Bài Thuốc / công dụng Tác dụng chữa bệnh của bạch thược
Thông tin về Bài Tác dụng chữa bệnh của bạch thược được cập nhật lúc 2021-12-23 10:00:17 , hi vọng bài viết có thể giúp các vị cập nhật thêm ít kiến thức để có thể phục hồi sức khẻo sống lâu trăm tuổi. A Di Đà Phật
Cây hoàn ngọcĐông trùng hạ thảo
Tác dụng chữa bệnh của bạch thược
23/12/2021
Bạch thược là vị thuốc được dùng ngàn năm nay trong y học cổ truyền. Hiện tại đã có nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành nhằm trả lời câu hỏi “bạch thược có tác dụng gì?” Cùng Thầy thuốc Việt Nam tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của bạch thược.
Những Nội Dung Cần Lưu Ý1. Vị thuốc bạch thược là gì?2. Bạch thược có tác dụng gì?2.1 Bạch thược chữa các chứng bệnh liên quan đến nội tiết tố2.2 Bạch thược trị rối loạn lo âu và trầm cảm2.3 Bạch thược hỗ trợ tiêu hóa2.4 Bạch thược chống viêm và điều hòa miễn dịch2.5 Bạch thược giảm đau3. Một số tác dụng phụ của bạch thược
1. Vị thuốc bạch thược là gì?
Cây bạch thược hay cây thược dược hoa trắng
Bạch thược là phần rễ đã bỏ vỏ của cây hoa mẫu đơn trắng (cây thược dược hoa trắng – Paeonia lactiflora pall ). Tên khoa học của vị thuốc bạch thược là Radix Paeonia lactiflora (peony).
Xem thêm
Ngoài bạch thược, cây mẫu đơn còn có vỏ rễ cũng là một vị thuốc tên gọi mẫu đơn bì – Đan bì.
Trong hơn 1.000 năm, bạch thược đã được sử dụng trong y học cổ truyền của nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Nó được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh, bao gồm sốt, viêm và đau. Một số lợi ích y học đã được chứng minh bởi khoa học hiện đại.
2. Bạch thược có tác dụng gì?
Trong y học cổ truyền, bạch thược có vị chua, hơi đắng, nhập can tỳ huyết phận. Bạch thược thường được dùng trị chứng tả lị (tiêu chảy), tỳ hư phúc thống (đau bụng do tỳ hư), tâm bĩ hiếp thống (đau tức ngực sườn), đau mắt đỏ, ho hen, bệnh phụ nữ, sản hậu…
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về dược tính của bạch thược. Dưới đây là những tác dụng đã được khoa học chứng minh
Đây là những gì khoa học đã xác định cho đến nay:
2.1 Bạch thược chữa các chứng bệnh liên quan đến nội tiết tố
Theo một nghiên cứu của trường Đại học RMIT – Úc thì bạch thược có chứa phytoestrogen. Các hợp chất này có cấu trúc tương tự như estrogen – hormone sinh dục nữ. Điều này củng cố thêm tác dụng chữa bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh… của bạch thược trong y học cổ truyền.
Trong một nghiên cứu năm 1991 trên Tạp chí Y học Trung Quốc – Hoa Kỳ, Takeuchi và cộng sự đã mô tả tác dụng của paeoniflorin, một hợp chất được tìm thấy trong bạch thược có tác dụng ức chế sản xuất testosterone và thúc đẩy hoạt động của aromatase, chuyển đổi testosterone thành estrogen. Đến năm 2012 tác dụng này một lần nữa được nhắc tới trong nghiên cứu về các chất trong tự nhiên kháng nội tiết tố androgen của Bệnh viện Kings College – Anh.
2.2 Bạch thược trị rối loạn lo âu và trầm cảm
Stress, căng thẳng, mệt mỏi thường gặp ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt
Trong y học cổ truyền, Bạch thược được dùng nhiều trong các bài thuốc sơ can giải uất như Tiêu dao tán, Sài hồ sơ can thang…
Mới đây, trong một nghiên cứu của Đại học Y học Cổ truyền Sơn Đông công bố năm 2020 kết luận chiết xuất của bạch thược có tác dụng đối với chứng rối loạn lo âu nhất là rối loạn lo âu trong hội chứng tiền kinh nguyệt. Các chất có trong bạch thược tác động vào thụ thể estrogen β (ER β ), tryptophan hydroxylase-2 (TPH2) và chất vận chuyển serotonin (SERT). Các hoạt chất có tác dụng làm tăng serotonin từ đó chống trầm cảm, giảm căng thẳng.
Một nghiên cứu khác của Đại học Chiết Giang -Trung Quốc năm 2018 cho thấy paeoniflorin vừa bảo vệ thần kinh vừa chống trầm cảm.
2.3 Bạch thược hỗ trợ tiêu hóa
Chống oxy hóa của dịch chiết bạch thược cho tác dụng hiệu quả bảo vệ dạ dày trước tác nhân gây loét lên đến 88,8%.
Paeoniflorin trong bạch thược có tác dụng cải thiện và tăng cường giấc ngủ, hỗ trợ các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày.
Đại học Thẩm Dương – Trung Quốc năm 2019 phát hiện ra rằng paeoniflorin cũng làm tăng lợi khuẩn trong ruột, có thể cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột của bạn. Điều này rất có lợi cho những người bị rối loạn tiêu hóa.
2.4 Bạch thược chống viêm và điều hòa miễn dịch
Bạch thược có chứa khoảng 15 glycosid (gọi chung là total glucosides of paeony – TGP). Trong đó paeoniflorin và albiflorin là những thành phần phổ biến nhất. Dựa trên ứng dụng của bạch thược trong các đơn thuốc truyền thống, Đại học Y học cổ truyền Thành Đô – Trung Quốc đã nghiên cứu và công bố kết quả vào tháng 5 năm 2020. TGP có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng Sjogren. TGP có nhiều tác dụng dược lý khác nhau liên quan đến tác dụng truyền thống của PRA, bao gồm chống tổn thương cơ quan, chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh.
Hiện tại có rất nhiều nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu và khẳng định tác dụng chống viêm của TGP nhất là các vấn đề liên quan đến viêm mạn tính của các bệnh tự miễn.
2.5 Bạch thược giảm đau
Trong chương “Tiềm năng của y học cổ truyền Trung Quốc trong việc điều trị và điều chỉnh cơn đau” đăng năm 2016 trên tạp chí Advances in Pharmacology có phần:
Có rất nhiều cơ chế liên quan đến tác dụng giảm đau của Bạch thược.
Tác dụng kháng cholinergic
Tác dụng chống viêm
Ức chế tổng hợp các chất trung gian gây viêm, các cytokine tiền viêm
Ức chế sản xuất chemokine từ các tế bào nội mô, tạo ra chất chống oxy hóa và giảm tính thấm vi mạch.
Hơn nữa, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng paeoniflorin trực tiếp ngăn chặn sự hoạt hóa tế bào vi mô do morphin gây ra, do đó làm tăng tác dụng giảm đau cấp tính của morphin.
Paeniflorin có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng nên hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột, giảm đau bụng nên ngủ cũng tốt hơn.
3. Một số tác dụng phụ của bạch thược
Phần trên đã cung cấp những kiến thức giải đáp câu hỏi bạch thược có tác dụng gì?. Bạch thược có rất nhiều tác dụng vì vậy khó tránh khỏi không có tác dụng phụ
Chảy máu: cần thận trọng nếu bạn đang mắc các bệnh gây tình trạng chảy máu hoặc chuẩn bị phẫu thuật. Bạch thược có tác dụng chống đông khá tốt.
Trước khi sử dụng bạch thược bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
BS. Uông Mai
(Visited 10.548 times, 26 visits today)
Lượt xem:
10.763
(Visited 10.548 times, 26 visits today)
Lượt xem:
10.763
Tags:
bạch thược chữa bệnh nội tiết
bạch thược giảm đau
Bài viết cùng chủ đề
Tác dụng tuyệt vời của bí đỏ trong Đông Y
Các tác dụng chữa bệnh của cây mã đề (xa tiền thảo)
Các loại đông trùng hạ thảo và tác dụng của từng loại
Bạn đã biết hết tác dụng chữa bệnh của vị thuốc quế chi?
Cây Cối xay và các công dụng ít người biết đến
Thảo quyết minh – Vị thuốc chữa táo bón hiệu quả
Bán hạ nam và tác dụng chữa bệnh
Kha tử – Vị thuốc Đông y quen thuộc
Củ gấu biển (Hương phụ biển) – vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
Dừa cạn và những tác dụng trong Đông y
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Nhấp chuột vào đây để hủy trả lời.
Bài viết liên quan
Công dụng của bạc hà trong y học
Cây ích mẫu – Vị thuốc quý dành cho phụ nữ
Tác dụng của lá cây khổ sâm
Tác dụng chữa bệnh của ba kích
Công dụng chữa bệnh của vị thuốc Chỉ thực
Bột sắn – vừa là món ăn vừa là bài thuốc chữa bệnh
Những tác dụng chữa bệnh của hoa hòe không phải ai cũng biết
Hoàn ngọc với bệnh nhân ung thư
Bài Thuốc nhân gian / Công dụng Tác dụng chữa bệnh của bạch thược
– Sau đây là thông tin về Tác dụng chữa bệnh của bạch thược , quý vị lưu ý là nên đọc tham khảo nhiều nguồn bài viết khác nhau để có một lượng kiến thức lớn hơn và hiểu rõ sâu rộng hơn về công dụng tác dụng của bài thuốc mình đang tìm ưu điểm và nhược điểm. Đặc biệt điều quan trọng là quý vị phải có mục tiêu sống, nghị lực phi thường, sống có khoa học, tâp thể dục các bài liên quan nội tạng 10 phút mỗi ngày.. đó là liều thuốc tinh thần lớn nhất. A Di Đà Phật