Nhắc đến hoa, người ta thường nghĩ đến vẻ đẹp sớm nở tối tàn. Thế nhưng, có nhiều loài hoa lại có thể nở tươi hàng tháng liền, bất chấp thời tiết hà khắc. Trong số ấy, có thể kể đến các loài lan. Trong các loài lan, có thể kể đến lan “Bạch cập”.
Điều đặc biệt ở lan bạch cập (BC) không nằm ở sắc hoa tươi thắm mà ở công dụng làm thuốc của phần thân củ. Nói như vậy không có tức thị hoa bạch cập không đẹp mà trái lại, sắc hoa BC với màu tím thủy chung đã làm xiêu vẹo những tay nhà vườn say mê lan cảnh, để rồi khi rảnh rang, lúc thanh nhàn lại rủ bè bạn ngắm hoa, uống trà, hội đàm tri kỷ. Cái thú chơi ấy giữa nhịp sống đương đại, thật hiếm thấy nhưng cũng thật thanh tao!
Hoa lan BC
Vài nét về lan bạch cập
Bạch cập có tên khoa học là Bletilla striata , là một loài cây thuộc họ Lan.
Chân bố ở nhiều nước trên thế giới (trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…) ( ).
Ở nước ta, BC mọc đốn ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ngoài tên gọi này, bạch cập còn được gọi là Liên cập thảo. So với củ bạch cập Trung Quốc thì củ bạch cập Việt Nam tròn hơn và không có các đầu nhọn.
Củ bạch cập điều trị những bệnh gì?
Củ bạch cập có chất hơi nhớt, vị đắng và được dùng với các công dụng sau:
- Bổ phổi, sinh cơ.
- Làm tan máu ứ và giúp cầm máu.
- Điều trị nôn ra máu, chảy máu cam, huyết lỵ.
- Điều trị chứng tà khí xâm nhập vào bao tử gây bệnh.
- Điều trị nhiệt sang lâu ngày và đau mắt đỏ.
Liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 4 – 12 g củ bạch cập dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột (2).
Những lưu ý khi sử dụng củ bạch cập
Củ bạch cập có một vài lưu ý khi dùng làm thuốc.
Thứ nhất , trong quá trình làm khô, củ BC được thu hái, bỏ đi các rễ nhỏ và phần thân khô rụi, sau đó đem nhúng vào nước sôi từ 3 đến 5 phút mới vớt ra phơi. Trong quá trình phơi, khi thấy củ BC khô được một nửa thì bóc bỏ lớp vỏ ngoài rồi mới đấu phơi thêm cho đến khi khô hẳn.
Thứ hai , có thể dùng BC bằng cách sắc uống hoặc tán bột. Tuy nhiên, nếu dùng BC điều trị chứng phế vị xuất huyết thì dùng ở dạng bột sẽ tốt hơn sắc uống (vì bảo lưu được chất nhày có trong củ bạch cập) ( ).
BC phơi khô, thái lát
Thứ ba , người có chứng thực hỏa ở phế, vị và người bị ho do ngoại cảm thì không được dùng BC (4).
Ngoài ra, trong phối hợp thuốc , không nên dùng bạch cập chung với ô đầu vì 2 vị này phản nhau ( ).
Một số bài thuốc có dùng bạch cập
- Giúp làm lành vết thương do đâm chém, dao đứt : Lấy 20 g BC tán nhỏ (20 g) và 20 g thạch cao (nung rồi tán nhỏ), sau đó trộn hai loại bột này lại với nhau và rắc lên miệng vết thương. Cách này sẽ giúp cầm máu, làm vết thương mau liền miệng và mau lên da non.
- Điều trị ung độc sưng đau : Lấy củ BC tán mịn thành bột, sau đó trộn với nước cho nhão ra, tra lên giấy rồi đắp lên chỗ ung độc.
- Điều trị thổ huyết : Lấy khoảng 10 – 15 g củ bạch cập tán nhỏ rồi uống với nước cơm (hay nước cháo).
- Điều trị chảy máu cam : Lấy củ bạch cập nghiền nát thành bột rồi dùng 1 – 3 g bột uống với nước, phần còn lại thì hòa với nước cho sệt rồi đắp lên sống mũi (một lượng vừa đủ).
- Điều trị viêm màng phổi, ho ra máu : kết hợp BC, và phục linh (mỗi vị 9 g), khư khư (15 g) và xuyên bối mẫu (4, 5 g), sắc lấy nước uống (2) (3) (4).
Tham khảo :
Các nghiên cứu về bạch cập
- Tác dụng làm lành vết thương : Củ BC được biết đến là vị thuốc cổ truyền của người Trung Hoa chuyên điều trị các vết thương chảy máu, máu bầm, bỏng và lở loét. Qua các kết quả nghiên cứu, polysacarit phân lập từ củ bạch cập đã cho thấy khả năng xúc tiến sự tăng trưởng của nội mô huyết mạch, từ đó giúp chữa lành vết thương (theo tùng san Journal of Bioscience and Bioengineering ) ( ).
- Về dược tính : Theo tập san Joural of Ethnopharmacology , các thành phần hóa học chính trong củ BC (bao gồm polysacarit, bibenzyl, phenanthrenes, triterpenoids và saponin, steroid và saponin) có nhiều tác dụng trong y khoa như: chống viêm loét, cầm máu, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, chống xơ hóa, chống lão hóa, chống dị ứng và chống ngứa. Tuy nhiên, độc tính của củ BC khi sử dụng lâu dài vẫn chưa được thưa ( ).
Tham khảo :
- Bạch cập , , ngày truy cập: 04/ 02/ 2019.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , Nxb Y học, 1999, trang 749.
- Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam , tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 126.
- Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược , NXB y khoa, 2000, trang 15.
- Bạch cập , , ngày truy cập: 04/ 02/ 2019.
- Bletilla striata Polysaccharide Stimulates Inducible Nitric Oxide Synthase and Proinflammatory Cytokine Expression in Macrophages , , ngày truy cập: 04/ 02/ 2019.
- Bletilla striata: Medicinal uses, phytochemistry and pharmacological activities , , ngày truy cập: 04/ 02/ 2019.