung thư. Bòn bon được xem là nguồn dinh dưỡng cho cơ thể nhưng lại không chứa nhiều calo, ăn 100g quả bòn bon chỉ cung cấp 70 calo, nhưng lại nhiều xơ. Ăn bòn bon giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tốt cho ruột già, phòng ngừa được nhiều bệnh đường ruột nhất là bệnh ung thư ruột kết, bòn bon còn giúp tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn có lợi trong ruột. Bòn bon nhiều protein, chất béo, nhiều khoáng tố, vitamin và chất xơ. Ca tốt cho xương, Fe giúp tăng lượng hồng cầu và phòng bệnh thiếu máu. Bòn bon cũng chứa nhiều vitamin A, nhóm B, C và E là các vitamin được xem là những chất mang tính antioxydant giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư. Bòn bon còn là loại trái cây giàu vitamin C và thiamin. Nó còn chứa riboflavin có thể chống lại chứng đau nửa đầu và niacin làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong máu. Vỏ trái bòn bon phơi khô và đốt lên có tác dụng đuổi muỗi. Bôi lên da để làm dịu các vết do bò cạp hoặc côn trùng cắn và chích. Một nghiên cứu được công bố trong “Phytochemistry” 2006 còn cho rằng hạt bòn bon có công dụng chống sốt rét. Một nghiên cứu khác đăng trong “Tạp chí Ethnopharmacology” cũng ghi nhận một hợp chất chiết xuất từ vỏ quả cũng có tác dụng diệt quần thể ký sinh trùng sốt rét kể cả các chủng đã kháng thuốc dược phẩm đặc hiệu. Một nghiên cứu được ở Trường đại học Philippines, còn cho biết vỏ trái bòn bon phơi khô có tác dụng kháng khuẩn, còn trong lá cây thì chiết được một hợp chất có tác dụng ức chế các khối u ở da. Cây bòn bon thuộc loại đại mộc, mọc thẳng đứng, cao 15 – 20 m. Cây phát triển chậm, mất đến 15 năm mới trưởng thành. Vỏ thân màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá một lần kép, với 3 – 7 lá phụ mọc xen, cứng, không lông, dài 8 – 15 cm, rộng 7 – 12 cm. Phiến lá phụ hình xoan nhọn, nguyên. Cuống lá phụ dài đến 1 cm. Chùm hoa tụ tán, màu trắng hay vàng nhạt, mọc ở ngọn nhánh. Hoa lưỡng phái: đực và cái riêng biệt. Hoa nhỏ, có 5 lá đài. Trái gần như tròn, tụ thành chùm từ 2 đến 30 trái, vỏ vàng nhạt hay hơi trắng hồng, mịn như nhung, có chứa một chất nhựa mủ trắng. Trái thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Múi trong suốt, chứa nhiều nước có mùi thơm, vị ngọt hay hơi chua, mỗi múi chứa 1 hột, thường lép, vị rất đắng, nên khi ăn nhả bỏ hột. Nhiều giống Bòn bon mỗi năm cho hai mùa trái, vào tháng 6 – 7 và tháng 12 – 1 dương lịch, đôi khi kéo đến tháng 2. Mỗi cây có thể cho 500 – 1.000 trái/năm. Các giống ngoại nhập, chiết cành, cấy mô cho trái rất sớm trong 1 – 2 năm, sai trái và trái to, bầu dục, vỏ mỏng, ít mủ và rất ngọt…Một số tác dụng của quả bòn bon1. Giàu chất xơ Theo Live Strong, trong 100 g bòn bon có chứa khoảng 2 g chất xơ, cung cấp 8-11% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho nữ giới và 6-8% cho nam giới. Một chế độ ăn giàu chất xơ cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.2. Nguồn vitamin B dồi dào Loại quả bổ dưỡng này rất giàu các chất nhóm vitamin B như riboflavin (B2), thiamine (B1). Thiamine giúp loại bỏ lượng đường trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, riboflavin thúc đẩy tạo ra năng lượng từ carbohydrate hấp thụ vào cơ thể hàng ngày. Nó cũng tham gia quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu, đặc biệt quan trọng với những người có số lượng tế bào hồng cầu thấp.Bòn bon chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe của con người. Ảnh: Livestrong.3. Giàu vitamin A, C Nguồn vitamin A dồi dào trong bòn bon giúp duy trì một làn da sáng mịn và khỏe mạnh. Chúng cũng đóng vai trò lớn trong việc giữ các màng nhầy và mô xương chắc khỏe. Ngoài ra, bòn bon cũng chứa nhiều vitamin C, hữu ích cho việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa da lão hóa sớm.4. Chống oxy hóa Carotene là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất, cũng được tìm thấy trong quả bòn bon. Dưỡng chất này giữ cho các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư và một số căn bệnh nghiêm trọng khác.5. Một số tác dụng khác của quả bòn bon Không chỉ phần thịt, những phần khác của quả bòn bon cũng được sử dụng như những vị thuốc quan trọng. – Bạn có thể đem đốt vỏ bòn bon khô để xua đuổi muỗi, đồng thời làm chất se và điều trị bệnh lỵ. – Nghiền hạt bòn bon lấy bột để điều trị bệnh giun đường ruột, làm hạ sốt. – Nhựa cây điều trị dạ dày và đường ruột.Một số lưu ý khi ăn quả bòn bon Mặc dù bòn bon có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số thành phần có thể gây hại cho sức khỏe nên khi ăn phải đặc biệt lưu ý.Không nên nhai hạt Quả bòn bon thường có 5 múi, có vách ngăn mỏng. Những múi chưa có hạt hoặc hạt nhỏ có thể nhai luôn. Tuy nhiên, một số múi có hạt lớn thì không nên nhai hoặc nuốt vì trong hạt đắng, chứa một chất xác định là cấu trúc alkaloid độc.Không cắn vỏ Vỏ của qủa bòn bon có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Trong vỏ bòn bon còn chứa một chất gọi là acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim ếch. Tốt nhất, khi ăn bòn bon không nên cắn trái mà cần dùng tay để tách vỏ, bỏ hạt.Người tiểu đường không ăn nhiều Đối với người mắc tiểu đường thì không nên ăn nhiều bởi trong bòn bon có hàm lượng đường tương đối cao. Người bình thường cũng không nên ăn nhiều vì dễ bị nặng bụng.Hay bị sâu bệnh Bòn bon thường xuất hiện những bệnh như sâu đục quả, nhện đỏ và rệp sáp. Khi ăn cần quan sát kỹ. Không nên ăn những quả bị dập nátNhận diện bòn bon thúc chín Những thông tin báo chí gần đây đưa, quả bòn bon thường hay bị phun thuốc thúc chín. Bởi vậy để an toàn, khi chọn mua mọi người cần tinh ý. Nếu bòn bon chín tự nhiên thì dưới đít quả sẽ có dấu châm kim li ti, cuống quả còn tươi. Khi bóc ăn thử, bòn bon sẽ có vị ngọt thanh, thịt quả màu trong, hạt đen và nhỏ, đặc biệt không còn mủ. Ngược lại, bòn bon chín do dùng thuốc kích thích sẽ có màu vàng đất bóng rất đẹp, không hề có dấu châm kim trên quả. Cuống của quả bòn bon thường bị thâm đen, khi ăn có vị chua, thịt quả đục, hạt to có màu hồng và dính mủ vào tay rất nhiều.

Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của quả bòn bon (Boòng Boong)

– Sau đây là thông tin về Tác dụng của quả bòn bon (Boòng Boong) , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top