Trang

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc

Tài Liệu Chữa Bệnh Đông Y Nhân Gian về các vị thuốc, bài loại thuốc và Cách chữa bệnh Y học cổ truyền tốt nhất, Tài liệu khí công chữa bệnh Y Đạo

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Đào nhân điều trị bí đại tiện, tắc kinh và ứ huyết sau sinh

Trong Đông y có nhiều vị thuốc là nhân của các loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân, toan táo nhân, úc lý nhân, đào nhân…

Nói về đào nhân 桃仁, có lẽ nhiều người đã ăn quả đào rồi nhưng lại không biết rằng nó chính là nhân hạt của quả đào phai (cây đào phai Prunus persica ) .

Ở Trung Quốc, người ta còn dùng thêm nhân hạt của quả sơn đào 山桃 (cây sơn đào Prunus davidiana ) ( ).

Mục lục

Công dụng làm thuốc của đào nhân

Để có được đào nhân, ta chỉ cần thu hái quả đào chín rồi tách hạt, sau đó đập lấy nhân hạt bên trong rồi đem phơi khô là được.

Quả và hạt đào

Về công dụng, có thể thấy rằng đào nhân là một trong những vị thuốc chứa nhiều thành phần hoạt chất và dưỡng chất. Được biết, trong nhân hạt đào có chứa một lượng lớn dầu béo (khoảng 50 %), tinh dầu, cholin, axetylcolin, men emunsin, amygdalin… và nhiều hoạt chất khác (2) (3).

Đào nhân

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này có vị ngọt đắng, tính bình và được dùng với nhiều công dụng như:

  • Giúp giảm ho, trừ đàm.
  • Giúp phá huyết, hành ứ.
  • Điều trị tắc kinh, đau bụng kinh, ứ huyết sau sinh và huyết bế.
  • Điều trị chứng tích hòn cục trong bụng.
  • Dùng khi bị té ngã, chấn thương hoặc bị đánh khiến cho tụ máu bầm.
  • Dùng trong trường hợp hen suyễn khó thở.
  • Giúp nhuận tràng, giảm táo bón, làm thông đi ngoài và điều trị bí ỉa (2) (3) (6).

Đối tượng cần tránh : Đào nhân có tác dụng phá huyết (chống ngưng huyết) nên nữ giới mang thai và những người bị bệnh mà không do ứ trệ thì không được dùng (2) (3).

Liều dùng và cách dùng đào nhân

Liều lượng : mỗi ngày, ta dùng một lượng nhỏ từ 4 đến 8 g, xắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống (trong một đôi trường hợp đặc biệt, thầy thuốc có thể chỉ định tăng liều lên 12 g).

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là nếu muốn thuốc có tác dụng hoạt huyết và điều trị đại tiện khó thì ta ngâm với nước nóng cho lớp vỏ lụa mỏng bên ngoài nhân hạt tróc đi, sau đó mới cắt bỏ phần đầu nhọn rồi sao vàng và xắt nhỏ, nấu lấy nước uống (3).

Sách Biện dược chỉ nam cũng ghi về tác dụng mát máu, nhuận trường của vị thuốc này như sau: “ Nếu dùng cả vỏ ngoài thì chữa các chứng tích huyết, đau mình, bán thân bất toại, thông được kinh nguyệt, đổi huyết cũ sinh huyết mới. Nếu dùng bóc vỏ ngoài thì chữa khỏi các chứng huyết khô, đi ngoài bí kết và làm cho mát huyết, huyết điều hòa khỏi trệ kết ” (theo Thuốc Bắc thường dùng , trang 454) (5).

Các bài thuốc thường dùng

Đào nhân có thể dùng độc vị nhưng trong Đông y, nó thường được dùng kết hợp cùng các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả cao hơn. Có thể kể ra một số bài thuốc thường dùng như:

1. Điều trị huyết bế sau khi sinh đẻ

  • Chuẩn bị : đào nhân (12 hạt, ngâm nước nóng để tách bỏ lớp vỏ lụa) và 1 cái ngó sen.
  • Thực hiện : xắt nhỏ hai vị thuốc trên rồi nấu lấy nước uống (3).

2. Dùng trong trường hợp trèo cao té ngã khiến cho bị thương, huyết ngưng đọng tụ máu bầm

  • Chuẩn bị : đại hoàng (40 g) và đào nhân (10 hạt).
  • Thực hiện : lấy hai vị trên xắt nhỏ ra rồi nấu nước uống (chia thành hai lần uống trong ngày) (5).

3. Điều trị chứng máu kết thành hòn cục trong bụng không tan

  • Chuẩn bị : đào nhân (3 g, ngâm nước nóng để tách bỏ lớp vỏ mỏng), tô mộc (3 g), hồng hoa (3 g), vỏ quả quýt xanh phơi khô (thanh bì, 2,5 g), độc hoạt (2 g), ô dược (1 g) và bạch tật lê (3,5 g; bỏ gai).
  • thực hành : nấu lấy nước uống trong ngày (3).

4. Điều trị bế kinh, đau bụng kinh và ứ huyết

  • Chuẩn bị : đào nhân (6 g), hồng hoa (5 g), đương quy (10 g), xuyên khung (3 g) và xích thược (10 g).
  • Thực hiện : lấy các vị trên nấu nước uống và lưu ý chia thành nhiều lần uống trong ngày (trong thang thuốc trên có hồng hoa là vị thuốc điều trị bế kinh, đau bụng kinh rất hay) (3).

Tham khảo:

  1. 桃仁 , , ngày truy cập: 23/ 12/ 2020.
  2. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , Nxb y khoa, 1999, trang 706.
  3. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam , tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 743.
  4. Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược , NXB Y học, 2000, trang 454.
  5. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương , Thuốc Bắc thườ ng dùng , NXB Y học, 2002, trang 88.
  6. Nguyễn Văn Đàn – Vũ Xuân Quang – Ngô Ngọc Khuyến, Cây hoa chữa bệnh , NXB Y học, 2005, trang 108.

Back To Top