Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

Bài Thuốc / Công Dụng Rối loạn nhịp tim hậu Covid – cảnh báo nguy hiểm

Bài Thuốc / công dụng Rối loạn nhịp tim hậu Covid – cảnh báo nguy hiểm


Thông tin về Bài Rối loạn nhịp tim hậu Covid – cảnh báo nguy hiểm được cập nhật lúc 2022-05-09 15:59:21 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Tăng huyết ápNhồi máu cơ timTai biến mạch máu nãoSuy timTắc động mạch chi dướiHuyết áp thấpViêm cơ timRối loạn nhịp timThiếu máu cơ timBệnh mạch vànhBệnh van tim


Rối loạn nhịp tim hậu Covid – cảnh báo nguy hiểm


09/05/2022


Theo báo cáo tại tạp chí Y khoa Hoa Kỳ, một nghiên cứu trên 148 bệnh nhân nhập viện do COVID-19 cho thấy có tới 17% bệnh nhân mắc rối loạn nhịp tim. Đặc biệt, 70% người bệnh được chẩn đoán rối loạn nhịp tim do COVID-19 đã tử vong. Nghiên cứu trên 139 bệnh nhân COVID-19 có 16,7% mắc rối loạn nhịp tim. Điều này cho thấy tác động không nhỏ của virus SARS-CoV-2 trên tim mạch là không hề nhỏ.

Di chứng tim mạch hậu covid

Những Nội Dung Cần Lưu ÝTại sao covid gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim?Các dạng rối loạn nhịp tim hậu covidTriệu chứng rối loạn nhịp tim hậu covidMức độ nguy hiểm của bệnh lý rối loạn nhịp tim hậu covidHướng dẫn và các chỉ định xét nghiệm khi khám hậu covid cho bệnh rối loạn nhịp timNhững lưu ý cơ bản về chế độ sinh hoạt dành riêng cho bệnh rối loạn nhịp timCác câu hỏi thường gặpGiữa nhịp xoang nhanh và nhịp xoang chậm thì tình trạng nào nguy hiểm hơn?Trong rối loạn nhịp tim, có người bị nhịp tim nhanh, huyết áp cao nhưng lại có người nhịp tim nhanh, huyết áp thấp. Tại sao có sự thay đổi huyết áp trong mỗi trường hợp này?Làm gì khi xuất hiện cơn rối loạn nhịp tim kịch phát hậu covid?

Tại sao covid gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim?

Theo các chuyên gia, có nhiều cơ chế tác động của SARS-Cov-2 lên cơ tim cũng như làm trầm trọng thêm chứng rối loạn nhịp tim ở người có tiền sử trước đó. Trước khi xâm nhập vào tế bào, virus SARS-CoV-2 gắn vào các thụ thể men chuyển angiotensin – 2 (ACE-2) sau đó gây ra các phản ứng viêm tại nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có tế bào tim. Một số lý do giải thích tình trạng rối loạn nhịp tim do hậu covid bao gồm:

Kích thích thần kinh giao cảm: SARS-CoV-2 kích thích hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh hơn, gây ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, tim mạch,… trong đó có gây rối loạn nhịp tim.

Xơ hóa cơ tim: Các nghiên cứu cho thấy covid làm tổn thương nghiêm trọng cơ tim, gây viêm cơ tim, xơ hóa mô kẽ cơ tim do phản ứng miễn dịch quá mức.

Rối loạn nhịp tim di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử rối loạn nhịp tim vốn có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim cao. Tỷ lệ này tăng cao hơn ở bệnh nhân mắc covid.

SARS-CoV-2 ức chế gen mã hóa kênh kali trên tế bào cơ tim gây hồi hộp, nhịp tim nhanh

SARS-CoV-2 kích hoạt quá trình sản sinh yếu tố hoại tử u alpha(TNF alpha) và Interleukin-1. Từ đó, ức chế khả năng co cơ tim gây rối loạn nhịp tim.

Tác dụng phụ của thuốc: Rối loạn nhịp tim hậu covid còn được cho là do tác dụng phụ của các thuốc trong quá trình điều trị.

Ngoài ra, tâm lý lo lắng, stress khi mắc bệnh cũng khiến nhịp tim trở nên rối loạn, không đồng đều.

Các dạng rối loạn nhịp tim hậu covid

Một nghiên cứu tại 82 bệnh viện trên 4526 bệnh nhân covid, có 827 bệnh nhân nhập viện do rối loạn nhịp tim. Trong đó các dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất bao gồm, rũng nhĩ (80%), nhịp nhanh thất (20,7%), nhịp tim chậm (22,6%). Theo cuộc khảo sát của Hội Nhịp Tim (HRS) cho thấy rung nhĩ là rối loạn nhịp tim phổ biến nhất ở những bệnh nhân nhập viện do covid. Trong số 683 bệnh nhân tham gia khảo sát có tới 21% bị rung nhĩ, 5,4% bị cuồng nhĩ, 3,55 bị nhịp nhanh nhĩ kéo dài và 5,7% nhịp nhanh trên thất kịch phát. Một nghiên cứu khác về tình trạng nhịp tim chậm của bệnh nhân covid, trong 663 người tham gia thì nhịp xoang chậm và block tim chiếm tỷ lệ nhiều nhất đều là 8%. Ngoài ra, tình trạng block nhĩ thất độ 1 hoặc độ 2, block nhánh, hoặc chậm dẫn truyền trong não thất cũng được chẩn đoán ở những bệnh nhân này.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim hậu covid

Tùy từng dạng rối loạn nhịp tim hậu covid mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của các dạng rối loạn nhịp tim hậu covid thường gặp:

Rung nhĩ, cuồng nhĩ

Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh

Chóng mặt, choáng

Đau, tức ngực

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Khó thở, nếu trường hợp nặng người bệnh có thể thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.

Hụt hơi

Giảm khả năng gắng sức

Đổ mồ hôi

Ngất hoặc mất ý thức

Đột qụy do huyết khối

Nhịp nhanh trên thất

Đánh trống ngực

Nhịp tim nhanh, có thể lên tới 140 – 200 nhịp/phút hoặc nhanh hơn.

Chóng mặt, choáng váng, quay cuồng

Đau tức, khó chịu ở ngực. Có thể xuất hiện các cơn đau thắt ngực

Mệt mỏi

Nhịp nhanh thất, rung thất

Nhịp tim nhanh, có thể lên tới 200 nhịp/phút

Đánh trống ngực

Đau tức, cảm giác bị ép ở ngực

Hồi hộp, lo lắng, bất an

Huyết áp tụt, thậm chí có thể không đo được trong những cơn nhịp nhanh thất

Block nhĩ thất

Block nhĩ thất độ 1: Bệnh nhân thường không triệu chứng, bệnh chủ yếu được vô tình phát hiện qua thăm khám tại bệnh viện.

Block nhĩ thất độ 2: Người bệnh thường có các triệu chứng như ngất xỉu, chóng mặt, mệt mỏi. Một số trường hợp có thể đau ngực, khó thở thoáng qua trong vài phút.

Block nhĩ thất độ 3: Các triệu chứng tương tự block nhĩ thất độ 2 nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Nhịp nhanh tư thế đứng, nhịp nhanh xoang không thích hợp

Nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi và nặng hơn khi hoạt động

Chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt khi đứng lên hoặc đứng lâu

Hồi hộp

Đánh trống ngực

Mệt mỏi

Mức độ nguy hiểm của bệnh lý rối loạn nhịp tim hậu covid

Rối loạn nhịp tim đơn thuần, thoáng qua có thể chỉ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, rối loạn nhịp tim hậu covid có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh.

Rung nhĩ: Nhịp tim của người bệnh thường tăng nhanh đột ngột trong vài phút. Điều này làm tăng nguy cơ ngừng tim cũng như hình thành huyết khối nguy hiểm. Huyết khối khi được hình thành sẽ di chuyển trong các mạch máu và gây tắc nghẽn động mạch vành, mạch máu não gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Cuồng nhĩ: So với rung nhĩ, cuồng nhĩ còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Cơn cuồng nhĩ có thể khiến nhịp tim lên tới 300 nhịp/phút khiến nguy cơ ngừng tim, nhồi máu cơ não cao hơn nhiều lần.

Nhịp nhanh trên thất: Nhịp nhanh trên thất tái phát nhiều lần làm yếu cơ tim, suy giảm chức năng tim. Tại cơn nhịp nhanh trên thất người bệnh có nguy cơ ngừng tim, bất tỉnh nếu không được xử lý kịp thời.

Nhịp nhanh thất: Nhịp nhanh thất khiến máu không kịp đổ đủ về tâm thất khiến lưu lượng tuần hoàn giảm thấp. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị ngất, xuất hiện cơn nhịp nhanh thất kịch phát, rung thất, thậm chí là tử vong.

Rung thất: Rung thất là trạng thái vô cùng nguy hiểm bởi người bệnh có thể tử vong ngay sau vài phút. Một số trường hợp nhẹ hơn có thể gây hạ huyết áp khiến người bệnh choáng váng, xây xẩm mặt mày.

Block nhĩ thất: Block nhĩ thất độ 2 type 2 có thể làm tăng nguy cơ suy tim tâm thu. Nếu không được điều trị, bệnh nhân tiến triển sang giai đoạn block nhĩ thất độ 3 có thể gây ngất, ngừng tim, đột tử. Bệnh nhân có thể phải đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc vĩnh viễn để duy trì sự sống.

Nhịp nhanh tư thế đứng, nhịp nhanh xoang không thích hợp: Cũng như các trường hợp rối loạn nhịp tim khác, hai tình trạng nhịp nhanh này có thể gây ngất đột ngột, rối loạn hoạt động của tim.

Hướng dẫn và các chỉ định xét nghiệm khi khám hậu covid cho bệnh rối loạn nhịp tim

Sau khỏi covid, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng rối loạn nhịp tim như nhịp tim quá nhanh, quá chậm, không đều, đau tức ngực, xây xẩm, khó thở, mệt mỏi,… thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xem có phải bản thân đang mắc di chứng tim mạch hậu covid hay không. Sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám hậu covid, người bệnh thường được chỉ định một số cận lâm sàng để chẩn đoán xác định như:

Điện tâm đồ: Là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ, nhịp điệu của tim bằng cách ghi lại hoạt động điện học của tim, nhưng xung điện do tế bào cơ tim phát ra được ghi lại dưới dạng đồ thị. Đối với người bệnh rối loạn nhịp tim thường xuất hiện bất thường tại các vị trí phát ra nhịp như nút xoang, nút nhĩ thất,… trên điện tâm đồ.

Holter điện tâm đồ: Là phương pháp ghi nhận điện tâm đồ người bệnh trong khoảng 24-48 giờ. Kết quả Holter điện tâm đồ cho biết các thông số như tần số tim trung bình, nhịp tim nhanh nhất và chậm nhất trong một giờ, số lượng các rối loạn nhịp tim trong một giờ.

Siêu âm tim: Siêu âm tim là phương pháp sử dụng sóng siêu âm tần số cao để quan sát các hoạt động của tim, cấu trúc của tim. Đối với người bệnh rối loạn nhịp tim, siêu âm tim giúp phát hiện bất thường về kích thước tim, tổn thương cơ tim, dị tật tim,…

X-quang ngực thẳng: Phát hiện các bất thường cấu trúc tim gây rối loạn nhịp tim.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

Xét nghiệm sinh hóa máu: Định lượng glucose, triglyceride, HDL-C, LDL-C, creatinin, ure, calci, CRP, FT3, FT4, FSH; thời gian prothrombin; thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

Những lưu ý cơ bản về chế độ sinh hoạt dành riêng cho bệnh rối loạn nhịp tim

Mặc dù chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không có tác dụng điều trị rối loạn nhịp tim hậu covid nhưng duy trì một lối sống khoa học giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Từ đó, giúp người bệnh có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Một số lưu ý trong sinh hoạt, dinh dưỡng dành cho người bệnh rối loạn nhịp tim như:

Tập thể dục với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 lần mỗi tuần. Các bài tập được khuyến cáo cho người bệnh rối loạn nhịp tim gồm đi bộ, bơi lội, yoga, bóng bàn, cầu lông. Bạn không nên quá gắng sức, khi thấy mệt, khó thở thì dừng lại.

Ngủ đủ giấc, đúng giờ. Một giấc ngủ hợp lý giúp cơ thể được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và đào thải các độc tố ra ngoài.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, không làm việc quá sức. Dành tối thiểu 30 phút để thư giãn mỗi ngày.

Hạn chế căng thẳng, stress, giữ tâm trạng luôn thoải mái.

Chế độ ăn hợp lý:

Ăn ít muối: Hạn chế các thực phẩm nhiều muối như nước mắm, cá khô, muối,.. trong quá trình chế biến thức ăn. Người mắc rối loạn nhịp tim tốt nhất chỉ nên ăn dưới 4g muối mỗi ngày.

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi: Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe. Cải bó xôi, súp lơ xanh, cà rốt, cà chua, ớt chuông, măng tây, táo, chuối, cam, nho,… là một số thực phẩm có lợi cho tim mạch bạn nên bổ sung.

Kiểm soát chất béo, đặc biệt là chất béo động vật. Hạn chế đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn.

Ưu tiên các món luộc, hấp.

Từ bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

Uống đủ nước theo hướng dẫn của bác sĩ, không uống quá nhiều hay quá ít vì dễ làm tăng gánh nặng lên tim.

Các câu hỏi thường gặp

Giữa nhịp xoang nhanh và nhịp xoang chậm thì tình trạng nào nguy hiểm hơn?

Cả nhịp xoang nhanh và nhịp xoang chậm đều gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh thường phải đặc biệt chú ý như tần số tim quá chậm (30 – 40 nhịp/phút) hoặc quá nhanh (trên 150-160 nhịp/phút) gây tụt huyết áp, ngất. Điều này cần đặc biệt chú ý để cấp cứu người bệnh kịp thời.

Trong rối loạn nhịp tim, có người bị nhịp tim nhanh, huyết áp cao nhưng lại có người nhịp tim nhanh, huyết áp thấp. Tại sao có sự thay đổi huyết áp trong mỗi trường hợp này?

Trên thực tế, nếu nhip tim nhanh kèm tăng huyết áp thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp. Trong trường hợp này cần phải cố gắng giảm nhịp tim xuống. Còn trong trường hợp nhịp tim nhanh có kèm giảm huyết áp thì đa phần các trường hợp này tần số tim quá nhanh khiến cung lượng tim bị giảm. Đây cũng là dấu hiệu rất nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ ngất, ngưng tim đột ngột.

Làm gì khi xuất hiện cơn rối loạn nhịp tim kịch phát hậu covid?

Khi cảm thấy nhịp tim của bạn đang quá nhanh, quá chậm hoặc không đều cần ngồi nghỉ ngay tại chỗ, giữ bình tĩnh. Sau đó, bạn nên hít thở sâu, thư giãn tinh thần, có thể xem phim hài. Cách thứ hai nếu nhịp tim quá nhanh, bạn có thể nhắm mắt lại sau đó chụm tay đặt nhẹ lên nhãn cầu trong khoảng 30 giây rồi bỏ tay ra từ từ. Lặp lại nhiều lần đến khi nhịp tim trở lại bình thường. Ngoài ra, để đảm bảo ổn định nhịp tim lâu dài bạn vẫn cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám cũng như duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng an toàn cho tim mạch và giúp phục hồi cơ thể sau mắc covid .

(Visited 2 times, 8 visits today)


Lượt xem:

8


Tags:


COVID-19


Bài viết cùng chủ đề


Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?


Xuất huyết não là gì, điều trị như thế nào?


Chế độ ăn DASH – chế độ ăn dành cho người bệnh cao huyết áp


Các biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm và cách phòng ngừa


Phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới


Uống cà phê có tăng huyết áp không?


Hiểu đúng về rối loạn thần kinh tim & cách chữa bệnh hiệu quả


Cách xử lý khi gặp người bị tai biến mạch máu não


Dày thất trái có nguy hiểm không? Tất cả thông tin bạn cần biết


Hở van tim 3 lá 1/4: tất cả những điều người bệnh cần biết


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Điều trị các triệu chứng bệnh lý tim mạch hậu covid


Sáng 29/1, thêm 9 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng


Thêm 2 ca lây nhiễm Covid – 19 trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh


Bỏ túi ngay 6 cách phòng tránh corona (COVID-19) cho dân văn phòng


Người có bệnh lý nền cần làm gì để phòng Covid-19?


Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà khi có người thân bị nghi nhiễm COVID-19


Sáng 1/2, thêm 2 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng đều tại Hà Nội


Bộ Y tế hướng dẫn cách hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm corona (COVID-19) cho trẻ


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Rối loạn nhịp tim hậu Covid – cảnh báo nguy hiểm


– Sau đây là thông tin về Rối loạn nhịp tim hậu Covid – cảnh báo nguy hiểm , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top