Tế tân là vị thuốc mà hầu như tiệm thuốc Bắc nào cũng có bán. “Tế” là nhỏ, “tân” là cay và điều này làm ta liên quan đến bộ phận được dùng làm thuốc của nó là những sợi rễ nhỏ dài, có vị cay nồng với hương thơm đặc biệt (nếu không có hương thơm thì phần rễ đó sẽ bị loại bỏ, không dùng làm thuốc).
Được biết, nhờ có mùi thơm mà người xưa còn dùng rễ tế tân nấu lấy nước tắm giúp thân sạch sẽ, thơm tho và đồng thời còn dùng nó trong nhiều bài thuốc cổ truyền.
Vậy, tế tân có công dụng gì và khi dùng làm thuốc cần lưu ý điều gì?
Vài nét về tế tân
Vị thuốc này trong Đông y là phần rễ (có khi dùng cả cây) của nhiều loại cây được khai thác ở Trung Quốc như:
- Cây Liêu tế tân, tên khoa học là Asarum heterotropoides F. Schum var. mandshuricum (Maxim.) Kitag.
- Cây Hoa tế tân, tên khoa học là Asarum sieboldi Miq. var. japonica Maxim.
- Cây Hán thành tế tân, tên khoa học là Asarum sieboldi Miq. var. seoulensis Nakai, loại này ít dùng hơn.
Cây và rễ cây
Lưu ý trong thu hái và chọn lựa:
- Những cây có rễ không thơm, thân chỉ có một lá hoặc chỉ có một đốt thân thì không lấy rễ làm thuốc.
- Tế tân tốt là loại khô hẳn, không lẫn tạp chất, có rễ màu vàng tro và có mùi thơm, vị cay tê đặc trưng và không vụn nát (1) (2).
Công dụng làm thuốc của tế tân
Theo Y học cổ truyền, tế tân có chứa tinh dầu, vị cay, tính ấm. Vị thuốc này có các công dụng chính là:
- Khai khiếu (giúp thông tai, miệng và mũi).
- Điều trị đau nhức, phong tê thấp.
- Trừ phong hàn, ho và đờm, cảm cúm, sổ mũi.
- Điều trị ứ huyết, không đổ mồ hôi được (bí mồ hôi).
- Giúp giảm đau, kháng khuẩn (theo Tây y).
Cách dùng : mỗi ngày, lấy từ 1- 3 g rễ khô tán bột uống (hoặc nấu lấy nước uống) theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, lưu ý không được dùng quá liều (1) (2).
Vị thuốc dạng khô
Bên cạnh đó, khi bị hôi miệng , bạn có thể lấy tế tân ngậm một lát cho thơm miệng rồi nhả bỏ.
Nếu bị nhức răng , bạn cũng có thể lấy tế tân và (liều lượng bằng nhau), đem nghiền nát ra rồi nhét vào chỗ răng đau, khi thấy hết đau thì nhả bỏ (nếu có rượu thì lấy hai vị trên hòa với chút rượu rồi ngậm và hết đau thì nhả bỏ) (1) (2).
Bên cạnh đó, sách của danh y Trương Trọng Cảnh còn ghi: “ Tế tân chữa khỏi các chứng vì ăn uống không tiêu sinh ra đầy bụng và đau tức khó thở ” (2).
Những lưu ý khi dùng làm thuốc
- Đối tượng cần tránh :
- Những người âm hư hỏa bốc, sức khỏe yếu hoặc đang bị bệnh thì không được dùng.
- Những người bị bệnh mà không do phong hàn, thực tà gây ra thì cũng không được dùng.
- Những người bị bệnh mà nội nhiệt hỏa thịnh, âm hư, huyết hư hoặc bạch đái cũng không được dùng.
- Với những người hay bị đổ mồ hôi, nhức đầu do thiếu máu, yếu mệt có kèm ho…thì cũng không được dùng tế tân.
- Trong phối hợp : Không phối hợp chung với lê lư vì hai vị này phản nhau.
- Liều lượng : Không được dùng quá liều và khi thấy hết bệnh thì ngưng, không nên dùng liên tục trong thời gian dài (1) (2). Sách Diêm Lập Thăng còn nhấn mạnh tác hại khi dùng tế tân quá liều như sau: “ dùng nó làm phong dược không nên quá 5 phân, nếu dùng quá thì khí tắc có thể chết người được ” (1) (2).
Bài thuốc phối hợp giúp thông quan khai khiếu
Trong trường hợp người bệnh bị hôn mê do trúng gió hoặc miệng hàm răng cắn chặt khò khè thì ta dùng tế tân và tạo giác, liều lượng bằng nhau, xay nát rồi thổi vào lỗ mũi.
Lưu ý : Cách này chỉ dùng cho chứng bế, thực chứng (như đã nói ở trên), không dùng cho trường hợp miệng mở to, thuộc cấp duỗi mềm hay các trường hợp chấn thương não và xuất huyết não (2).
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược , NXB Y học, 2000, trang 280.
- Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương , Thuốc Bắc thườ ng dùng , NXB y khoa, 2002, trang 87.