Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Tác dụng của su hào

Bài Thuốc / công dụng Tác dụng của su hào

Thông tin về Bài Tác dụng của su hào được cập nhật lúc 2021-09-28 10:36:12 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật

cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian

Nội dungCủ su hàoTác dụng của củ su hàoChọn mua và bảo quản su hàoCủ su hào Su hào hay xu hào (từ tiếng Pháp: chou-rave, danh pháp hai phần: Brassica oleracea nhóm Gongylodes) là một giống cây trồng thân thấp và mập của cải bắp dại, được chọn lựa vì thân mập, gần như có dạng hình cầu, chứa nhiều nước của nó. Su hào được tạo ra từ quá trình chọn lọc nhân tạo để lấy phần tăng trưởng của mô phân sinh ở thân, mà trong đời thường được gọi là củ. Nguồn gốc tự nhiên của nó là cải bắp dại. Mùi vị và kết cấu của su hào là tương tự như của thân cải bông xanh hay phần lõi của cải bắp (cả hai loại này là cùng loài với su hào, nhưng khác nhóm giống cây trồng), nhưng nhẹ hơn và ngọt hơn, với tỷ lệ phần cùi thịt/vỏ cao hơn. Ngoại trừ nhóm giống Gigante, thì các giống su hào trồng vào mùa xuân ít khi có kích thước trên 5 cm, do chúng có xu hướng bị xơ hóa, trong khi đó các giống trồng vào mùa thu lại có thể có kích thước trên 10 cm; giống Gigante có thể có kích thước lớn hơn mà vẫn giữ được chất lượng tốt để ăn.Củ su hào có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Su hào có thể ăn sống cũng như được đem luộc, nấu. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axít folic, vitamin C, kali, magiê và đồng. Có một vài thứ khá phổ biến, bao gồm White Vienna (Viên trắng), Purple Vienna (Viên tía), Grand Duke (đại công tước), Gigante (“Superschmeltz”- Khổng lồ), Purple Danube (Danub tía), và White Danube (Danub trắng). Màu của giống vỏ tía chỉ là ở bề mặt, phần ăn được của nó có màu vàng nhạt. Thị trấn Hamburg, Michigan còn có danh hiệu là “Kohlrabi Capital of the World” (Thủ đô su hào của thế giới) và đã từng có lễ hội su hào với 600 người tham dự vào lúc đông nhất, năm 1985 Tại một số khu vực của người Ấn Độ nói tiếng Hindi tại miền bắc nước này, người ta gọi nó là gaanth gobhi (trong đó ganth nghĩa là mấu, đốt và gobi nghĩa là cải bắp).Tác dụng của củ su hào Su hào là thực phẩm có nguồn gốc từ châu Âu, thuộc họ cải. Ngày nay, loại củ này đã được trồng rộng khắp thế giới, đặc biệt là vào mùa đông. Lý do là nó không chỉ là món ăn ưa thích mà còn giàu dinh dưỡng. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của su hào đối với sức khỏe. Su hào còn gọi là phiết làn, giới lan, giá liên, ngọc man thanh. Lá thân hình cầu của cây su hào, thực vật thuộc họ cải. Tính mát, vị ngọt hơi đắng. Thành phần chính: anbumin, đường, sợi thô, calci, phôtpho, sắt, vitamin C, axit nicotic. Lá có thể làm thuốc. Su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa đông. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nếu bạn thường xuyên ăn su hào vào mùa đông sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, từ đó nâng cao phòng ngừa và đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh khác.Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của su hào đối với sức khỏe người dùng:1. Chữa tiêu đờm, giải khát, thông bụng, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng lúc bị nước đái đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tì hư hỏa vượng, bụng lạnh nhiều đờm, trúng phong bất tỉnh.Cách dùng: Nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi. Kiêng kị: ăn nhiều hao khí tổn huyết2. Chữa đờm nhiều thở gấp.Cách dùng:  a/ Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu mè (vừng) vào xào làm canh ăn. Ngày một đến hai lần;  b/ Su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong ăn với nước đun sôi.3. Bụng lạnh nhiều đờmCách dùng: Su hào đun với thịt dê ăn, ăn nóng hàng ngày có công dụng tuyệt vời4. Tì hư hỏa vượng, miệng khô, khátCách dùng: Su hào cắt miếng giã nát, cho thêm đường trộn với nước đun sôi, ăn sống.5. Âm nang sưng toCách dùng: Su hào, thương lục cắt miếng, giã nát nhừ đắp bên ngoài.6. Nhọt độc không rõ nguyên nhânCách dùng: su hào giã nát nhừ đắp chỗ đau. Uống nước ép sau khi giã nát su hào.7. Tốt cho tim mạch Su hào là thực phẩm ít chất béo hoà tan và cholesterol. Điều đó có nghĩa rằng, nó rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu. Chất béo hòa tan được biết đến là có hại cho cơ thể. Nếu ăn uống nhiều chất này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ. Hơn nữa, su hào giàu chất chống oxi hóa nên giúp tế bào ngăn ngừa sự tổn thương bởi các phân tử gốc tự do đi vào cơ thể qua hô hấp hoặc ăn uống. Những phân tử gốc này thường làm tăng nguy cơ đau tim và ung thư.8. Tốt hệ tiêu hóa Để hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên ăn su hào vì nó có hàm lượng chất xơ rất tuyệt. Chất xơ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt bằng cách duy trì sức khỏe của ruột và ruột kết. Nó cũng có chức năng quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng. Tất cả một số yếu tố trên làm cho chúng ta thu nhỏ nguy cơ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, bệnh trĩ và ung thư ruột kết.9. Tốt khi muốn giảm cân Mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng su hào có chứa rất ít calo. Chúng ta biết rằng, mức dinh dưỡng trên mỗi calo càng cao thực phẩm đó càng tốt cho sức khỏe. Vì vậy su hào rất hợp với người ăn kiêng vì nó đáp ứng được lượng vitamin và khoáng chất mà không làm vượt quá lượng calo, hạn chế nguy cơ thừa cân. Ngoài những chất trên, su hào còn chứa nhiều chất khoáng khác tốt cho cơ thể như đồng, canxi, mangan, sắt và phốt pho.10. Tốt cho xương, thần kinh và cơ Khi chúng ta già, xương sẽ suy yếu, nhưng có một cách tốt nhất để tránh hoặc làm chậm quá trình này là sử dụng thực phẩm. Su hào là một trong số đó, với lượng mangan cao, sắt, canxi. Phòng ngừa bệnh loãng xương là điều nên làm khi bạn còn trẻ. Ngoài ra, lượng kali có trong su hào tốt cho chức năng thần kinh và cơ, bởi khi các bộ phân cơ thể nhận đầy đủ lượng kali sẽ làm cho chúng ta xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.11. Tốt để phòng cảm cúm Trong su hào có chứa đa số vitamin C. Vào mùa đông, nếu ăn su hào, vitamin C trong su hào sẽ làm cho các bộ phân cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng là các bộ phân cơ thể tránh được các bệnh như tim mạch và ung thư. Ngoài ra vitamin C còn làm cho cải thiện sự hấp thu và phục hồi nguồn cung vitamin E cho các bộ phân cơ thể. Lưu ý: Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.12. Thanh lọc máu và thận Su hào được xem là loại thực phẩm cung cấp khá tốt về vitamin C, potassium, vitamin B6, vì vậy, theo các chuyên gia, su hào được đánh giá là loại thực phẩm giúp thanh lọc máu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều su hào cũng gây hao tổn khí huyết.13. Lưu thông máu tốt Su hào là thực phẩm ít chất béo hoà tan và cholesterol nên rất tốt cho tim và hệ tuần hoàn máu. Chất béo hòa tan vốn không tốt cho cơ thể, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng nồng độ cholesterol có hại ở trong máu, dẫn đến nhiều bệnh ở tim như đau tim và đột quỵ. Và su hào có thể giúp hóa giải nguy cơ này. Hơn nữa, su hào giàu chất chống oxy hóa nên giúp tế bào ngăn ngừa sự tổn thương do các phân tử gốc tự do gây ra.14. Giảm cân và làm đẹp Su hào chứa rất ít calo nên sẽ rất thích hợp với những ai muốn ăn kiêng để giảm cân mà không muốn bị suy sụp về tinh thần, cơ bắp cũng như năng lượng.15. Tăng cường chức năng thần kinh và cơ Su hào cũng là loại củ giàu kali nên rất tốt sức khỏe của cơ thể cũng như chức năng thần kinh. Nó cũng hỗ trợ tích lũy carbohydrate- thành phần được sử dụng như là “nhiên liệu” cho cơ bắp. Nếu cơ thể nhận đầy đủ lượng kali cũng sẽ giúp bạn xử lý thông tin nhanh và không bị kích động khi gặp chuyện rắc rối.Chọn mua và bảo quản su hào – Khi mua su hào, nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn. – Chọn củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ (mùi rau quả hư hỏng, mùi hóa chất,…) – Không chọn củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bỏng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.

Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng của su hào

– Sau đây là thông tin về Tác dụng của su hào , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top