Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Hạt tiêu rừng (hạt sẻn, hạt mắc khén, xuyên tiêu) quà quý Tây Bắc

Bạn đã bao giờ nghe nói tới hạt tiêu rừng chưa ? Vâng đó chính là vị thuốc có tên gọi hạt sẻn hay xuyên tiêu, hạt mắc khén mà hiếm chúng ta được xem, được nghe trong các video giới thiệu về văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc.

Không chỉ mang trong mình hương vị ráo của một loại gia vị núi rừng, hạt mắc khén còn là một vị thuốc được dùng từ lâu trong dân gian với nhiều công dụng rất hay mà bài viết này caythuoc.org sẽ giới thiệu kỹ hơn tới các bạn.

Hạt tiêu rừng có tên khoa học: Zanthoxylum nitidum DC, thuộc họ cam ( ).

Mục lục

trình bày

  • Thân: Là dạng cây thân gỗ nhỏ, sống lâu niên, thân có thể vươn dài tới 15m, thân và cành đều có gai nhỉ.
  • Lá: Hình trứng, mặt trên và mặt dưới lá đều có gai nhỏ
  • Quả: Quả mọc thành trùng như chùm quả mây, quả nhỏ, khi chín có màu đỏ, mùi rất thơm đặc biệt là khi quả chín, vị cay nồng. Khi quả khô có màu nâu, tách thành 3 mảnh.

Phân bố, thu hái và chế biến hạt tiêu rừng

Hạt sẻn mọc hoang nhiều ở các vùng núi đá miềm núi phía Bắc, cây có rất nhiều ở Hòa Bình, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên… Tại đây hạt mắc khén là một loại gia vị đặc biệt, không thể thiếu trong các món nướng của người Tây Bắc. Các món nướng sử dụng hạt mắc khén làm gia vị đó là: Thịt trâu nướng, cá nướng, thịt lợn bản nướng, gà nướng….

Bộ phận được dân gian dùng làm gia vị và lám thuốc đó là quả (Quả phơi khô), rễ cây. Vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, người dâ vào rừng hái từng trùm quả mắc khén chín đỏ, sau đó đem về phơi khô, bỏ vào túi bóng để dùng dần.

Khi dùng người ta sao thơm hạt, sau đó giã nhỏ rắc vào mắm chấm, hay chộn với các loại gia vị khác ướp vào thịt, cá…

Tham khảo :

Hình ảnh cây tiêu rừng

Tính vị

Quả có vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào kinh tỳ-phế-thận (2).

Công dụng của hạt tiêu rừng

Theo kinh nghiệm dân gian, hạt tiêu rừng có một số công dụng chính sau (2):

  • Giảm đầy bụng, khó tiêu
  • Tẩy giun sán
  • Điều trị đau nhức răng
  • Điều trị đau nhức xương khớp

Cách dùng hạt tiêu rừng làm thuốc

Đau nhức răng : Giã nát hạt khô, và ngậm vào dưới chân răng bị đau sẽ có hiệu quả giảm đau răng rất tốt.

Tẩy giun sán: Lấy khoảng 12 đến 15 hạt khô, sao vàng, tán bộ uống với nước ấm lúc đói vào buổi sáng sớm.

Giảm đầy bụng, khó tiêu: Lấy hạt mắc khén sao thơm, tán bột rắc vào nước mắm vừa làm gia vị, vừa làm thuốc điều trị chứng khó tiêu.

Điều trị đau nhức xương khớp : Lấy rễ cây mắc khén thái mỏng phơi khô, sao vàng hạ thổ sau đó đem ngâm rượu, tỷ lệ ngâm 1kg rễ khô ngâm với khoảng 2,5 lít rượu, ngâm trong 1 tháng là dùng được. Ngày dùng khoảng 2 ly rượu nhỏ trong mỗi bữa ăn, rượu rễ tiêu rừng điều trị đau nhức xương khớp, thấp khớp rất hay.

Các nghiên cứu về cây xuyên tiêu

Xác định hoạt động giảm đau và kháng viêm từ chiết xuất rễ cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC: Kết quả phân lập và đánh giá hoạt tính sinh vật học cho thấy trong 07 hợp chất được phân lập thì có tới 05 hợp chất biểu thị tác dụng giảm đau và chống viêm rất đáng kể. Thực nghiệm được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu tại Trường Dược, Đại học Quân y Thượng Hải – Trung Quốc ( ).

Trên thế giới chiết xuất từ quả cây xuyên tiêu được sử dụng thương mại trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nhóm nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Dược phẩm Đài Loan đã tiến hành phân lập và đánh giá các hoạt tính sinh học cho thấy chiết xuất từ quả và hạt cây xuyên tiêu Zanthoxylum nitidum DC có các thành phần chống viêm rất đáng kể ( ).

Lưu ý khi dùng

  • Vị thuốc có độc do vậy không nên dùng quá nhiều, chỉ làm gia vị trong một số món ăn như món nướng. Không nên dùng dài ngày thay thế cho các loại gia vị thông thường, vì như thế không hề có lợi cho sức khỏe.
  • đàn bà mang thai, nữ giới sau sinh và trẻ nhỏ không nên dùng hạt tiêu rừng.
  1. Xuyên tiêu, , ngày tham khảo 18 tháng 02 năm 2020.
  2. Hạt sẻn , Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y khoa năm 2004 – Bản in trang 369, 370, ngày tham khảo 18 tháng 02 năm 2020.
  3. Benzophenanthridine Alkaloids from Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC, and Their Analgesic and Anti‐Inflammatory Activities , , ngày tham khảo 18 tháng 02 năm 2020.
  4. New benzenoids and anti-inflammatory constituents from Zanthoxylum nitidum , , ngày tham khảo 18 tháng 02 năm 2020.

Back To Top