Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Cây bả dột vị thuốc cầm máu và điều hòa kinh nguyệt

Có một loại thảo dược mang trong mình khả năng cầm máu, làm lành vết thương, điều hoà kinh nguyệt đó là cây bả dột hay cây ba dót.

  • Tên khác : cây ba dót, cây trạch lan, yên bạch đỏ…
  • Tên Khoa học : Eupatorium triplinerve Vahl (1, 2).
  • Họ : Cúc
Mục lục

miêu tả

  • Thân: Bả dột là dạng cây thân thảo sống lâu năm, mọc thấp thường chỉ cao khoảng 60cm. Thân cây nhỏ có màu tím.
  • Lá: hình mác, thuôn nhọn, mép lá nhẵn (lưu ý không nhầm lẫn với cây mần tưới: có hình dáng gần giống).
  • Mùi: vỏ lá bạn sẽ thấy dược chất có mùi thơm, ở trong thành phần hóa học của cây có chứa tinh dầu.

Thành phần hóa học

Trong lá bả dột có một lượng nhỏ tinh dầu tạo mùi thơm, qua các nghiên cứu tại Khoa Thực vật học, Đại học Annamalai, Ấn Độ đã xác định tinh dầu từ lá bả dột Eupatorium triplinerve được phân tích và đã được xác định thành phần chính trong tinh dầu là: 2-tert-butyl-1, 4-methoxybenzene (74,3%) và b-Selinene (8,6%) ( ).

Những nghiên cứu khoa học

1. Hoạt động chống trầm cảm, chống oxy hóa:

Nghiên cứu trên chuột Wistar mới đây tại Đại học Liên bang do Pará, Brazil đã xác định được hoạt động an thần nhẹ, giải lo âu và chống trầm cảm trên hệ thần kinh trung ương của chiết xuất hydro-alcohol từ cây bả dột Eupatorium triplinerve ( ).

2. Hoạt động kháng viêm đại tràng do axit axetic gây ra:

Một thí điểm trên chuột tại Khoa Công nghệ sinh học, Đại học Periyar, Ấn Độ đã ghi nhận hoạt động chống viêm ruột già của chiết xuất methanolic từ cây bả dột ( ).

3. công nhận lá bả dột có công dụng dưỡng da và làm trắng da

Một nghiên cứu mới đây tại Đại học Mulawarman, Indonesia đã tiến hành xác định hiệu quả của bài thuốc làm trắng da từ lá bả dột của người dân bản địa ở Đông Kalimantan, Indonesia. Dựa trên những kết quả nghiên cứu thí điểm, Đại học Mulawarman xác nhận rằng kinh nghiệm sử dụng lá bả dột dưỡng da, làm trắng da là có cơ sở khoa học ( ).

Hình ảnh lá cây bả dột

Tính vị

Cây bả dột có vị đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm (2).

Công dụng của cây bả dột

Kinh nghiệm dân gian được biên chép tại tài liệu Cây thuốc An Giang – Võ Văn Chi có thống kê một số công dụng nổi bật của cây ba dót như sau:

  • Cầm máu
  • Sát khuẩn
  • Điều hòa kinh nguyệt
  • Điều trị chứng rong kinh
  • nhuận tràng nếu dùng liều cao
  • Dưỡng trắng da: Tại Indonesia người dân một số nơi còn dùng lá bả dột như một loại thảo dược dưỡng da và làm trắng da (Đã có nghiên cứu công nhận công dụng này) ( ).

Liều dùng : 8g – 20g cây khô hoặc 30g – 50g cây tươi/ngày.

Cách dùng cây bả dột làm thuốc

  1. Cầm máu, sát khuẩn vết thương : dùng cây tươi giã nát đắp vào vết thương chảy máu, với cách đơn giản này có thể chóng vánh cầm chảy máu với những vết thương nhẹ.
  2. Điều trị rong kinh : Dùng 10g cây khô, rửa sạch, đun lấy khoảng 2 bát nước chia làm 2 lần để uống trong ngày.
  3. Thuốc nhuận trường : Dùng cây khô 20g hoặc cây tươi 40g, đun lấy khoảng 2 bát nước, chia làm 2 lần uống sau bữa ăn (bởi Theo kinh nghiệm dân gian, nếu dùng liều cao bả dột có công dụng nhuận trường).

Lưu ý phân biệt cây bả dột

  • Có một loại cây với hình trạng rất giống cây bả dột, đó là cây mần tưới. Cây này dạng hình y chang bả dột, chỉ khác: Mép lá bả dột trơn nhẵn, méo lá mần tưới có răng cưa.
  • Để biết cụ thể, các bạn xem hình ảnh dưới đây để tránh nhầm lẫn giữa 2 loại cây này.

Tham khảo:

Lá cây mần tưới

Lá bả dột

  1. Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang , Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 21, 22.
  2. tự điển bách khoa dược khoa , Nhà xuất bản Từ điển bách khoa năm 1999, trang 53.
  3. Chemical composition and antimicrobial activity of essential oil from Eupatorium triplinerve Vahl. aerial parts , , ngày truy cập 04 tháng 8 năm 2020.
  4. Antinociceptive, neurobehavioral and antioxidant effects of Eupatorium triplinerve Vahl on rats , , ngày truy cập 04 tháng 8 năm 2020.
  5. Antioxidant mediated antiulcer effect of Eupatorium triplinerve Vahl against acetic acid induced ulcerative colitis in mice , , ngày truy cập 04 tháng 8 năm 2020.
  6. Validation of Eupatorium triplinerve Vahl Leaves, a Skin Care Herb from East Kalimantan, Using a Melanin Biosynthesis Assay , , ngày truy cập 04 tháng 8 năm 2020.

Back To Top