Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

Bài Thuốc / Công Dụng Khản tiếng mất tiếng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bài Thuốc / công dụng Khản tiếng mất tiếng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?


Thông tin về Bài Khản tiếng mất tiếng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? được cập nhật lúc 2021-12-04 08:22:17 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật


cây thuốc nam bắc - bài thuốc nhân gian


Ù taiKhản tiếng mất tiếng


Khản tiếng mất tiếng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?


04/12/2021


Khản tiếng mất tiếng không phải bệnh lý nghiêm trọng nhưng gây khó chịu, bất tiện trong cuộc sống, công việc. Đây thường là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm hay suy yếu hệ hô hấp. Nắm rõ các thông tin về khản tiếng, mất tiếng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng và bảo vệ dây thanh quản.

Những Nội Dung Cần Lưu Ý1. Khản tiếng, mất tiếng là gì?2. Nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng3. Khản tiếng, mất tiếng gây ra những ảnh hưởng như thế nào?4. Khản tiếng, mất tiếng kéo dài là bệnh gì?5. Cách phòng tránh khản tiếng như thế nào?

1. Khản tiếng, mất tiếng là gì?

Khản tiếng mất tiếng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý

Khản tiếng, mất tiếng là những thay đổi bất thường trong giọng nói. Khi bị khản tiếng, mất tiếng sẽ khiến chất giọng của bạn không được trong, mượt như bình thường mà  trở nên thô ráp, thều thào, âm thanh phát ra không được mượt mà, thậm chí mất hẳn tiếng. Đây là tình trạng khá phổ biến, thường đi kèm với đau rát, ngứa họng. 

Khản tiếng, mất tiếng thường là kết quả của việc dây thanh quản bị tổn thương. Thanh quản là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giọng nói. Giọng nói được hình thành nhờ cử động của lồng ngực tạo ra luồng khí đi vào phổi, phế quản, khi thở ra sẽ làm rung động dây thanh và tạo âm thanh.  

2. Nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng

Khản tiếng, mất tiếng có thể do tình trạng tổn thương niêm mạc họng hoặc niêm mạc thanh quản. Các u nhú làm dây thanh hoạt động bất thường cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây khản tiếng, mất tiếng:

Cảm lạnh.

Cảm cúm.

Viêm amidan.

Viêm họng.

Viêm thanh quản.

Trào ngược dạ dày thực quản

Nam giới tuổi dậy thì.

Thay đổi thời tiết, nhiệt độ đột ngột.

La hét quá nhiều, kéo dài làm tổn thương dây thanh quản.

Ho quá mức.

Môi trường ô nhiễm: Nhiều khói bụi, thuốc lá.

Tổn thương thanh quản sau phẫu thuật tuyến giáp.

Hít phải chất độc hại, dị ứng.

Hút thuốc.

3. Khản tiếng, mất tiếng gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

Khi bị mất tiếng, khản tiếng, bạn có thể đối mặt với một số ảnh hưởng từ sinh hoạt, công việc đến sức khỏe như:

Viêm nhiễm hệ hô hấp: Có cảm giác khó chịu, luôn cảm thấy như có vật lạ trong cổ họng. Điều này khiến người bệnh thường muốn khạc nhổ, ho để loại bỏ dị vật. Ho, khạc nhiều khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề và khó điều trị hơn. Người bị viêm nhiễm đường hô hấp trên thường xuyên còn có hiện tượng ngủ ngáy, ngưng thở lúc ngủ ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.

Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp: Các ổ viêm vùng hầu họng tiết ra dịch khiến hơi thở  có mùi hôi khó chịu. Điều này khiến người bệnh tự ti, ngại tiếp xúc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Việc hạn chế giao tiếp cũng khiến tuyến nước bọt hoạt động kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong vòm họng gây viêm nhiễm, hôi miệng nặng nề hơn. Người bị khàn tiếng thường đi kèm với tình trạng sưng viêm gây khó chịu, đau, ngứa vùng hầu họng. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt, hụt hơi khi nói nên ngại trò chuyện, giao tiếp. 

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày: Cổ họng sưng đau do viêm nhiễm khiến người bệnh mất cảm giác ngon miệng, không thể ăn uống bình thường.

4. Khản tiếng, mất tiếng kéo dài là bệnh gì?

Thông thường, khản tiếng hay mất tiếng chỉ diễn biến đột ngột trong 1 – 2 ngày và sau 5 – 7 ngày sẽ phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là một số bệnh lý gây khản tiếng, mất tiếng và cách điều trị

Viêm amidan mạn tính: Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần của amidan khẩu cái. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp nhất khi bị khản tiếng kéo dài. Viêm amidan mạn tính được điều trị bằng nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm non- steroid, giảm ho, kháng sinh và thuốc xịt tại chỗ. Trong trường hợp khản tiếng, mất tiếng do viêm amidan mạn tính điều trị bằng thuốc không hiệu quả cần thực hiện phẫu thuật cắt amidan để chấm dứt tình trạng viêm.

Viêm thanh quản mạn tính: Khản tiếng là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng viêm thanh quản. Viêm thanh quản mạn tính là hậu quả của tình trạng viêm thanh quản kéo dài do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Các bác sĩ thường sử dụng thuốc chống viêm, giảm phù nề, khí dung thanh quản bằng kháng sinh, thực hiện liệu pháp giọng nói để điều trị. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

U nhú thanh quản: Là những u lành tính ở thanh quản. Khi có u nhú, phương pháp điều trị nội khoa thường không mang lại kết quả mà cần phẫu thuật để loại bỏ các gai u nhú.

Lao thanh quản: Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi thứ phát sau lao sơ nhiễm, khu trú tại thanh quản. Điều trị lao thanh quản thực hiện theo công thức điều trị lao phổi, các thuốc thường sử dụng là thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề.

Nấm thanh quản: Là trạng thái viêm thanh quản đặc hiệu do vi nấm gây ra. Khản tiếng, mất tiếng do nấm thanh quản được điều trị kết hợp tại chỗ và toàn thân. Các bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật soi bóc tách nấm khỏi thanh quản và thuốc kháng sinh đường uống để điều trị nấm.

Hạt xơ dây thanh: Là sự xuất hiện các hạt xơ nhỏ ở cả hai bên dây thanh. Phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh không thể loại bỏ hoàn toàn hạt xơ trên dây thanh nhưng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh, trong đó có khản tiếng. Phẫu thuật nội soi tách hạt xơ giúp người bệnh tránh được biến chứng mất giọng hoàn toàn, cải thiện giọng nói nhanh chóng.

Polyp thanh quản: Khi polyp gây ra triệu chứng khản tiếng ở mức độ nhẹ và không liên tục, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề để cải thiện. Khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật polyp thanh quản sẽ được chỉ định.

Ung thư thanh quản: Điều trị ung thư thanh quản phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh. Các phương pháp điều trị thường dùng là xạ trị, phẫu thuật, hóa trị.

Ung thư phổi: Cũng như ung thư thanh quản, ung thư phổi được điều trị dựa trên giai đoạn bệnh và tình trạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch.

Ung thư tuyến giáp:Đây là loại ung thư có tiên lượng tương đối tốt. Ung thư tuyến giáp được điều trị bằng phẫu thuật, điều trị bằng I – 131. Nhược cơ.

Suy giáp: Suy giáp là một hội chứng gồm các triệu chứng lâm sàng gây ra do hormone giáp giảm thấp trong máu. Người bệnh suy giáp chỉ có một số ít được điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp, phần lớn được điều trị bằng các loại thuốc thay thế hormone tổng hợp tuyến giáp. 

Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày là tình trạng các chất chứa trong dạ dày trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây kích ứng thực quản. Trào ngược dạ dày được kiểm soát tốt bằng thuốc trung hòa acid, ức chế thụ thể H2, ức chế bơm proton. Phẫu thuật rất ít dùng, trừ trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.

Chứng khó phát âm do thần kinh co thắt: Là rối loạn về phát âm do rối loạn chức năng của thanh quản và dây thanh âm. Bệnh thường được điều trị bằng liệu pháp giọng nói giúp bạn kiểm soát cơ dây thanh để phát âm rõ hơn.

Trào ngược dạ dày là một trong số nguyên nhân gây khản tiếng mất tiếng

Xem thêm

Trẻ bị khản tiếng: những điều ba mẹ nên biết

5. Cách phòng tránh khản tiếng như thế nào?

Khản tiếng hoàn toàn có thể phòng tránh được khi thay đổi một số thói quen hoặc các yếu tố bên ngoài môi trường sẽ giúp bảo vệ dây thanh âm của bạn:

Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng xung quanh.

Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng khí, hạn chế khói bụi.

Bỏ hút thuốc, tránh khói thuốc lá tối đa để hạn chế sự kích thích bất lợi lên dây thanh quản.

Giữ ấm cổ họng cả mùa đông lẫn mùa hè, đặc biệt khi ngồi trong phòng điều hòa kín.

Hạn chế nói quá nhiều, quá to, hét to, hát lâu,… làm tăng áp lực lên dây thanh âm.

Rửa tay thường xuyên để hạn chế đưa virus, vi khuẩn vào cơ thể.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng để làm sạch vùng hầu họng, hạn chế viêm nhiễm.

Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm trong cổ họng. Cổ họng quá khô có thể làm tổn thương niêm mạc thanh quản dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng. Nên uống nước mát hoặc nước ấm, không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Không sử dụng rượu, bia, caffeine hay các chất kích thích.

Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay, nóng dễ gây tổn thương thanh quản và thực quản.

Khản  tiếng, mất tiếng không phải là bệnh ác tính gây nguy hiểm trực tiếp đến người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, khản tiếng, mất tiếng trong thời gian dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Chính vì vậy, khi bị khản tiếng, mất tiếng kéo dài, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm.

BS. Vũ Thị Anh Đào

(Visited 232 times, 14 visits today)


Lượt xem:

351


(Visited 232 times, 14 visits today)


Lượt xem:

351


Tags:


chữa khản tiếng mất tiếng

nguyên nhân gây khản tiếng mất tiếng


Bài viết cùng chủ đề


Tìm hiểu về bệnh Gout cùng Tiến sĩ Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh


Cao huyết áp ăn gì? Thực đơn 1 tuần cho người bệnh cao huyết áp


Massage mặt – cách trị mụn hiệu quả và an toàn


Tiểu đường có dùng được sâm không?


Dinh dưỡng cho trẻ đang bị chân tay miệng


Sự tấn công của COVID -19 lên cơ thể như thế nào?


Người có bệnh lý nền cần làm gì để phòng Covid-19?


Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh tay chân miệng


Cách tập thể dục cho người bệnh hen phế quản


Chứng táo bón người già gây hậu quả gì?


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.


Bài viết liên quan


Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?


Một số dấu hiệu của tuổi già


Chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não


Suy thận là gì: Tất cả những điều cần biết!


Thuốc Nitroglycerin điều trị đau thắt ngực và lưu ý khi sử dụng


Những quan điểm sai lầm về bệnh đái tháo đường


Các bài tập gai cột sống hữu ích cho bệnh nhân


Phân loại và điều trị viêm phế quản mạn tính ở ngườ lớn


Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Khản tiếng mất tiếng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?


– Sau đây là thông tin về Khản tiếng mất tiếng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật

Back To Top