Trước đây, ở quê tôi có một nếp: hễ ai có răng sâu, sưng nướu là đi tìm bông nhức răng hoặc lá lốt (và thường thì lá lốt dễ tìm hơn).
Cách làm như vầy: vào lúc nhức răng, hái một nắm to lá lốt cả non lẫn già rồi rửa sạch, sau đó cho vào nồi, đổ nước vào rồi nấu cho nó sắc thật đặc, đến khi thấy nước kẹo lại rồi mới rót ra cái chén sành. Nước này dùng để súc miệng hai lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng nướu, giảm nhức răng do viêm nhiễm rất tốt.
Ngoài ra, có một món ăn mà người già trẻ nít quê tôi đều rất thích, đó là bò lá lốt. Bạn biết đấy, thịt bò khó tiêu nên ăn cùng lá lốt là loại lá giúp dễ tiêu (với những người ăn chay, thay vì dùng thịt bò và nướng thì họ sẽ dùng sườn non chay ướp với ngũ vị hương, sau đó chiên lên thì thơm đáo để).
Lá lốt và ẩm thực
Cây lá lốt (Piper sarmentosum) là cây nguyên liệu thân thuộc trong nhiều món ăn ở Việt Nam ( ). Người ta thích loại lá này là bởi mùi lá khi chiên hay nướng đều mang hương vị đặc trưng và khi chế biến cùng các loại thực phẩm khó tính khó nết khác như: thịt trâu, thịt lương, chả ốc,… loại lá này có thể kích thích hương vị tối đa để tạo thành những món ăn đặc trưng, khó cưỡng.
Bò cuốn lá lốt – món ăn nhiều người ưa chuộng
Cách trồng cây lá lốt cũng rất dễ: chỉ cần giâm cành xuống nơi đất ẩm là cây có thể phát triển (cắm một nhành, sau vài tháng là nhảy ra cả bụi).
Và có một điều đặc biệt là: hầu như người ta vẫn ăn lá lốt mà không chú ý rằng, nhờ loại lá này mà chúng ta ít khi bị cảm lạnh, chướng bụng và ăn cơm cũng được nhiều hơn.
Lưu ý : Lá lốt làm món ăn rất ngon nhưng không nên lạm dụng, mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần thôi, bạn nhé!
Lá lốt giúp giảm sưng đau ở đầu gối
Rau ngải cứu, bạn biết chứ? Nó cùng với lá lốt là hai vị thuốc giúp giảm đau nhức đầu gối rất tốt đấy. Trước đây, người già ở quê tôi những khi không có dầu xoa bóp thì hay tìm hai loại này, mỗi loại tầm 1 nắm nhỏ khoảng 20 g rồi đem đi rửa sạch, giã nát, sau đó đổ chút giấm ăn vào, đem chưng cho ấm rồi đắp lên đầu gối (dùng vải cột nhẹ để cố định lại). Cách này những người bị nhức nhiều thường chườm hai lần vào sáng sớm và chiều tối.
Tham khảo:
Cây tươi
Các nghiên cứu đáng chú ý
- Tác dụng hạ đường huyết : Theo tùng san Journal of Ethnopharmacology , kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy uống chiết xuất nước từ toàn cây lá lốt với liều 0, 125 g/ kg thể trọng và 0, 25 g/ kg thể trọng đều cho thấy tác dụng hạ đường huyết ở chuột thường ngày. Tuy nhiên, với chuột bị tiểu đường thì liều lượng trên lại không có tác dụng ngay (nhưng khi uống liên tục 7 ngày với liều 0, 125 g/ kg thể trọng thì lại có tác dụng hạ đường huyết đáng kể) ( ).
- Tác dụng kháng viêm : Theo tập san Journal of Ethnopharmacology , chiết xuất nước từ cây này có tác dụng giảm đau và kháng viêm – hai công dụng này vốn đã được ứng dụng từ lâu trong y khoa cổ truyền các nước trên thế giới ( ).
- Tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch : Kết quả nghiên cứu trên thỏ bị tăng mỡ máu cho thấy hoạt chất chiết xuất từ loại lá này có tác dụng làm giảm nguy cơ và tình trạng xơ vữa động mạch ( ).
- Hạn chế gãy xương do loãng xương : Kết quả thí nghiệm trên động vật cho thấy chiết xuất từ cây lá lốt có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa nên giúp hạn chế được tình trạng gãy xương do loãng xương, cải thiện chất lượng xương ( ).
- Lá lốt , , ngày truy cập: 08/ 08/ 2020.
- Hypoglycemic effect of the water extract of Piper sarmentosum in rats , , ngày truy cập: 08/ 09/ 2020.
- In vivo anti-nociceptive and anti-inflammatory activities of the aqueous extract of the leaves of Piper sarmentosum , , ngày truy cập: 08/ 09/ 2020.
- Aqueous extract of Piper sarmentosum decreases atherosclerotic lesions in high cholesterolemic experimental rabbits , , ngày truy cập: 08/ 09/ 2020.
- Piper sarmentosum enhances fracture healing in ovariectomized osteoporotic rats: a radiological study, , ngày truy cập: 08/ 09/ 2020.