Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng của quả cà tím

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của quả cà tím

Thông tin về Bài Tác dụng của quả cà tím được cập nhật lúc 2021-09-27 18:33:56 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Nội dungQuả cà tímTác dụng của cà tím đối với sức khỏeMột số bài thuốc từ cà tímNhững lưu ý khi ăn cà tímQuả cà tím Cà tím hay cà dái dê là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Nó là cây một năm, cao tới 40 – 150 cm (16 – 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10–20 cm và rộng 5–10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Các giống hoang dại có thể lớn hơn, cao tới 225 cm (84 inch) và lá to (dài tới trên 30 cm và rộng trên 15 cm). Tên gọi cà tím không phản ánh đúng loại quả này, do có nhiều loại cà khác cũng có màu tím hay quả cà tím có màu đôi khi không phải tím. Tuy nhiên, tên gọi cà dái dê cũng không phản ánh đúng hình dạng của quả, do quả của nhiều giống cà tím (cà dái dê) không phải ôvan thuôn dài như dái dê mà lại tròn, có đường kính từ 5 cm đến 8 cm. Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ăn sống thì vị cà hơi đắng, nhưng nấu chín sẽ mất vị đắng và có mùi thơm dễ chịu. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím. Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác. Quả cà tím có chứa nhiều các khoáng chất vitamin, đặc biệt là vitamin P và ít calo nên được mọi người ưa thích và sử dụng và muốn giảm cân. Thành phần vitamin P trong cà tím giúp tăng cường sự kết dính giữa các tế bào, duy trì sự dẻo dai của mạch máu, giảm cholesteron. Nếu ăn cà tím thường xuyên sẽ rất có lợi cho những người bị huyết áp cao, các bệnh tim mạch khác và xơ cứng động mạch.Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn.Tác dụng của cà tím đối với sức khỏeChống lại các gốc tự do Gốc tự do mang đến rất nhiều tổn thương cho tế bào. Cà tím giúp chống lại các gốc tự do bởi thành phần của nó chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Axit cholorogenic được coi là chất chống oxy hóa quan trọng trong cà tím, giúp ngăn ngừa các bệnh do tác động của các gốc tự do.Cho một trái tim khỏe Ăn cà tím thường xuyên có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Cà tím cũng giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường. Lượng cholesterol và huyết áp ổn định góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Cải thiện chức năng não Đây là một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng của cà tím. Cà tím chứa dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ cấc màng tế bào từ bất kỳ tổn thương nào. Cà tím hỗ trợ cho một bộ nhớ khỏe mạnh.Loại bỏ sắt quá tải Một hợp chất trong cà tím gọi là nasunin giúp cho việc loại bỏ sắt dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp loại bỏ lượng sắt dư thừa. Điều này rất hữu ích đối với những bệnh nhân đa hồng cầu.Tính chất kháng khuẩn Khả năng kháng khuẩn giúp cho bạn miễn nhiễm các bệnh nhiễm trùng, đây là một trong những lợi ích của cà tím đối với sức khỏe. Cà tím có chứa lượng lớn vitamin C, giúp chống nhiễm trùng. Hãy thêm cà tím vào bữa ăn của bạn để trải nghiệm lợi ích này.Tăng cường hệ miễn dịch Cà tím có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Sự hiện diện của chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng phyto và vitamin C trong cà tím là lý do cà tím đóng góp nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.Bỏ hút thuốc Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên hoặc một liệu pháp thay thế nicotine để bỏ thuốc lá, cà tím là một lựa chọn tuyệt vời. Điều này là do cà tím cũng chứa một lượng nicotine nhưng không gây “nghiện” như thuốc lá.Làn da khỏe mạnh Cà tím rất giàu khoáng chất, vitamin và chất xơ giúp giải độc và làm cho làn da của bạn tươi sáng. Anthocyanin có trong vỏ của cà tím là một chất chống lão hóa mạnh mẽ.Chăm sóc tóc Ăn cà tím giữ nước lại cho da đầu của bạn. Một số enzyme có trong cà tím giúp kích thích các nang tóc. Điều này sẽ tạo ra sự phát triển tóc và duy trì một kết cấu lành mạnh cho mái tóc của bạn.Giữ nước cho làn da Đây là một trong những lợi ích sức khỏe đáng kể của cà tím. Cà tím có chứa một lượng nước đáng kể. Điều này giúp giữ cho làn da của bạn ngậm nước. Điều này giúp da bạn không bị khô và bạn có thể tránh được một số vấn đề liên quan đến da khô.Một số bài thuốc từ cà tímCà tím xào mã đề Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.Canh gà, cà tím Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.Giảm huyết áp bằng các món chay Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om – cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm 2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.Giúp bỏ thuốc lá Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.Phòng chữa xuất huyết đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu Ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung. Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn.Chữa đái ra máu Sắc quả cà tím cả cuống để uống.Phòng chống ban tía ở người già Ở tuổi 60 – 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.Viêm phế quản cấp Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm nhiệt.Viêm gan vàng da Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm – cà, ăn liên tục nhiều ngày.Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng Chế kem cà tím: Muối trộn cà tím với tỷ lệ 5 cà – 1 muối ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật). Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng, lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh này còn có thể chỉ dùng cuống của quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.Bí đái Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.Táo bón Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 – 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.Những lưu ý khi ăn cà tím Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt. Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng. Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.

Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của quả cà tím

– Sau đây là thông tin về Tác dụng của quả cà tím , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top