Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

Muồng trâu với bài thuốc điều trị bệnh ban đỏ từ cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài cây mọc hoang hóa ở nhiều nơi, nhất là miền Nam bộ. Liệu loài cây hoang dại này có ích lợi gì cho chúng ta không. Bài viết này của Tuyết Nhi sẽ giúp các bạn biết được những công vị quý của cây muồng trâu.

Thỉnh thoảng ghé thăm đất Cần Thơ, tôi lại thấy rất nhiều cây muồng trâu mọc ven các bờ đất, triền sông với những cụm hoa nở vàng rất đẹp. Chúng mọc tốt tươi nhưng cũng có một số cây bị sâu ăn rất nhiều. Có những con sâu to, mập nhìn đến phát khiếp. Chị tôi đùa: “Tại cây muồng bổ nên con sâu muồng mới mập vậy đó mày.”

Mục lục

Công dụng của cây muống trâu là gì ?

Chị tôi nói đùa thế nhưng cây muồng quả thực là vị thuốc tốt cho dạ dày, có công dụng mát gan, nhuận tràng nên đã được nhiều người sử dụng trong điều trị táo bón (thường là đun lá khô lấy nước uống hoặc luộc đọt non để ăn).

Ngoài ra, người ta còn dùng lá muồng tươi, đem giã nát rồi cho thêm chút rượu gốc và muối vào để lấy nước cốt thoa lên vùng da bị lác (cào nhẹ lớp da chết ở chỗ bị lác cho bong tróc trước khi thoa).

Tuy nhiên, nếu nói đến bệnh lác (hắc lào) thì ngoài cây muồng trâu, còn có được xem là cây thuốc đặc trị lác (giã nát lá, lấy nước cốt thoa lên). Ở huyện Phong Điền (Cần Thơ), người ta còn lưu truyền câu nói vần vè sau:

“Bần cưa khúc bự, vô phương vác

Ô môi sức lác, hay hơn muồng”.

Về điều trị bệnh lác thì cây muồng trâu đứng sau cây ô môi, nhưng nó trong điều trị bệnh hồng ban (hay còn gọi là ban đỏ, sốt tinh hồng nhiệt) thì chẳng thể phủ nhận công dụng đáng kể của cây thuốc này.

Theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi ở Cần Thơ thì cây muồng trâu có thể trị được bệnh ban đỏ. Theo đó, dùng thân cây muồng trâu, xắt lát cho mỏng rồi phơi khô, sau đó lấy khoảng một nắm, sao thủy thổ rồi sắc lấy nước uống, ngày uống hai hoặc ba lần tùy theo tình trạng bệnh (nước sắc có màu đỏ nâu, vị hơi đắng).

Hình ảnh cây muồng trâu

Hình ảnh cây muồng trâu

Cách dùng cây muống trâu làm thuốc

Cây muồng trâu có nhiều công dụng quý (nhuận trường, hạ nhiệt, trừ giun…), trong đó có thể kể ra một số công dụng và cách chữa trị cụ thể (theo trang herbpathy.com) như:

  • Điều trị bệnh ngoài da: nhào lá muồng trâu tươi rồi thoa lên vùng da nhiễm trùng, nếu da bị nấm thì xay lá tươi rồi cho thêm một ít dầu dừa vào và thoa.
  • Làm giảm suyễn: nấu lá muồng trâu trong 10 đến 15 phút và uống như trà (ba lần mỗi ngày).
  • Điều trị các bệnh về dạ dày: xay hạt, hoa và lá của cây muồng trâu rồi ngâm với nước nóng trong 15 phút, uống ba lần mỗi ngày. Nếu bị đầy hơi thì dùng rễ, sắc lấy nước uống (cho thêm một ít đường thốt nốt (đường thô)).
  • Đối với những vết thương do côn trùng cắn: xay nát lá tươi rồi lấy phần bã xoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương (có thể cho thêm chút nước cốt chanh vào).

Lưu ý: đàn bà có thai và những người bị tiêu chảy không nên dùng vị thuốc này.

Back To Top