Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Điều trị các bệnh ngoại da theo Y học cổ truyền

Điều trị các bệnh ngoại da theo Y học cổ truyền

Một số bài thuốc chữa bệnh ngoài da.

Thuốc dùng ngoài:

vơ các cây thuốc trong mhóm chữa bệnh ngoài da đều có thể sắc đặc lấy nước hoặc giã tươi hoặc nấu thành cao tẩm gạc đắp lên vết thương.

Bài 1: bồ công anh 200g, trầu không 200g, phèn phi 20g. Đổ 2 lit nước sắc còn 1/4 lít rửa vết thương, vết loét.

Bài 2: Ckeam Hn 20% là cao của cây bạch đồng nữ và cây mỏ quạ, liều bằng nhau, đun cô đặc thành cao.

Bài 3: “Tứ hoàng tán: hoàng liên 100g, hoàng bá 100g, hoàng cầm 300g, đại hoàng 100g. Tán bột rắc lên vết thương sau khi đã rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc sắc lấy nước rửa vết thương.

Bài 4: “Cao thống nhất”:

Bột cúc tần 8 phần, ngải cứu 4 phần, quế chi 1/6 phần, chập 1/8 phần, sáp ong 2 phần, dầu hoè vừa đủ. Nấu thành cao đắp vết thương kích thích tổ chức hạt phát triển làm nhanh liền vết thương.

Bài 5: “Cao sinh cơ”:

Thạch cao 100g, khinh phấn 100g, xích thược 1 đ/c, hoàng đơn 3 đ/c, long cốt 3 đ/c, nhũ hương 3 đ/c, một dược 3 đ/c. Nấu cao, đắp vết thương có tác dụng tăng sinh cơ làm vết thương nhanh liền.

Bài 6: lá mỏ quạ: lá mỏ quạ tươi rửa sạch bỏ cọng giã nhỏ đắp vào vết thương. Nếu vết thương xuyên thì phải đắp cả hai bên băng lại, mỗi ngày rửa và thay băng một lần.

Bài 7 : lá trầu không nấu với nước sôi để nguội thêm vào 8g phèn phi.

Dùng để rửa vết thương. Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lại đầy thịt thì thêm lá thòng bong liều bằng nhau hoặc thêm lá hàn the, quờ giã nát đắp vết thương.

Thuốc uống trong:

Bài 1 : “ Ngưu bàng giải cơ thang”:

Ngưu bàng 8g, bạc hà 8g, kinh giới 12g, hạ khô thảo 15g, huyền sâm 12g, liên kiều 8g, chi tử 8g, đan bì 8g. Sắc uống chữa vết thương nhiễm khuẩn, lở loét.

Bài 2: “Thấu nùng tán”:

Xuyên sơn giáp 3g, hoàng kỳ (sống) 40g, tạo giác 30g, đương qui 12g, xuyên khung 10g. Sắc uống có tác dụng “khứ hủ, bài nùng” rất tốt, dùng cho vết thương nhiễm khuẩn có nhiều dịch mủ, tổ chức hoại tử.

Bài 4: rau má tươi (tích tuyết thảo) 40g, đạm trúc diệp 20g, cóc mẳn (nga bất thực thảo) 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 50g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống, cách sắc như trên.

Bài 5: hoàng liên qui (thích hoàng liên) 20g, kim ngân hoa (ngân bất hoán) 20g, xuyên tâm liên (nhất kiến hỷ) 20g, cúc hoa dại (thư cúc hoa) 12g, thất diệp nhất chi hoa (cây bảy lá một hoa) 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần uống, cách sắc như trên.

Bài 6:" Ngũ vị tiêu độc ẩm":

Kim ngân hoa 20g, địa đinh 10g, cúc hoa 12g, thiên hoa phấn 15g, bồ công anh 20g. Sắc uống ngày một thang có tác dụng điều trị tốt cả trường hợp viêm da mủ, mụn nhọt lở loét ngoài da.

Bài 7: "Giải độc hoạt huyết thang":

Liên kiều 10g, đương qui 12g, lô căn 15g, chỉ xác 10g, xích thược 12g, hồng hoa 10g, đào nhân 10g, cam thảo 6g, nam sài hồ 12g.

Sắc uống ngày càng thang , có tác dụng điều trị các sẩn ngứa ngoài da do côn trùng đốt hoặc sẩn ngứa do huyết nhiệt.

Ngoài ra có thể dùng các bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết để nâng cao sức đề kháng, làm vết thương mau lành.

Mụn nhọt.

Triệu chứng:

Tại chỗ: sưng nóng đỏ đau, sưng hạch bạch huyết phụ cận. Vài ngày sau mưng mủ, vỡ mủ hoặc khỏi thành sẹo hoặc lây sang nơi khác.

Toàn thân: sốt cao, mất ngủ, táo bón, nước giải đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

Phương pháp điều trị:

Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu viêm.

Thuốc đắp tại chỗ:

Khi mụn nhọt đang sưng tấy: lá cúc hoa trắng giã nát cho một chút muối, đắp lên chỗ đau, ngày đắp 2 lần cho tới khi khỏi. Khi đã làm mủ: dùng gai bồ kết, lá xoan và muối giã nhỏ đắp ngày 2 lần.

Thuốc uống:

tuổi viêm tấy:

Kim ngân 20g, sài đất 12g, ngưu tất 12g, bồ công anh 15g, vòi voi 10g, hạ khô thảo 12g, ké đầu ngựa 12g, sinh địa 12g, cam thảo đất 8g. Một thang sắc ngày 2 lần, 1 lần uống 200ml, sau khi ăn.

Giai đoạn làm mủ và vỡ mủ:

Kim ngân 20g, sài đất 12g, ý dĩ 12g, bồ công anh 15g, thổ phục linh 12g, khổ sâm 12g, ngưu tất 12g, cam thảo đất 6g, bạch chỉ 6g. Sắc uống ngày 1 thang, ngày uống 2 lần.

Nếu mụn nhọt kéo dài, dùng lương huyết hoạt huyết.

Sinh địa 12g, vòi voi 12g, mạch môn 12g, kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 12g, sài đất 12g, ngưu tất 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 200ml cho đến khi khỏi.

Châm: tả túc tam lý, huyết hải, tỳ du, vị du, hợp cốc, thiên ứng điểm.

Ngày châm 1 - 2 lần, 7 ngày là một liệu trình.

Trứng cá bọc do nội tiết.

Thuốc: hải tảo 20g, côn bố 12g, phá cố chỉ 10g, xấu hổ tía 30g, bạch đầu ông 12g, sa sâm 15g, cát sâm 30g, kim ngân hoa 20g, chỉ xác 15g, cẩu tích 30g, hoài sơn 40g, viễn chí 10g .

Nếu là bệnh nhân nữ: thêm hải phiêu tiêu, hoàng bá, hương phụ, thiên trúc hoàng, hạ khô thảo, nga truật, thạch vĩ.

Châm:

Huyệt chính: châm xuyên nhĩ môn đến giáp xa, kim tiếp cận tới thần kinh V. Hậu thính cung xuyên xuống ế phong, kim tiếp cận tâm thần VII

Huyệt phối hợp: hợp cốc, ngoại quan 2 bên hoặc túc tam lý, tam âm giao 2 bên. Các nhóm huyệt luân lưu đổi thay ngày châm từ 1- 2 lần.

Liệu trình: 10 lần châm .

Bệnh lý tổ đỉa á sừng.

Thuốc: thiên môn15g, xuyên qui 15g, thiên hoa phấn 20g, xích thược 20g, mắc cỡ tía 30g, kim ngân hoa 30g, kinh giới tuệ 15g, rau má 40g, bạch hoa xà 20g.

Châm:

Huyệt chính: phế du, can du.

Huyệt kết hợp: túc tam lý, huyết hải, khúc trì.

Nếu ở lòng bàn tay: châm nội quan, giản sử, khúc trạch.

Ở lòng bàn chân: tam âm giao, chiếu hải, công tôn, âm lăng tuyền.

Ở mu bàn tay: châm ngoại quan xuyên dương trì; khúc trì xuyên thủ tam lý và kết hợp với châm bát tà.

Ở mu bàn chân: châm giải khê, túc lâm khấp, nội đình, bát phong.

Back To Top