Nếu như ở Hồng Kông, liên kiều được gọi bằng cái tên đầy ẩn dụ – nhất xuyến kim (一串金, với ý nghĩa chùm hoa như một chuỗi vàng) thì trong tiếng Anh, tên gọi của loài cây này lại mang tính “thực vật học” hơn: mai rủ cành (Weeping Forsythi).
Loại hoa này mọc thành chùm, nở vào mùa xuân và có màu vàng nên nếu nhìn từ xa thì bạn sẽ thấy nó tương tự như cây mai vàng miền Nam vậy.
Nhắc đến liên kiều (LK) là nhắc đến một trong các thảo dược cơ bản của y khoa Trung Hoa. Không chỉ là loài cây cảnh cho hoa đẹp, LK còn được dùng làm thuốc với bộ phận chủ yếu là quả liên kiều.
Vài nét về liên kiều
LK là loài cây bụi, thường chỉ cao dưới 4 m và có tên khoa học là Forsythia suspensa, thuộc họ Nhài. LK được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và nở hoa vào đầu xuân với hương thơm nhẹ. Đặc biệt, LK cho hoa rất sai nên dùng làm cây cảnh thì tiệt. Với quả liên kiều, nó còn là vị thuốc quý.
Hoa liên kiều
Trong y khoa cổ truyền, liên kiều là tên của một vị thuốc được lấy từ quả của cây liên kiều. Nếu hái những quả chín vàng rồi đem phơi khô, ta thu được vị thuốc “lão kiều”. Ngược lại, nếu hái những quả chưa chín rồi đem nhúng vào nước sôi, sau đó phơi khô thì ta được vị “thanh kiều”. Khi quả LK chín, đầu quả sẽ mở ra như mỏ chim nên một số hạt của nó sẽ bị rơi ra ngoài.
Công dụng của liên kiều
ngày nay, người ta tìm ra trong quả LK có các thành phần như tinh dầu, saponin, vitamin P và phylirin.
Theo y học cổ truyền, liên kiều là vị thuốc đắng, có tính hàn và lành tính. Có thể kể ra các công dụng thường được nhắc đến của quả LK như:
- Thanh nhiệt và điều trị phong nhiệt.
- Giải độc, điều trị sang thũng, mụn nhọt.
- Điều trị tràng nhạc, ghẻ lở.
- Điều trị cảm sốt, cổ họng sưng đau.
- Điều trị mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay.
- Tán kết, tiêu thũng và điều trị nôn mửa.
- Giúp thông tiểu tiện, điều trị tiểu tiện khó, lao thận và viêm thận cấp.
- Giúp thông kinh nguyệt, điều trị rối loạn kinh nguyệt.
- Dùng trong trường hợp mao quản dễ bị vỡ.
Cách dùng : Sắc lấy nước uống từ 10 – 30 g quả LK mỗi ngày (với bệnh ngoài da thì nấu nước rồi rửa). Lưu ý, nếu dùng cho con trẻ thì phải giảm liều lượng và nếu kết hợp LK cùng các vị thuốc khác thì chỉ dùng từ 6 – 12 g liên kiều.
Quả liên kiều
Một số bài thuốc kết hợp có dùng liên kiều
- Điều trị tràng nhạc và viêm hạch ở nách : Dùng quả LK và hạt mè đen (liều lượng bằng nhau), đem nghiền nát và để dùng dần. Mỗi lần dùng, lấy 4 g bột này uống và uống ba lần mỗi ngày. Nếu không dùng bài thuốc này, các bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc gồm các vị sau: liên kiều (8 g), cam thảo Bắc, hải tảo (mỗi loại 5 g), hạ khô thảo (6 g), tất thảy cùng cho vào nồi và đổ 600 ml nước vào, nấu đến khi nước rút còn 200 ml thì tắt bếp và chia thành ba lần uống trong ngày.
- Điều trị sưng vú : có thể kết hợp 6 g quả liên kiều cùng 3 g , 4 g kim ngân hoa và 5 g , vơ cùng nấu trong nửa lít nước, nấu đến khi nước rút còn 200 ml thì ngưng và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị viêm thận cấp tính : Ở Trung Quốc, LK đã được thí nghiệm điều trị viêm thận cấp tính và cho kết quả khả quan. Cách dùng như sau: lấy 18 đến 20 g liên kiều nấu trong nửa lít nước, khi thấy nước sôi thì hạ lửa xuống nhỏ để cô đặc dần. Khi thấy nước rút còn 150 ml thì tắt bếp và chia thành ba lần uống trong ngày (lưu ý, thuốc này cần uống trước bữa ăn và mỗi đợt điều trị như thế có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày tùy theo tình trạng bệnh).
Lưu ý
Những người thuộc thể hư hàn, tì vị hư nhược và khí hư phát nhiệt không nên dùng. ngoại giả, không nên uống liên kiều trong thời gian dài để tránh các tác dụng không mong muốn ( ).
Tham khảo:
- Liên kiều , ngày truy cập: 08/ 03/ 2020.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , Nxb y học, 1999, trang 102.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam , tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 155.
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược , NXB y học, 2000, trang 160.