Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Nhịp tim đậu nhanh hậu Covid – dấu hiệu cảnh báo sức khỏe quan trọng

Bài Thuốc / công dụng Nhịp tim đậu nhanh hậu Covid – dấu hiệu cảnh báo sức khỏe quan trọng


Thông tin về Bài Nhịp tim đậu nhanh hậu Covid – dấu hiệu cảnh báo sức khỏe quan trọng được cập nhật lúc 2022-05-11 16:11:47 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Tăng huyết ápNhồi máu cơ timTai biến mạch máu nãoSuy timTắc động mạch chi dướiHuyết áp thấpViêm cơ timRối loạn nhịp timThiếu máu cơ timBệnh mạch vànhBệnh van tim


Nhịp tim đậu nhanh hậu Covid – dấu hiệu cảnh báo sức khỏe quan trọng


11/05/2022


Hậu covid gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho mọi người. Trong đó những bệnh liên quan tới tim mạch được ghi nhận có tỉ lệ thuộc nhóm cao. Trong nội dung liên quan tới chuỗi bài bệnh tim hậu covid của thaythuocvietnam, chúng tôi gửi tới quý độc giả các nội dung liên quan tới bệnh tim đậu nhanh hậu Covid.

Những Nội Dung Cần Lưu ÝMức độ nguy hiểm của nhịp tim nhanhTriệu chứng bệnh lý nhịp tim nhanh liên quan tới covidCơ chế gây ra tình trạng tim đập nhanh do covidNhững lưu ý cơ bản về chế độ sinh hoạt dành riêng cho bệnh nhịp tim nhanhThuốc điều trị nhịp tim nhanh hậu covidCan thiệp phẫu thuật điều trị tim đập nhanh hậu CovidMột số cách xử trí tim đập nhanh tại nhà hiệu quảGiải đáp các câu hỏi thường gặp về tim đập nhanh sau Covid1. Tim đập nhanh hậu Covid khi nào cần đi khám?2. Tim đập nhanh hậu Covid bao lâu thì hết?

Mức độ nguy hiểm của nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh là tình trạng tần số tim trên 100 nhịp mỗi phút. Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể do các nguyên nhân như:

Xúc động, căng thẳng, hoảng sợ, lo lắng.

Sau khi dùng các chất kích thích như caffeine, cocaine, rượu, bia.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như ho, cảm cúm, kháng sinh,…

Sau khi luyện tập, vận động thể lực quá sức.

Thay đổi nội tiết trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, mang thai.

Trong những trường hợp này, nhịp tim có thể quay trở lại bình thường mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên nhịp tim nhanh có thể là triệu chứng cảnh báo một số do bệnh lý như:

Hẹp hở van tim

Bệnh mạch vành

Nhồi máu cơ tim

Rối loạn nhịp tim

Cường giáp

Nhịp tim đập nhanh hậu Covid

Đối với tình trạng nhịp tim nhanh do bệnh lý, người bệnh cần can thiệp điều trị hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tùy theo thể trạng, nguyên nhân mà nhịp tim nhanh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau. Một số biến chứng nguy hiểm do nhịp tim nhanh gây ra có thể kể đến như:

Ngất: Tim đập nhanh trong thời gian dài có thể gây giảm cung lượng tim, hạ huyết áp gây ngất. Điều này đặc biệt khi người bệnh đang lao động hoặc tham gia giao thông.

Hình thành cục máu đông: Nhịp tim nhanh, đặc biệt là cuồng nhĩ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong tim. Những huyết khối này trôi theo hệ tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể. Nguy hiểm nhất là huyết khối trôi lấp mạch máu não gây đột quỵ

Suy tim: Tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài khiến chức năng tim bị suy yếu. Từ đó gây ra suy tim.

Ngưng tim đột ngột. Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng cũng rất nguy hiểm của rối loạn nhịp tim. Nếu tim không hoạt động lại sau 4 phút sẽ gây tổn thương não và tử vong.

Triệu chứng bệnh lý nhịp tim nhanh liên quan tới covid

Nếu sau khi điều trị khỏi covid mà cơ thể vẫn có các triệu chứng sau thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhịp tim nhanh:

Đánh trống ngực: Đây là triệu chứng đặc trưng của nhịp tim nhanh. Người bệnh thường có cảm giác tim đập quá mạnh, thình thịch  hoặc cảm giác như ngựa phi trong lồng ngực.

Đau thắt ngực: Bệnh nhân có cảm giác như tim bị bóp chặt, đè nén sau xương ức. Cơn đau có thể đau lan lên vai, cổ, cánh tay.

Thường xuyên có cảm giác bồi hồi, lo lắng, bồn chồn không yên.

Hẫng tim: Người bệnh cảm thấy tim như bị hẫng một nhịp rồi mới đập trở lại.

Khó thở: Người bệnh mắc covid thường hay có cảm giác khó thở và thường bị nhầm lẫn với triệu chứng hô hấp. Nhịp tim nhanh thường gây khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc làm công việc hàng ngày. Thỉnh thoảng người bệnh còn có cảm giác ngộp thở, thiếu oxy.

Mệt mỏi: Người bệnh luôn thấy uể oải, chân tay không có sức, không muốn làm gì, chỉ thích nằm một chỗ.

Cơ chế gây ra tình trạng tim đập nhanh do covid

Nhịp tim nhanh là một tình trạng rất phổ biến trong hội chứng hậu covid. Nhịp tim nhanh hậu covid thường biểu hiện trên lâm sàng dưới dạng nhịp xoang nhanh không phù hợp hoặc hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng. Do tính chất mới của bệnh và dữ liệu cơ bản cũng như lâm sàng chưa được báo cáo đầy đủ nên cơ chế gây nhịp tim nhanh do covid chưa được làm rõ ràng. Theo nhiều chuyên gia giải thích là do virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào bằng cách gắn protein đột biến của nó vào các thụ thể ,em chuyển angiotensin 2 – có trong một số loại tế bào và mô khác nhau. Chính vì vậy virus có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau, điểm hình là làm tổn thương cấu trúc của phổi, thận, tụy và tim. Những tổn thương này vẫn được phát hiện sau nhiều tháng kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên. Những tổn thương này có thể gặp ở mọi đối tượng khác nhau, ngay cả bệnh nhân mắc covid thể nhẹ cũng mắc phải. Ngoài ra, COVID-19 có thể làm tổn thương hệ thống tim mạch bởi một số cơ chế khác như viêm siêu vi mạch, tăng đông máu, hình thành huyết khối và rối loạn chức năng hệ thống renin-angiotensin-aldosterone.

Ngoài tổn thương trực tiếp và gián tiếp do nhiễm virus vẫn có có một số cơ chế khác góp phần gây ra tình trạng tim đập nhanh do covid. Một số nguyên nhân được kể để như:

Tổn thương phổi dai dẳng hoặc đợt cấp của bệnh phổi tiềm ẩn gây rối loạn nhịp tim.

Sốt dai dẳng hoặc từng cơn, nhiệt độ quá cao có thể làm tặng nhip tim.

Viêm thần kinh.

Giảm thể tích tuần hoàn.

Lo lắng, căng thẳng khi mắc bệnh.

Cảm giác đau đớn.

Những lưu ý cơ bản về chế độ sinh hoạt dành riêng cho bệnh nhịp tim nhanh

Chế độ sinh hoạt. luyện tập mặc dù không thể điều trị bệnh nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với người bị nhịp tim nhanh. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý giúp hạn chế các triệu chứng bệnh cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do tim đập nhanh gây ra. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh nhịp tim nhanh trong sinh hoạt:

Ngủ đủ giấc, đúng giờ: Thời gian ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, đào thải chất độc, phục hồi và lấy lại năng lượng sau một ngày dài. Người bình thường nói chung và người bệnh rối loạn nhịp tim nói riêng nên duy trì ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên dừng mọi công việc trước 22h30 và đi vào giấc ngủ trước 23h00 mỗi ngày.

Cân bằng công việc và cuộc sống: Không nên ôm đồm quá nhiều việc khi cơ thể không khỏe mạnh. Vì vậy, làm việc vừa phải và dành thời gian để thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc hàng ngày.

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: Nhiều người có xu hướng lo lắng thái quá về bệnh tật nên dễ gặp phải các vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress, mệt mỏi. Tuy nhiên, stress lâu dài sẽ làm tăng lượng cortisol, adrenalin khiến nhịp tim trở nên không ổn định hơn.

Luyện tập thể dục đều đặn: Lời khuyên dành cho người mắc nhịp tim nhanh nên dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Các bộ môn giúp ổn định nhịp tim được khuyến nghị bao gồm đi bộ, đạp xe, yoga, thiền định, dưỡng sinh. Bạn nên tập luyện với cường độ vừa phải, không gắng sức, khi thấy nhịp tim nhanh bất thường cần dừng lại và nghỉ ngơi tại chỗ.

Từ bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương thành mạch và cơ tim nên người bệnh nhịp tim nhanh được khuyến cáo không hút thuốc lá.

Hạn chế chất kích thích có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn như rượu, bia, caffeine, cocaine.

Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; ưu tiên các nguồn protein ít béo; uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày; ăn ít muối (dưới 2,3g/ngày); hạn chế chất béo, nội tạng động vật; hạn chế đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua.

Thuốc điều trị nhịp tim nhanh hậu covid

“Dùng thuốc gì trị tim đập nhanh hậu covid” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên việc sử dụng, phối hợp thuốc điều trị ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, người bệnh khi có các triệu chứng nhịp tim nhanh cần đến cơ sở để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Một số nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh thường được sử dụng gồm:

Thuốc chống loạn nhịp: Đây là thuốc có tác dụng đưa nhịp tim về ngưỡng bình thường. Thuốc chống loạn nhịp có thể giảm nhịp tim nhưng cũng có nguy cơ gây hạ nhịp tim quá mức. Trong quá trình sử dụng cần được theo dõi chặt chẽ bởi nhân viên y tế. Amiodarone, flecainide, lidocaine, procainamide, quinidine, tocainide… là một số chống loạn nhịp thường dùng.

Thuốc chẹn kênh calci: Thuốc có tác dụng giãn mạch giúp lưu lượng máu lưu thông nhiều hơn. Từ đó, giảm nhịp tim cũng như các cơn đau tức ngực. Thuốc chẹn kênh calci được sử dụng cho người bệnh rối loạn nhịp tim có đau thắt ngực, tăng huyết áp. Một số thuốc chẹn kênh calci thường dùng gồm amlodipin, diltiazem, felodipine, Nicardipine, nifedipine, verapamil.

Thuốc chẹn beta: Khi hàm lượng adrenalin trong máu tăng cao sẽ gây co mạch khiến tim đập nhanh hơn. Thuốc chẹn beta có tác dụng giảm nhịp tim nhờ khả năng ức chế hoạt động của adrenalin. Acebutolol, atenolol, bisoprolol, nadolol, propranolol… là một số đại diện nổi bật của nhóm chẹn beta.

Thuốc chống đông: Cơn nhịp nhanh kịch phát hoặc rung nhĩ có thể làm xuất hiện các cục máu đông làm tăng nguy cơ đột quỵ, tử vong. Vì vậy, thuốc chống đông cũng thường được dùng trong điều trị nhịp tim nhanh.

Digoxin: Thuốc có tác dụng giảm nhịp tim ở bệnh nhân rung nhĩ cũng như hỗ trợ điều trị suy tim. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nên hiện thuốc ít được sử dụng hơn.

Can thiệp phẫu thuật điều trị tim đập nhanh hậu Covid

Việc điều trị tim đập nhanh hậu covid chủ yếu là sử dụng thuốc và một số kỹ thuật ngoại khoa để tái ổn định nhịp tim. Tuy nhiên, nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, gặp nhiều tác dụng phụ khi điều trị nội khoa, có tổn thương tim mạch kèm theo thì cần thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh nhịp tim, ngăn ngừa các biến cố tim mạch nguy hiểm. Các phương pháp phẫu thuật điều trị tim đập nhanh hậu covid gồm:

Phẫu thuật bắc cầu chủ vành: Đây là phẫu thuật dùng một đoạn tĩnh mạch hoặc động mạch làm cầu nối đến phía sau động mạch vành. Các bác sĩ thường sử dụng tĩnh mạch nổi dưới da ở chân, động mạch quay ở cẳng tay, động mạch vú bên trong thành ngực để làm đoạn cầu nối. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành được chỉ định trong trường hợp nhịp nhanh thất do bị bệnh van tim kèm theo rung nhĩ hoặc phình vách thất do nhồi máu cơ tim hoặc do bệnh mạch vành. Sau khi phẫu thuật sẽ cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm áp lực do thiếu oxy lên cơ tim. Ưu điểm của phẫu thuật bắc cầu chủ vành là giảm nhanh các triệu chứng nhịp tim nhanh, đau ngực, khó thở, giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên, phẫu thuật bắc cầu chủ mạch vành là một đại phẫu nên sẽ khiến người bệnh phục hồi lâu hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể khiến tình trạng rối loạn nhịp tim tạm thời trở nặng hơn.

Thủ thuật Maze: Đây là phương pháp điều trị nhịp tim nhanh ở người bệnh rung nhĩ qua phẫu thuật mổ tim hở. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ sẽ tạo ra những đường rạch xung quanh tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải để làm gián đoạn các xung điện gây rung nhĩ. Thủ thuật Maze được chỉ định trong trường hợp rung nhĩ và đang có các bệnh tim mạch khác cần thực hiện mổ tim hở. Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn hơn so với việc “cắt – khâu” trong phẫu thuật do sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, hiệu quả cao. Phẫu thuật Maze đặc biệt hiệu quả trong trường hợp biến rung nhĩ trở thành nhịp xoang bình thường mà ít biến chứng hơn.

Một số cách xử trí tim đập nhanh tại nhà hiệu quả

Khi nhịp tim tăng cao, bạn có thể thực hiện một số mẹo sau để ổn định lại nhịp tim tạm thời.

Ho mạnh một vài cái

Khi ho, lồng ngực phải chịu một áp lực lớn từ bên ngoài khiến tim đập chậm lại. Ho mạnh một vài cái giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh cũng như các triệu chứng hồi hộp, khó thở. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả nếu tim bạn đập quá nhanh do hồi hộp hay bước vào sự kiện quan trọng nào đó.

Rửa mặt bằng nước lạnh

Rửa mặt bằng nước lạnh có tác dụng kích thích dây thần kinh số 10. Dây thần kinh phế vị bị kích thích gây cường phó giao cảm sẽ làm giảm nhịp tim nhanh chóng. Ngoài ra, rửa mặt bằng nước lạnh còn giúp bạn trở nên tỉnh táo, não bộ hoạt động tốt hơn.

Ấn nhãn cầu

Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị nhịp nhanh kịch phát trên thất. Phương pháp này cũng kích thích lên hệ thần kinh phó giao cảm để giảm nhịp tim. Người bệnh chỉ cần nhắm mắt lại rồi đặt 3 ngón tay lên hốc mắt ấn nhẹ tăng dần trong 1-5 phút mỗi bên. Khi thấy nhịp tim đã giảm thì dừng ngay.

Xoa động mạch cảnh

Động mạch cảnh là động mạch ở hai bên cổ, sát dây thần kinh số 10. Xoa động mạch cảnh trong 5 – 10 giây giúp kích thích dây thần kinh số 10 và làm giảm nhịp tim.

Nghiệm pháp Valsalva

Nghiệm pháp Valsalva có tác dụng làm tăng cung lượng tim và huyết áp nhanh chóng rồi sau đó giảm nhịp tim, huyết áp từ từ. Bạn chỉ cần bịt mũi, ngậm miệng, hít sâu rồi thở ra thật mạnh nhưng không đẩy hơi ra. Nghiệm pháp này chỉ thực hiện một lần duy nhất, nếu sau đó nhịp tim không giảm thì bạn cần thực hiện các phương pháp giảm nhịp tim khác.

Khổ sâm – thảo dược quý giúp giảm tim đập nhanh

Khổ sâm trước đây thường được dùng để trị các bệnh ngoài da, đường ruột. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra thêm một tác dụng khác nữa của đẳng sâm là giảm rối loạn nhịp tim, giảm tình trạng tim đập nhanh. Trong khổ sâm có chứa các alkaloid như matrine, oxymatrine, sophocarpine có tác dụng lên cơ tim giúp ổn định nhịp tim hiệu quả. Đẳng sâm làm giảm nhịp tim nhờ các cơ chế sau:

Giảm kích thích cơ tim, thần kinh tim: Matrine trong khổ sâm có khả năng ức chế cơ tâm nhĩ, tăng thời gian dẫn truyền trong tim, giảm kích thích cơ tim như nhóm thuốc chẹn beta. Từ đó giúp giảm nhịp tim hiệu quả.

Điều hòa nồng độ ion trong tế bào cơ tim: Oxymatrine, sophocarpine có tác dụng ức chế kênh calci và natri. Ngoài ra, sophocarpine còn có khả năng điều hiếu dòng kali. Từ đó, làm giảm tần số và mức độ của các cơn nhịp nhanh thất.

Cải thiện lưu lượng máu đến tim: Chiết xuất vexibinol, kurarinone trong rễ khổ sâm có khả năng giãn mạch, ức chế tình trạng co mạch do histamin và serotonin. Từ đó, cải thiện lưu lượng máu và cung cấp đủ oxy cho các tế bào cơ tim.

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về tim đập nhanh sau Covid

1. Tim đập nhanh hậu Covid khi nào cần đi khám?

Theo các chuyên gia, người mắc bệnh lý tim mạch cần đi tái khám sau khi khỏi covid từ 2 – 4 tuần. Ngoài ra, bất kỳ ai có các triệu chứng như tim đập nhanh, nhịp đập không đều, khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

2. Tim đập nhanh hậu Covid bao lâu thì hết?

Bệnh nhân covid sau điều trị có thể gặp phải triệu chứng tim đập nhanh trong 2 – 6 tháng, tình trạng này có thể thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tim đập nhanh hậu covid kéo dài hơn một năm kể từ khi xuất hiện triệu chứng bệnh đầu tiên. Hiện nay, chưa có đầy đủ bằng chứng xác định chính xác khi nào tim đập nhanh hậu covid sẽ hết. Vì vậy, khi thấy nhịp tim nhanh hoặc có các triệu chứng bất thường bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất để hạn chế những biến cố không mong muốn xảy ra.

Cun

(Visited 1 times, 1 visits today)


Lượt xem:

1


Tags:


COVID-19


Bài viết cùng chủ đề


Hở van tim sống được bao lâu? 50 – 70 năm nếu biết cách


Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột? Cách xử lý ai cũng cần nhớ


Phân biệt nhồi máu não và xuất huyết não


Tổng quan về huyết khối tĩnh mạch cửa


Bài tập dành cho người suy giãn tĩnh mạch chi dưới


Hội chứng rối loạn mạch máu bẩm sinh – Klippel – Trénaunay – Weber


6 điều không thể không biết về Huyết áp thấp


Các dấu hiệu suy tim dễ nhận biết nhất


Các bệnh tim thường gặp


Thói quen tốt giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà khi có người thân bị nghi nhiễm COVID-19


Những hậu quả sau mắc Covid-19


Tổng quan về các di chứng tim mạch hậu covid 19


Chăm sóc người cao tuổi tại nhà trong dịch Covid-19


Thêm 4 bệnh nhân nhiễm Corona (COVID-19) khỏi bệnh, tuyến huyện lần đầu điều trị thành công


Điều trị các triệu chứng bệnh lý tim mạch hậu covid


Thêm 2 ca lây nhiễm Covid – 19 trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh


Vắc- xin ngừa Covid-19 liệu có là cú hích mới đưa thế giới vượt qua đại dịch?


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Nhịp tim đậu nhanh hậu Covid – dấu hiệu cảnh báo sức khỏe quan trọng


– Sau đây là thông tin về Nhịp tim đậu nhanh hậu Covid – dấu hiệu cảnh báo sức khỏe quan trọng , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top