Vẩy nến là bệnh lành tính mọc ở ngoài da, bệnh không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ (Khiến người mắc bệnh cảm thấy tự ty trong sinh hoạt hàng ngày). Tỷ lệ người bị bệnh vẩy nến không cao chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng dân số.
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là do rối loạn chuyển hóa tuyến thượng bì.
Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến rất khó điều trị, hiện nay tân dược chưa thấy loại thuốc đặc điều trị nào, cho nên bệnh nhân nên chọn giải pháp dùng thuốc ta sẽ có hiệu quả tốt. Y học cựu truyền nước ta có ghi nhận một số cây thuốc vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh vẩy nến khá hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả một số cây thuốc nam điều trị bệnh vẩy nến sau:
1. Cây thổ phục linh (củ khúc khắc)
Bộ phận dùng làm thuốc của cây là củ. Củ khúc khắc ngoài tác dụng điều trị xương khớp nó còn được dùng để điều trị bệnh vẩy nến. Năm 1961 Khoa da liễu bệnh viên quân y 108 dùng củ khúc khắc phối hợp với cây cải trời sắc uống làm thuốc điều trị bệnh vảy nến khá hiệu quả.
Củ khúc khắc, thổ phục linh
Cách dùng như sau:
a) Thuốc sắc
- Cây cải trời: 100g
- Củ khúc khắc : 80g
Cả 2 vị sắc với 1 lít nước sắc cạn còn khoảng 300-400ml chia uống trong ngày.
b) Thuốc uống : Bệnh nhân được cho dùng thêm philatop.
c. Thuốc bôi: Bệnh nhân bôi thêm các loại thuốc mỡ sau: Salixylic 5%, crizophanic 5%, dầu Cađơ (Huile Cade) 10%, mỡ Saburô (Sabouraud).
Kết quả điều trị:
Quá trình điều trị thí điểm của bệnh viện có tới 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh sau 60 đến 90 ngày điều trị. Chỉ có 1 trường hợp điều trị dở dang.
2. Cây sâm đại hành
là vị thuốc bổ được dùng nhiều trong Y học cựu truyền làm thuốc bổ máu, chống viêm, kháng khuẩn và đặc biệt nó còn là một cây thuốc nam điều trị bệnh vẩy nến.
Sâm đại hành
Cách dùng sâm đại hành làm thuốc điều trị bệnh vẩy nến: (Cách này được vận dụng theo kinh nghiệm của Khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội): Lấy 15-20g sâm đại hành khô sắc nước uống hàng ngày. Ngoài ra dùng nước sắc sâm đại hành lau rửa vùng ngứa và phối hợp bôi thuốc mỡ Salixylic 5%, crizophanic 5%. sử dụng liên tục trong thời gian 2 tháng là có hiệu quả.
Cây lu lu đực
3. Cây lu lu đực
Cây lu lu đực mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Lu lu là cây thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh ngoài da, mẩm ngứa mụn nhọt, kể cả bệnh vẩy nến. Theo kinh nghiệm dân gian, để điều trị bệnh vẩy nến ta chủ cần lấy cây lu lu đun nước để rửa vào những vùng da có vẩy nến, nếu có cây tươi thì ép lấy nước để bôi. bền chí dùng trong thời kì 3 tháng là có kết quả.
Cây khổ sâm
4. Cây khổ sâm
, có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường tiêu hóa, ngoại giả lá khổ sâm còn dùng đun nước tắm để điều trị bệnh ngoài da. Y học cựu truyền cho rằng lá khổ sâm khi sắc chung với các vị thuốc như: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa … có thể điều trị được bệnh vẩy nến.
Cách dùng lá khổ sâm điều trị vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
mới rồi Caythuoc.org đã giới thiệu tới bạn đọc 3 cách điều trị bệnh vẩy nến theo kinh nghiệm dân gian. Nếu thấy bài viết này bổ ích hãy like để mọi người cùng biết nhé.